Nga chuẩn bị chiến tranh với Ukraine?
Nga tập trận rầm rộ thời gian qua có thể để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với quốc gia láng giềng Ukraine, chuyên gia phân tích hàng đầu trong khu vực nhận định.
Bộ binh Nga trong lễ duyệt binh.
Theo National Interest, một trong những nhà phân tích nổi tiếng nhất về Nga, Giáo sư Nikolas Gvosdev thuộc Học viện Hải chiến Mỹ nhận định, Moscow đang rầm rộ tập trận quy mô lớn để che giấu hoạt động chuẩn bị tấn công Ukraine.
Nga chuẩn bị cho chiến tranh
“Nga có thể đang chuẩn bị vũ khí và lên kế hoạch cho các hành động quân sự”, ông Gvosdev nói. Theo đó, trong nhiều năm qua, quy mô của các cuộc tập trận quân sự Nga ngày càng lớn, cả về con người cũng như các loại khí tài quân sự.
Nga thường xuyên tập trận rầm rộ lên tới hơn 100.000 binh sĩ đến từ nhiều đơn vị khác nhau. Hơn nữa, quan chức chính phủ Nga cũng tham gia các cuộc tập trận. Ông Gvosdev cho rằng, ngày càng khó có thể phân biệt giữa đâu là cuộc tập trận và đâu là huy động lực lượng, chuẩn bị tấn công.
Hơn nữa, Nga càng thường xuyên tập trận quy mô lớn, thì lực lượng quân đội càng thành thạo hơn trong việc huy động lực lượng. Điều đó sẽ giúp quân đội Nga di chuyển đến vị trí nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện trong các hoạt động thực tế.
Việc sử dụng các cuộc tập trận làm vỏ bọc cho một chiến dịch quân sự không phải là điều chưa từng xảy ra. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng đã diễn tập quân sự quy mô lớn để làm vỏ bọc cho việc chuẩn bị tấn công vào các lực lượng NATO.
Quân đội Nga tập trận bắn đạn thật.
Đó cũng là lý do mà Liên Xô coi cuộc tập trận Able Archer năm 1983 của NATO là diễn tập nhằm chuẩn bị tấn công phủ đầu. Khi đó, các hệ thống tên lửa hạt nhân Liên Xô đều được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Video đang HOT
Một ví dụ khác là sự kiện Chiến tranh Yom Kippur năm 1997. Lực lượng Ai Cập tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận lớn để chuẩn bị vượt kênh đào Suez. “Tổ chức tập trận thường xuyên là một cách hiệu quả để khiến đối phương mất cảnh giác”, ông Gvosdev nói.
Vì sao Nga có thể tấn công Ukraine?
Có nhiều lý do cho thấy Nga muốn tấn công Ukraine hoặc bất kỳ quốc gia Baltic nào khác. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Nga không thể điều hàng trăm ngàn xe tăng và bộ binh như thời Liên Xô.
Thay vào đó, hoạt động quân sự Moscow có quy mô hạn chế hơn và thận trọng hơn. Nga có thể muốn thay đổi cán cân quyền lực ở Ukraine hoặc chiếm một vùng đất nhỏ hay các chốt biên giới để thử phản ứng của NATO và Mỹ.
Một lý do nữa khiến Nga có thể hành động là bởi Điện Kremlin tin rằng Liên minh châu Âu (EU) không gây áp lực cần thiết để buộc Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk. “Moscow nghĩ rằng trong vài tháng tới, Ukraine sẽ không phải chịu sức ép từ phương Tây”.
Xe tăng T-14 Armata Nga khai hỏa bắn đạn thật.
Chuyên gia Gvsdev nhận định, thời gian Nga phải hứng chịu trừng phạt càng lâu thì Ukraine càng có cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn. “Nga có thể muốn làm điều gì đó quyết liệt để thay đổi thế cân bằng như những gì đang xảy ra ở Ukraine nếu Moscow cảm thấy không còn các biện pháp trừng phạt đến từ châu Âu vào cuối năm nay”, ông Gvosdev nói.
Ngoài ra, bối cảnh bầu cử Mỹ cũng là lợi thế đối với Điện Kremlin. Ông Obama sắp rời Nhà Trắng, cuộc bầu cử Mỹ diễn ra vào tháng 11 và tổng thống mới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.01.2017. Nga có thể tận dụng thời gian chính phủ Mỹ trải qua giai đoạn chuyển tiếp để hành động. “Nếu cần phải hành động, thì đây là khoảng thời gian thích hợp nhất”, ông Gvosdev nói.
Chỉ là tập trận đơn thuần?
Ngược lại, ông Simon Saradzhyan, Giám đốc dự án Vấn đề Nga tại Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard (Mỹ) lại cho rằng Nga chưa có kế hoạch gây chiến trong tương lai gần.
Quân đội Nga cũng giống như quân đội của các nước khác khắp thế giới, đều đang chuẩn bị cho chiến tranh bởi đó là mục đích của họ. Quân đội Nga cần chuẩn bị để bảo vệ lãnh thổ rộng lớn khỏi các mối đe dọa tiềm tàng hiện nay.
Xe tăng T-64BM Ukraine.
Các mối đe dọa bao gồm từ phe ly khai vùng Caucasus, ngăn chặn sự thù địch của các quốc gia sát biên giới cho đến các mối đe dọa thông thường. “Các tướng lĩnh phải chuẩn bị cho mọi kịch bản, bao gồm cả kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh toàn diện. Điều đó không có nghĩa là họ muốn gây chiến hoặc đang khởi động cho một cuộc chiến”, ông Saradzhyan nói.
Mặc dù Nga có tổ chức các cuộc tập trận như khúc dạo đầu cho cuộc chiến tranh, nhưng điều này không thường xuyên xảy ra. Bản thân Nga đã tập trận để che giấu động thái điều quân trước chiến sự Gruzia năm 2008, chiến dịch ở Crimea và chiến dịch không kích ở Syria gần đây.
Theo ông Saradzhyan, Nga không có lý do để sử dụng vũ lực đối với Ukraine ở thời điểm hiện tại. Cuộc xung đột ở trạng thái đóng băng sẽ có lợi hơn cho Điện Kremlin. Nga sẽ chỉ hành động quân sự nếu cảm thấy lợi ích cốt lõi bị đe dọa. Trong khi đó, Kiev hiện tại không có khả năng tạo ra mối đe dọa như vậy bởi Điện Kremlin có thể đè bẹp Ukraine một cách dễ dàng.
Ngay cả trong kịch bản tồi tệ nhất, Nga cũng không muốn chiếm Ukraine mà chỉ chặt đứt khả năng gây chiến của Kiev. Trong bối cảnh từ nay đến cuối năm, thời điểm mà Nga có khả năng tấn công nhất, quân đội Ukraine cũng không thể tạo ra thách thức đối với Moscow.
Kịch bản chiến tranh chỉ có khả năng xảy ra nếu Nga bị chia cắt khỏi hệ thống tiền tệ quốc tế, ông Saradzhyan kết luận.
Theo Đăng Nguyễn – NI (Dân Việt)
Cải cách quân đội, TQ thành lập lực lượng hậu cần mới
Quân đội Trung Quốc đã thành lập lực lượng hậu cần mới, nằm trong chiến lược cải cách và hiện đại hóa lực lượng quân đội lớn nhất thế giới do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao lá cờ đỏ cho Lý Sỹ Sinh, tư lệnh lực lượng hậu cần ở Bắc Kinh.
Theo Reuters, hải quân Trung Quốc đã tập trung đầu tư vào tàu ngầm và tàu sân bay trong khi lực lượng không quân đẩy mạnh phát triển chiến đấu cơ tàng hình.
Hồi tháng 1, Trung Quốc thành lập 3 đơn vị quân đội mới bao gồm lực lượng bộ binh, một đơn vị tên lửa và một đơn vị hỗ trợ chiến lược cho quân đội.
Ông Tập kêu gọi binh chủng tên lửa tăng cường khả năng ngăn chặn và phòng thủ hạt nhân, khả năng tấn công chính xác tầm trung và tầm xa để xây dựng lực lượng tên lửa mạnh và hiện đại.
Lực lượng hậu cần mới sẽ đóng vai trò hỗ trợ tốt hơn trong các hoạt động quân sự, Tân Hoa Xã đưa tin.
Đây là "quyết định chiến lược của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và Quân ủy Trung ương, nhằm tăng cường quốc phòng toàn diện và cải cách quân sự", Ông Tập phát biểu tại buổi lễ trao lá cờ đỏ cho đơn vị mới ở Bắc Kinh ngày 13.9.
Ông Tập nói thêm: "Việc thiết lập lực lượng hậu cần hiện đại, mang phẩm chất Trung Quốc và xây dựng lực lượng quân đội hàng đầu thế giới mang ý nghĩa sâu rộng".
Trung tâm hỗ trợ cho lực lượng mới sẽ được thiết lập ở 5 thành phố, bao gồm Thẩm Dương ở phía đông bắc, gần biên giới Trung Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình chụp ảnh với các sĩ quan thuộc lực lượng hậu cần mới thành lập.
Chủ tịch Trung Quốc cũng nói rằng, hậu cần là lực lượng chính trong các nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu chiến lược".
Lực lượng mới "làm sâu sắc thêm sự chuẩn bị hậu cần cho chiến đấu, tích hợp tốt hơn vào hệ thống các hoạt động chung và huấn luyện thực tế".
Mục tiêu khác trong nỗ lực cải tổ quân đội của ông Tập là thành lập cấu trúc chỉ huy chung vào năm 2020, cũng như giảm 300.000 người trong quân đội.
Trung Quốc đang ngày càng hiện đại hóa, nâng cấp phương tiện quân sự. Nhưng việc tích hợp hệ thống phức tạp vào cấu trúc chỉ huy theo khu vực đang đứng trước nhiều thách thức. Động thái này gây tranh cãi và khiến phe đối lập trong quân đội Trung Quốc bất bình.
Ông Tập cũng ưu tiên cắt đứt những gốc rễ tham nhũng, vốn ăn sâu trong quân đội. Hàng chục sĩ quan cao cấp đã bị điều tra, bắt giam.
Theo Đăng Nguyễn - Reuters (Dân Việt)
Báo Nga: Việt Nam quan tâm tàu tên lửa Buyan-M Việt Nam quan tâm đến tàu tên lửa hiện đại lớp Buyan-M của Nga để thay thế cho các tàu hộ thống lớp Tarantul đã lỗi lời, báo Nga Sputnik đưa tin ngày 13.9 Tàu tên lửa cỡ nhỏ Buyan-M của Nga. Theo Sputnik, tàu tên lửa hộ tống lớp Tarantul của Việt Nam do Liên Xô chế tạo nay đã cũ và...