Nga chuẩn bị động binh ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu quốc hội phê chuẩn việc sử dụng vũ lực ở Ukraine bất chấp lời cảnh báo “sẽ phải trả giá” của người đồng cấp Mỹ Barack Obama.
Các tay súng lạ mặt canh gác trước trụ sở nghị viện Crimea ngày 1.3 – Ảnh: AFP
Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kiến nghị Hội đồng liên bang (thượng viện Nga) phê chuẩn việc sử dụng vũ lực ở Ukraine để “bình thường hóa tình hình chính trị – xã hội” tại đất nước láng giềng, theo AFP. Quyết định của ông Putin được đưa ra giữa lúc có nhiều tường thuật về những chuyển động quân sự của Nga ở bán đảo Crimea thuộc Ukraine trong những ngày qua.
“Trước tình hình bất thường ở Ukraine và mối đe dọa với tính mạng các công dân Nga… Tôi trình lên Hội đồng liên bang yêu cầu sử dụng các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine cho đến khi bình thường hóa tình hình chính trị – xã hội ở nước này”, Điện Kremlin trích kiến nghị của ông Putin.
Hội đồng liên bang sau đó đã triệu tập phiên họp khẩn và thông qua yêu cầu của ông Putin với hiệu lực tức thì. Cơ quan này cũng đề nghị ông Putin triệu hồi đại sứ tại Mỹ. Ngay lập tức, thủ lĩnh đối lập Ukraine Vitali Klitschko đã kêu gọi quốc hội ở Kiev tuyên bố động viên toàn quốc.
Trước đó, các lãnh đạo Duma Quốc gia Nga (hạ viện) đã yêu cầu ông Putin “sử dụng mọi biện pháp có thể” để ổn định tình hình khu vực Crimea ở Ukraine và bảo vệ người dân tại đây. Chủ tịch Hội đồng liên bang Valentina Matviyenko tuyên bố Nga có thể cử lực lượng giới hạn đến Crimea để bảo đảm an ninh cho Hạm đội biển Đen đồn trú ở Sevastopol và sự an toàn của các công dân Nga. Bà Matviyenko nói ở Ukraine có một số lượng lớn các “mục tiêu nguy hiểm”, gồm các nhà máy điện hạt nhân, cần phải bảo vệ.
Người đứng đầu chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea Sergiy Aksyonov hôm qua đã kêu gọi Tổng thống Putin giúp bảo đảm hòa bình tại Crimea. Ông Aksyonov cũng tuyên bố mọi lực lượng an ninh Crimea sẽ tuân lệnh của ông Putin.
Video đang HOT
Trong bối cảnh có nhiều lo ngại về cuộc đối đầu kiểu Chiến tranh lạnh giữa Nga và phương Tây tại Ukraine, những động thái từ phía Moscow chẳng khác nào cái tát vào mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama, người trước đó cảnh báo mọi sự can thiệp quân sự tại Ukraine “sẽ phải trả giá”.
Ông Obama không đề cập đến các phản ứng của Mỹ trong trường hợp Nga vẫn hành động, song một quan chức cấp cao của Mỹ sau đó tiết lộ Washington đang cân nhắc khả năng hạn chế các hoạt động thương mại với Moscow và khả năng cùng các nước châu Âu tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến diễn ra ở Sochi vào tháng 6.2014.
Trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh tố cáo Nga đã điều 30 xe bọc thép chở quân và 6.000 binh sĩ đến Crimea. Ông Tenyukh nói Nga bắt đầu tăng quân từ ngày 28.2 “mà không cảnh báo hoặc xin phép Ukraine”. Truyền thông Ukraine dẫn nguồn từ giới chức địa phương cho biết 13 máy bay Nga chở gần 2.000 binh sĩ đã đáp xuống một căn cứ không quân gần thủ phủ Simferopol của Crimea tối 28.2. Nhiều xe bọc thép và máy bay trực thăng của Nga cũng đã được nhìn thấy ở quanh Sevastopol và Simferopol. Lực lượng biên phòng Ukraine hôm qua cho biết khoảng 300 tay súng chưa rõ xuất xứ đã cố gắng chiếm các căn cứ hải quân ở Sevastopol. Hãng tin Ukraine UNIAN dẫn nguồn tin từ không quân nước này tiết lộ các binh sĩ Nga đã nỗ lực chiếm trung tâm điều khiển của đơn vị tên lửa phòng không gần thành phố Yevpatoriya. Một ngày trước đó, các tay súng lạ mặt được cho là thân Nga đã bao vây hai sân bay chính ở Crimea, chiếm mạng lưới truyền hình và lập chốt kiểm soát tại những con đường chính nối Crimea với phần còn lại của Ukraine.
Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Ukraine vào hôm qua, quyền Thủ tướng Yatsenyuk đã cáo buộc Nga tìm cách kích động bạo lực leo thang. Quyền Tổng thống Ukraine Oleksander Turchynov cũng tố Nga đưa quân tới bán đảo Crimea để tìm cách kích động Kiev tham gia cuộc xung đột vũ trang, theo BBC. Theo ông Turchynov, Nga đang hành xử như đã từng làm trước khi đưa quân vào Georgia hồi năm 2008, thôn tính hai khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia, nơi người Nga chiếm đa số. “Họ đang thực hiện kịch bản như từng diễn ra ở Abkhazia, lúc đó, sau khi kích động cuộc xung đột, họ bắt đầu sáp nhập lãnh thổ”, ông Turchynov nói.
Trước diễn biến tại Crimea, hôm qua, ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức lần lượt lên tiếng kêu gọi Nga xuống thang và giải thích các ý định xung quanh những chuyển động quân sự. Khủng hoảng có dấu hiệu lan ra các khu vực ở miền đông Ukraine khi biểu tình nổ ra ở các thành phố Kharkov và Donestsk.
Theo AFP, hàng chục người đã bị thương khi một cuộc biểu tình ở Kharkov chuyển thành bạo lực, với việc người biểu tình cố gắng chiếm trụ sở chính quyền địa phương.
Theo TNO
Ukraine trong cơn biến loạn
Bất chấp thỏa hiệp mới đạt được, Ukraine chưa thể thoát khỏi một cuộc đối đầu kiểu chiến tranh lạnh giữa Nga và phương Tây.
Người biểu tình canh giữ một con đường dẫn tới Dinh tổng thống ở Kiev ngày 22.2 - Ảnh: Reuters
Cái tên Ukraine nghĩa đen là "ở bên rìa" hoặc "ranh giới". Trong lịch sử, đây là một đất nước thường bị chia cắt, lúc là một phần của nước này, lúc của nước khác. Vào thế kỷ 17 và 18, Ukraine bị chia tách giữa Nga, Ba Lan và đế chế Ottoman. Thế kỷ 19, Ukraine bị phân đôi giữa Nga và Áo - Hung. Trong thế kỷ 20, ngoại trừ một thời gian ngắn độc lập sau Thế chiến thứ nhất, Ukraine đã trở thành một phần của Liên Xô.
Bên rìa lịch sử
Ngày nay, Ukraine tiếp tục là ranh giới giữa Nga và châu Âu như một định mệnh gắn liền cùng vị trí địa lý. Tuy đề cao giá trị độc lập, người Ukraine vẫn luẩn quẩn với cuộc tranh cãi nên ngả về thế lực ngoại quốc nào. Người dân ở phía tây muốn trở thành một phần của Liên minh châu Âu (EU) còn người phía đông muốn xích lại gần hơn với nước Nga.
Thực tế, đất nước này đã phân cực từ khi giành độc lập năm 1991. Các đảng dân tộc chủ nghĩa trông cậy vào sự ủng hộ ở phía tây trong khi các đảng xã hội có nền tảng hậu thuẫn ở phía đông. Kể từ đầu thập niên 2000, đảng Các khu vực cầm quyền là đảng chính trị hàng đầu, đại diện cho quyền lợi của người Ukraine ở phía đông. Nhiều cử tri ở phía đông xem cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc lập là âm mưu do phương Tây kích động nhằm can thiệp chuyện nội bộ của Ukraine. Ngược lại, người Ukraine ở phía tây đề cao quan hệ gần gũi với EU và nhìn người Nga với ánh mắt nghi kỵ.
Tổng thống Ukraine chạy khỏi Kiev Theo Reuters, người biểu tình đã tiến vào dinh tổng thống một cách dễ dàng vào hôm qua sau khi Tổng thống Yanukovich rời Kiev để đến thành phố đông bắc Kharkov. Quốc hội Ukraine sau đó đã bỏ phiếu cách chức ông Yanukovich, ra lệnh phóng thích cựu thủ tướng bị cầm tù Yulia Timoshenko và ấn định bầu cử ngày 25.5. Phát biểu trên truyền hình từ Kharkov, ông Yanukovich nói không có ý định từ chức hoặc rời Ukraine, tuyên bố mọi động thái của quốc hội là "phi pháp" và là "một cuộc đảo chính". Trước đó, Bộ Nội vụ Ukraine cam kết sẽ "đứng về phía nhân dân" còn quân đội thông báo sẽ không can dự vào cuộc khủng hoảng. Cùng ngày, lãnh đạo các khu vực ở phía đông gồm Kharkov, Donetsk, Dnipropetrovsk, Lugansk và Crimea ra nghị quyết tuyên bố chính phủ trung ương đã tê liệt và họ sẽ áp dụng chế độ tự quản lý. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tố cáo phe đối lập không hoàn thành các cam kết trong thỏa thuận ngày 21.2, cảnh báo "các phần tử cực đoan" là mối đe dọa trực tiếp với chủ quyền Ukraine. S.D
Hai miền của Ukraine cũng xa cách về kinh tế. Nhờ giao thương xuyên biên giới với nước Nga, khu vực phía đông có nền kinh tế trù phú. Theo thống kê năm 2011, tỷ lệ GDP bình quân đầu người ở thành phố phía đông Dnipropetrovsk, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất Ukraine, là 4.748 USD. Ở khu vực Liviv, một trong những trung tâm công nghiệp phía tây, GDP bình quân đầu người chỉ 2.312 USD.
Sau cuộc Cách mạng cam năm 2004, khi các nhóm bài Nga do Mỹ hậu thuẫn thành lập một chính phủ thân phương Tây, Moscow đã hướng nguồn lực tình báo và chính trị vào Ukraine trong nỗ lực tái lập sự ảnh hưởng tại quốc gia sân sau. Nga đã nhanh chóng phản công vì lo ngại điều tương tự sẽ xảy ra ở Moscow nếu thái độ thân phương Tây lan về phía đông. Kết quả là chính phủ của ông Viktor Yushchenko đã rớt đài năm 2010.
Diễn biến hậu trường
Không giống EU, vốn nặng tính trình diễn với chuyến thăm Kiev khẩn cấp của các ngoại trưởng Đức, Pháp và Ba Lan sau khi bạo lực bùng phát, Điện Kremlin có vẻ như muốn áp đặt ảnh hưởng từ trong hậu trường, theo tờ Sddeutsche Zeitung ở Đức. Truyền thông Ukraine cho hay ông Vladislav Surkov, một đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin, đã xuất hiện tại Ukraine trong vài tuần qua. Surkov là cố vấn của ông Putin về vấn đề Nam Ossetia và Abkhazia, các vùng lãnh thổ hiện thuộc quyền kiểm soát của Nga sau cuộc xung đột ở Georgia năm 2008. Các nhà bình luận ở Ukraine và Nga nhận định sự hiện diện của Surkov ở Kiev là dấu hiệu cho thấy Moscow đang vẽ ra một kịch bản tương tự Nam Ossetia và Abkhazia cho một số khu vực ở Ukraine nếu đất nước 46 triệu dân thoát khỏi quỹ đạo của Nga và hướng về châu Âu.
Một trong những kịch bản được các tổ chức thân Nga ở Ukraine nhắc đến trong thời gian gần đây là mô hình chế độ liên bang. Đây là lựa chọn cho phép Nga duy trì ảnh hưởng tại những khu vực phía đông một khi Kiev ngả về phương Tây. Chế độ liên bang sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các khu vực phía đông bằng cách cho họ quyền kiểm soát ngân sách và tăng cường sự tự chủ. Những người ở phía tây thì kiên quyết chống lại mô hình liên bang vì cho rằng điều này sẽ đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh của họ. Những người khác thì lo sợ Ukraine sẽ bị tan rã, khiến phía tây trở nên yếu ớt và bất lực trước khu vực phía đông được Nga hậu thuẫn.
Thỏa thuận mong manh
Trong khi đó, với một phái đoàn hùng hậu và sự ủng hộ ra mặt dành cho phe đối lập, phương Tây cần có một kết quả và đó là thỏa hiệp đạt được giữa Tổng thống Viktor Yanukovich với phe đối lập ngày 21.2. Tuy nhiên, có một vấn đề là phe đối lập ở Ukraine hiện có nhiều rạn nứt. Những người đứng ra thương thuyết với chính phủ cũng không phải là đại diện cho toàn thể phe chống đối và một số người biểu tình tuyên bố họ muốn ông Yanukovich ra đi ngay lập tức. Đại diện tiêu biểu cho bộ phận này là phong trào cánh hữu có tên Khu vực hữu (Right Sector), tổ chức từng tuyên bố không tuân thủ thỏa thuận "ngừng bắn" giữa ông Yanukovich với phe đối lập ngày 19.2 và được cho là đứng sau vụ leo thang bạo lực ngày 20.2. Bị gạt ra khỏi thỏa thuận, Khu vực hữu và những nhóm tương tự nhiều khả năng sẽ không buông xuôi mà tiếp tục kích động bạo lực. Việc Nga từ chối ký thỏa thuận mà họ tham gia dàn xếp cùng Đức, Pháp và Ba Lan cũng là một yếu tố khiến tình hình trở nên bất định, làm gia tăng lo ngại Moscow có thể tìm cách hủy bỏ thỏa thuận thông qua áp lực kinh tế. Mặt khác, khoảng trống quyền lực hiện nay ở Kiev làm nảy sinh lo sợ về nạn cướp bóc và bạo động.
Cộng đồng người Việt cảnh giác Anh Hoàng Kim Quân, đang học thạc sĩ ở Ukraine, cho phóng viên Thanh Niên hay qua điện thoại rằng trong những ngày qua, sinh viên Việt ở Kiev không đi học vì nhà trường cho nghỉ, cộng đồng người Việt cũng hạn chế ra ngoài vào ban đêm. Người Việt được Đại sứ quán Việt Nam tại Kiev khuyến cáo nên cảnh giác, hạn chế hoạt động vui chơi, giải trí. Tại Kharkov, theo anh Nguyễn Minh Nam (22 tuổi), đa số các du học sinh đều đi học bình thường, những người buôn bán ở chợ vẫn tiếp tục công việc mà không hề có sự gián đoạn. Theo Nam thì tại Kharkov đa số là người Nga, lại thân với chính quyền Tổng thống Yanukovych nên chỉ có vài cuộc biểu tình nhỏ ủng hộ quyết định không hội nhập với EU. "Ngày 19.2 vừa qua, tại đây cũng xảy ra một cuộc biểu tình ở trung tâm Kharkov để tưởng niệm những người ngã xuống tại Kiev nhưng nhìn chung mọi việc đều kết thúc êm đẹp. Mọi người Việt Nam ở đây đều an toàn và sinh hoạt bình thường", Nam cho biết.
Theo TNO
Trung Quốc và giấc mơ 'vận mệnh lịch sử' Mỹ đã thể hiện sự chuyển biến thái độ về các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trước các động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Một đội tàu chiến Trung Quốc vừa thực hiện cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương - Ảnh: Navy.81.cn Trong tuần qua, giới chức Mỹ đã đưa ra tuyên bố thẳng thừng về cái...