Nga “có lãi” lớn tại Syria!
Tiêu diệt khủng bố đe dọa an ninh Nga từ xa, bảo vệ chế độ Assas là lý do Nga động binh tại Syria để đạt mục tiêu lớn hơn.
Chiến cuộc tại Syria kết thúc như thế nào, ra sao, với Nga bây giờ “không cần xem kết quả”, họ đã thu lợi lớn khi “nhận lời mời” của chính quyền Tổng thống Assad đưa quân vào tham chiến tại Syria.
Có thế nói thời kỳ “nín nhịn chờ thời” của Nga thời Tổng thống Putin cầm quyền đã kết thúc bằng chuyến “hạ sơn” đầu tiên tham gia chiến dịch quân sự tại Syria.
Thắng lớn về chính trị
Không ai có thể ngờ, Nga, một cường quốc hạng hai, bị NATO đe dọa bao vây lại nổi lên một vị thế đầy ấn tượng đến thế trên phạm vị toàn cầu.
Liên bang Nga trở thành biểu tượng của một quốc gia lớn không bỏ rơi bạn bè, đồng minh trong khó khăn hoạn nạn. Nga không trở thành Liên Xô nhưng Nga đã khôi phục lại uy tín, sự hào hiệp của Liên Xô đã mất tại Trung Đông, châu Phi sau chiến tranh lạnh…
Nga đã trở thành một quốc gia không thể thiếu cho sự hòa bình, ổn định tại Trung Đông, châu Phi, loại bỏ sự độc tôn của Mỹ và phương Tây hoành hoành từ lâu tại khu vực này.
Rõ ràng, tại các điểm nóng Trung Đông, Nga được coi như là một “cảnh sát Trung Đông” mà người dân rất hy vọng sự giúp đỡ của Nga. Chẳng hạn như các lực lượng tại Lybia và mới đây Yemen cũng yêu cầu Nga đưa quân đội đến giúp ổn định tình hình, chống khủng bố.
Chính Nga khiến cho các lực lượng yêu chuộng hòa bình tại các quốc gia Trung Đông đã nhận ra ai là kẻ luôn gây hỗn loạn để trục lợi, bất chấp tính mạng của hàng triệu người vô tội để thu lại những đồng tiền đẫm máu.
Không ai núp sau lưng Nga để đấu tranh chống Mỹ, nhưng nhờ Nga họ đã có thể “nói không” với Mỹ, mặc cả với Mỹ để đem lại lợi ích tối đa cho quốc gia. Và dĩ nhiên, đó chính là “sức mạnh cứng”, “ sức mạnh mềm” của Nga đang sinh sôi nảy nở.
Tại châu Âu. Nga lớn tiếng phê phán một đường lối đối ngoại “không độc lập tự chủ”, “nô lệ cho Mỹ”… của châu Âu là “không cãi lại được”.
Nếu như trước đây khi Nga còn chưa tham chiến tại Syria thì nước lớn nước bé tại châu Âu ai cũng mơ mộng vào được NATO, EU và NATO thì thường ra oai bằng lăm le đe dọa tiến về phía Đông, họ coi Nga chỉ là “con gấu bông”… thì nay đã khác. Nga đã làm cho rõ ràng rằng, NATO chẳng đe dọa được ai và chính NATO đang lo sợ trước Nga.
EU cậy đông trừng phạt, cấm vận Nga và điều thật mỉa mai là chính EU đang đau đầu làm thế nào để bãi bỏ lệnh trừng phạt, trong khi Nga thì không cần lệnh đó bỏ hay không. Khi có ai đó đặt vấn đề về chuyện này, Tổng thống Nga Putin phẩy tay: ” !” (Mặc kệ nó).
Video đang HOT
Thắng lớn về quân sự
Đánh giá về việc Nga tiêu tốn vật lực khi tham chiến tại Syria, Nga tuyên bố rằng, chỉ cần hàng năm giảm một vài cuộc tập trận là đủ kinh phí cho cuộc chiến tại Syria mà Nga tham gia. Vậy cuộc chiến tại Syria đem lại cho Nga mối lợi nào (chỉ đơn thuần là quân sự)?
SU-34 “thực chiến” trên bầu trời Syria
Thứ nhất, Nga đã thể hiện một sức mạnh răn đe khủng khiếp làm thui chột ý định viển vông ảo tưởng của NATO và qua đó tới những quốc gia phía Đông Nga đang ôm mộng gia nhập NATO để chống lại Nga.
Thứ hai, Nga đã kiểm tra, thử thách 162 mẫu vũ khí hiện đại và nâng cấp, cho thấy hiệu quả cao. Trong số đó có các máy bay mới nhất là Su-30SM, Su-34, Mi-28N và Ka-52, rút ra đặc điểm kỹ chiến thuật, khẳng định uy lực của vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, nhiều loại vốn mới lần đầu qua thực chiến.
Nga đã cải thiện được đáng kể chất lượng vũ khí, đảm bảo an toàn khi sử dụng trong chiến đấu. Tình hình này đã làm cho số hợp đồng bán vũ khí tăng mạnh chưa từng có khiến cho ngay cả đồng minh của Mỹ cũng đặt vấn đề mua vũ khí Nga.
Có thể nói, cuộc chiến Syria là sự quảng cáo lý tưởng cho vũ khí Nga khi Nga là một trong những “ông trùm” bán vũ khí lớn nhất thế giới. Đó là lý do vì sao có những vụ phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm, từ máy bay, từ tàu mặt nước vào IS mà xét về tác chiến là không cần thiết.
Thứ ba, đã hình thành các lực lượng đặc biệt và các đơn vị đặc biệt hoạt động với hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt trùm khủng bố, phá hủy các mục tiêu quan trọng. Và tất nhiên đã mang lại cho Nga kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực tác chiến chống khủng bố, chống chiến tranh du kích với một lực lượng thiện chiến, quyết tử như IS.
Thứ tư, Nga đã đánh tan lực lượng khủng bố LIH, lực lượng bị Nga đặt ra ngoài vòng pháp luật, lực lượng có nguy cơ đe dọa an ninh Nga, ngăn chặn từ xa thành công mỹ mãn.
Thứ năm, Nga đã xây dựng và mở rộng chiếm lĩnh những vị trí quân sự có lợi tại Địa Trung Hải, vừa bảo vệ lối ra cho Hạm đội Biển Đen vừa khống chế được Địa Trung Hải, vừa áp sát phía Tây sau lưng NATO và tung hoành ra Đại Tây Dương bằng con đường gần nhất.
Với những kết quả quân sự, chính trị có ý nghĩa tầm chiến lược như trên thì chỉ cần không sa lầy tại Syria là coi như Nga đã thắng lớn.
Thực tế là Nga đã không sa lầy và không những thế, họ cũng thắng tại chiến trường Syria trong việc bảo vệ chế độ Assad và chống khủng bố. Và nếu cần phải nói thêm thì đây là thắng lợi kép của Nga.
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Hama, Damacus gặp khó, Nga có tiếp thêm lửa?
Các nhóm chiến binh thánh chiến chọc thủng hệ thống phòng ngự xung quanh thị trấn Souran, quân đội Syria đã không thể ngăn chặn.
Ngày 21/3, lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến bao gồm tổ chức Hayat Tahrir al-Sham, Jaish al-Izzah, Jaish al-Nasr, Jaish idlib al-Hur, Ajnad al-Sham, Đảng Hồi giáo Turkistan đồng loạt tiến hành cuộc tấn công vào thị trấn Souran thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Syria phía bắc tỉnh Hama.
Các nhóm phiến quân thánh chiến bắt đầu cuộc tấn công bằng một đòn tập kích xe đánh bom tự sát VBIED vào chiến tuyến của quân đội Syria gần thành phố và đánh chiếm được một số trạm kiểm soát sau cuộc tấn công này.
Truyền thông ủng hộ thánh chiến tuyên bố các nhóm chiến binh chiếm được một chiếc xe tăng nhưng không có video hoặc hình ảnh nào minh chứng cho tình huống này.
Lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến tấn công trên vùng nông thôn tỉnh Hama
Các nhóm thánh chiến cố gắng đánh chiếm thị trấn Suran. Một số nguồn tin ủng hộ thánh chiến thông báo về vụ tấn công xe đánh bom tự sát VBIED thứ hai trong diễn ra trong khu vực. Đồng thời, các nhóm chiến binh thánh chiến nã pháo dữ dội vào căn cứ không quân Hama của quân đội Syria.
Cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan trên vùng nông thôn miền bắc Hama diễn ra đồng thời với cuộc tấn công của các lực lượng Hồi giáo cực đoan diễn ra trong khu vực công nghiệp Qabun trên vùng nông thôn phía đông Damascus, khi quân đội Syria tiến công vào quận Al-Qaboun và Bazeh.
Các lực lượng Hồi giáo cực đoan Hay'at Tahrir Al-Sham tiếp tục tiến hành đợt tấn công dữ dội lần thứ 2 trong ngày 21/3, đánh vào chiến tuyến của quân đội Syria trên một số vị trí gần đường cao tốc Hama-Idlib. Đòn tập kích dữ dội có được kết quả, các nhóm chiến binh thánh chiến đánh chiếm thành công thị trấn chiến lược Souran.
Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự ở Hama cho biết, các nhóm chiến binh thánh chiến đã chọc thủng hệ thống phòng ngự xung quanh thị trấn Souran. Không thể ngăn chặn được, các đơn vị quân đội Syria đã rút lui khỏi thị trấn.
Cuộc tấn công quy mô lớn ở Hama, cuộc tấn công của IS cắt đứt đường giao thông huyết mạch Hama - Aleppo, cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan trong khu vực Đông Ghouta diễn ra chỉ trong vòng 24 giờ, từ 20 - 21/3 cho thấy có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Al-Qaeda chi nhánh Syria (Hay'at Tahrir Al-Sham), IS, các nhóm thánh chiến "nổi dậy ôn hòa" được Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây ủng hộ.
Mục đích chiến lược đặt ra là phân tán lực lượng không quân Syria và không quân Nga ra khỏi các chiến trường then chốt như Deir Ezzor và Aleppo, lôi kéo lực lượng Tiger, đơn vị quân đội Syria có khả năng chiến đấu cao nhất ra khỏi vùng nông thôn Aleppo.
Việc đánh chiếm thị trấn Souran có thể lại bắt đầu một cuộc khủng hoảng quân sự mới của quân đội Syria trên chiến trường Hama.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đơn vị quân đội Syria ở Hama có năng lực chiến đấu tương đối thấp, thường xuyên bỏ trận địa và phương tiện chiến đấu trước những cuộc tấn công lớn của lực lượng thánh chiến, dẫn đến mất địa bàn và kéo dài thời gian chiến đấu ngay cả trong điều kiện có ưu thế về pháo binh và không quân.
Nga-Syria sẽ tăng cường không kích?
Trên thực tế, mục tiêu phân tán lực lượng không quân Syria và không quân Nga ra khỏi các chiến trường then chốt, đồng thời kéo lực lượng Tiger ra khỏi vùng nông thôn Aleppo vốn không khả quan. Nga-Syria sẽ tự biết cân nhắc để có thể giải quyết nút thắt trong trường hợp này.
Hiện đối với quân đội Syria mà nói, cuộc chiến tại Raqqa và Deir Ezzor quan trọng hơn rất nhiều so với việc để mất một vài thị trấn. Ngoài ra, khoảng cách giữa Hama và khu vực lực lượng Tiger đang chiến đấu cách nhau tới hàng trăm cây số, sẽ rất khó để lực lượng này rút về chi viện cho Hama.
Do đó, cách duy nhất có thể ngăn chặn những cuộc tiến công của IS và các nhóm chiến binh thánh chiến đó là quân đội Syria cần ổn định lại đội hình trên mặt đất. Đồng thời không quân Nga-Syria sẽ phải tăng cường lực lượng chiến đấu và cường độ không kích.
Bản đồ Syria ngày 22/3
Một mặt vẫn đảm bảo hỏa lực hỗ trợ cho quân đội Syria tại hai chiến trường lớn là Raqqa (Đông Aleppo) và Deir Ezzor, mặt khác cần hỗ trợ hỏa lực tối đa cho Hama, vùng nông thôn Damacus, giúp quân Chính phủ tại khu vực này giữ vững địa bàn trước lực lượng thánh chiến.
Nếu không có sự hỗ trợ hỏa lực tích cực từ trên cao, với thực lực quân đội Syria tại khu vực Hama và vùng nông thôn Damacus, quân Chính phủ sẽ còn phải đối mặt với nhiều thất bại khác tại những chiến trường này.
Thậm chí nếu không quân Nga-Syria không can thiệp kịp thời có thể khiến Hama đi vào vết xe đổ của Palmyra.
Trong một diễn biến liên quan, vòng đàm phán hòa bình mới với chính phủ Syria diễn ra vào hôm nay 23/3. Do vậy, các nhóm đối lập có thể sẽ tăng cường các hoạt động quân sự nhằm tạo lợi thế cho mình trên bàn đàm phán.
Theo Trúc Lâm
Đất Việt
Phe nổi dậy Syria bị bỏ rơi? Viện trợ quân sự do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều phối dành cho phe nổi dậy tại khu vực Tây Bắc Syria đã bị đóng băng. Theo các nguồn tin từ phe nổi dậy Syria, việc đóng băng trên xảy ra kể từ khi phe này hứng chịu vụ tấn công từ những kẻ Hồi giáo cực đoan hồi...