Nga có bán, Iran cũng không thèm mua tên lửa S-400
Iran hiện tại chưa có kế hoạch mua thêm các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 kể cả khi Nga muốn bán.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Iran – Thiếu tướng Hossein Dehqan khi được phóng viên hỏi về khả năng Tehran sẽ sở hữu tên lửa phòng không S-400 sau khi thương vụ S-300PMU2 giữa nước này với Nga hoàn tất. Trước đó theo nhiều đánh giá nhu cầu trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400 ở Trung Đông sẽ tăng mạnh sau khi Nga bắt đầu đưa quân vào Syria từ tháng 9 năm ngoái.
Trong một buổi phỏng vấn vào tuần trước Bộ trưởng Dehqan cũng cho biết rằng, các đơn vị tên lửa phòng không S-300PMU2 đầu tiên đã được Nga chuyển giao cho Iran và tổ hợp tên lửa phòng không này cũng được giới thiệu trong lễ duyệt binh hàng năm của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran vào hôm 17/4.
Trước đó vào năm 2007 Moscow và Tehran đã ký kết hợp đồng cung cấp các tổ hợp phòng không S-300 cho Iran với trị giá ước tính 900 triệu USD, tuy nhiên sau đó hợp đồng này bị tạm hoãn do lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của Iran vào năm 2010.
Video đang HOT
Đến tháng 4/2015, Nga và Iran bắt đầu nối lại chương trình đàm phán chuyển giao S-300 sau khi có những bước thay đổi đáng kể trong chương trình phát triển hạt nhân của Tehran. Và theo dự kiến hợp đồng S-300 của Iran trước đây sẽ được Nga hoàn tất trong năm 2016.
Sau khi các biện pháp cấm vận kinh tế và vũ khí đối với Iran được Liên Hợp Quốc gỡ bỏ một phần ngay lập tức Tehran lên kế hoạch hiện đại hóa lại quân đội với sự giúp đỡ từ Nga. Tuy nhiên để thực hiện được kế hoạch này đòi hỏi một quá trình lâu dài khi hầu hết trang bị vũ khí Iran đều đã lạc hậu và không được nâng cấp trong nhiều năm.
Dù giới thiệu rầm rộ các thành phần chiến đấu của S-300PMU2 trong lễ duyệt binh hôm 17/4 nhưng hiện tại Iran vẫn chưa sẵn sàng triển khai tổ hợp phòng không này và nhiều khả năng phía Nga vẫn chưa hoàn tất việc chuyển giao đơn vị S-300PMU2 đầu tiên cho Iran.
Trong ảnh là hệ thống radar giám sát 64N6 một trong những thành phần chiến đấu thuộc tổ hợp S-300MPU2 của Iran tuy nhiên nó lại được đặt trên xe đầu kéo dân sự thay vì khung gầm đặc chủng MAZ-7410.
Cũng tại lễ duyệt binh hôm 17/4 Iran cũng lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp tác chiến điện tử 1L222M Avtobaza-M (ELINT) được Nga chuyển giao cho Iran từ năm 2011. Avtobaza-M được thiết kế để phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay của đối phương thông qua các tín hiệu radar và các thiết bị liên lạc vô tuyến được trang bị trên máy bay với tầm hoạt động lên đến 400km.
Theo_Kiến Thức
Nga hoãn giao tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc
Một lần nữa thời hạn chuyển giao các tổ hợp tên lửa phòng không S400 cho Trung Quốc bị Nga dời lại.
Một lần nữa thời hạn chuyển giao các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc bị Nga dời lại.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, nhiều khả năng thời gian Trung Quốc tiếp nhận các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 từ Nga sẽ không sớm hơn cuối năm 2016 thậm chí là đến giữa năm 2017.
Cũng theo nguồn tin này tiết lộ, hiện tại kế hoạch sản xuất các tổ hợp phòng không S-400 dành cho thị trường xuất khẩu sẽ tạm thời bị gián đoạn và các đơn hàng đầu tiên sẽ được chuyển giao không sớm hơn 1 năm nữa. Trong khi đó hợp đồng đặt mua các tổ hợp phòng không S-400 giữa Bắc Kinh và Moscow chỉ mới được ký kết vào đầu năm nay.
Sớm nhất vào cuối năm 2016 Trung Quốc mới được chuyển giao các tổ hợp phòng không S-400 từ Nga.
"Hiện tại Rosoboronexport vẫn chưa thể tiết lộ bất cứ thông tin gì về các hợp đồng xuất khẩu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên Trung Quốc hiện là khách hàng đầu tiên mua các tổ hợp phòng không tiên tiến này từ Nga", Anatoly Isaykin - Tổng giám đốc Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport cho biết.
Ngay sau khi hợp đồng mua S-400 của Trung Quốc được công bố, lập tức Ấn Độ cũng tuyên bố đang kế hoạch mua ít nhất 12 tổ hợp phòng không S-400 từ Nga.
S-400 Triumph (định danh NATO: SA-21 Growler) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến nhất hiện nay đang được Quân đội Nga sử dụng. Nó được thiết kế để có thể tiêu diệt được tất cả các mục tiêu trên không với tầm bắn hiệu quả lên tới 400km. Nó cũng được xem là biến thể hiện đại hóa sâu của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 do Liên Xô chế tạo.
Các tổ hợp tên lửa S-400 đầu tiên được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ tháng 4/2007 và chính thức đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu vào tháng 8 năm đó. Hiện tại khu vực không phận xung quanh thủ đô Moscow của Nga được bảo vệ ít nhất bởi 4 trung đoàn S-400 và chúng còn được triển khai tại các khu vực trọng yếu khác của nước Nga như vùng Biển Baltic, Kaliningrad và Quân khu phía Đông.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga chuyển giao tên lửa Buk cho khách hàng giấu tên Công ty START Nga bắt đầu chuyển giao các thành phần trang bị của tổ hợp tên lửa phòng không Buk cho khách hàng nước ngoài giấu tên. Công ty START (Nga) bắt đầu chuyển giao các thành phần trang bị của tổ hợp tên lửa phòng không Buk cho khách hàng nước ngoài giấu tên. Nhà sản xuất START (viết tắt của...