Nga cho “hồi sinh” vũ khí laser, phương Tây lo lắng
Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng tổ hợp công nghiệp quốc phòng nối lại hoạt động nghiên cứu chế tạo vũ khí laser có khả năng tiêu diệt máy bay, vệ tinh và tên lửa đường đạn (đạn đạo).
Máy bay trang bị hệ thống vũ khí laser 1LK222 Beriev A-60.
Việc phát triển vũ khí laser sẽ do Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei, Tập đoàn Khoa học kỹ thuật hàng không Taganrog (TANTK) mang tên Beriev và Công ty Khimpromavtomatika tiến hành. Công việc sẽ bắt đầu vào năm 2013.
Nguồn tin cho biết, TANTK mang tên Beriev đã nối lại hoạt động hiện đại hóa máy bay phòng thí nghiệm -60- được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Il-76 từng được Liên Xô sử dụng để thử nghiệm các công nghệ laser mới.
Hệ thống laser 1LK222 trên -60 đã được sử dụng trong các thí nghiệm làm mù các đầu tự dẫn quang của tên lửa và tạm thời làm tê liệt các hệ thống quang học của các vệ tinh trên tất cả các loại quỹ đạo.
Việc chế tạo hệ thống vũ khí laser này đã hoàn thành năm 2009 và trong quá trình thử nghiệm nhà nước đã được xác nhận là có triển vọng. Công việc của dự án này đã bị tạm đình chỉ vào năm 2011 do thiếu kinh phí, thiết bị đã bị tháo gỡ một phần khỏi -60.
Video đang HOT
Hiện nay, kinh phí lại được cấp tiếp và công tác thiết kế – thử nghiệm được nối lại ở trình độ kỹ thuật cao hơn. Các công ty Nga dự định sẽ lắp hệ thống quang học với laser mạnh hơn lên -60. Ngoài ra, -60 cũng sẽ được nâng cấp toàn bộ do máy bay đã không bay trong 2 năm nay.
TANTK Beriev dự tính nâng cấp -60 trong năm 2013. Lúc đó, họ sẽ cùng Almaz-Antei lắp đặt lên máy bay các cụm mới của hệ thống laser 1LK222.
Laser 1LK222 là nền tảng cho các hệ thống đối kháng với các lực lượng đường không – vũ trụ. Hiện nay, trên cơ sở 1LK222, Almaz-Antei và Khimpromavtomatika sẽ hợp tác chế tạo hệ thống vũ khí laser mới có mật danh Sokol – Eshelon laser ưu việt hơn để tiêu diệt các mục tiêu bay.
Trong dự án mới, Khimpromavtomatika phụ trách phát triển laser, còn Almaz-Antei phụ trách các hệ thống điều khiển và dẫn đường. Các thí nghiệm với các bộ phận và hệ thống riêng biệt không bị ngắt quãng và thực tế laser ở dạng mặt đất đã sẵn sàng.
“Laser sẽ thiêu cháy kẻ địch bằng cách phát ra năng lượng nhiệt cao. Nó sẽ hoạt động trong không gian không khí và chân không. Laser đang được xem như loại vũ khí triển vọng cho các máy bay không người lái siêu vượt âm hay phương tiện khác…”- nguồn tin nói.
Trong quá trình thử nghiệm, hệ thống có tên Sokol-Eshelon có thể bắt đầu ngay vào cuối năm 2013, các nhà thiết kế sẽ tìm hiểu hoạt động của hệ thống laser khi áp suất, nhiệt độ và quá tải lên xuống.
Hiện các nhà thiết kế còn chưa biết loại máy bay cụ thể nào sẽ được sử dụng làm phương tiện mang vũ khí laser – đó sẽ là các máy bay vận tải quân sự cải tiến hay các máy bay ném bom.
Việc chế tạo vũ khí laser lắp trên máy bay, có thể tiêu diệt các mục tiêu lớn cơ động đòi hỏi phải phát triển được các nguồn cấp năng lượng tin cậy và mạnh.
Ngoài ra, có lẽ người ta cũng sẽ phải phát triển cả các hệ thống dẫn đường chính xác và duy trì tia laser trên mục tiêu, cũng như phải giải quyết vấn đề tầm tiêu diệt mục tiêu, vì tăng công suất tia laser không bảo đảm tiêu diệt được mục tiêu ở tầm xa.
Tầm bắn của tia laser một phần phụ thuộc vào trạng thái khí quyển. Bên cạnh đó, trong tia laser có thể xuất hiện cái gọi là “lỗ thủng”, làm giảm hàng chục lần công suất của nó.
Cuối cùng là khi sử dụng hệ thống laser mạnh có thể xuất hiện hiệu ứng tự điều tiêu của tia laser trong không gian.
Trước đây, Mỹ đã phát triển vũ khí laser lắp trên máy bay vận tải cải tiến Boeing 747-400F. Tháng 2.2010, hệ thống này đã tiêu diệt được 2 tên lửa đạn đạo ở giai đoạn khởi tốc, nhưng 2 thử nghiệm sau đó đã thất bại. Hệ thống gồm một laser hóa học và 2 hệ thống laser công suất nhỏ hơn để kiểm soát trạng thái khí quyển và dẫn đường.
Năm 2011, Lầu Năm góc đã xác định dự án này không thể ứng dụng trong thực tế và tốn kém. Tháng 2.2012, máy bay mang vũ khí laser đã bay đến nơi cất giữ là nghĩa địa máy bay (The Boneyard) của Nhóm bảo dưỡng và sửa chữa hàng không vũ trụ 309 (AMARG).
Theo laodong
Không quân Mỹ thử bom hàng không mới trên máy bay B-1 Lancer
Không quân Mỹ vừa ném thử lần đầu tiên dòng bom dẫn đường bằng laser GBU-54/B LJDAM (Laser Joint Direct Attack Munition) từ máy bay ném bom siêu thanh B-1 Lancer.
Theo tạp chí quân sự Janes, các vụ ném thử diễn ra tại bãi thử ở bang Iowa từ ngày 14 tới 16-5 đã được ghi nhận là thành công.
B-1B Lancer.
Tham gia vào vụ thử bom hàng không mới này là một số máy bay ném bom thuộc không đoàn số 37 và 34 đóng tại căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota. Tổng cộng đã có 6 quả bom GBU-54/B được thả theo khuôn khổ chương trình Combat Hammer WSEP (Weapon System Evaluation Program).
Trong chương trình Combat Hammer, các chuyên viên không quân Mỹ đã thử một vài phương án tấn công với giả lập là tín hiệu dẫn đường vệ tinh GPS bị gây nhiễu hay đột ngột thay đổi tốc độ mục tiêu.
Được thiết kế trên cơ sở bom lượn GBU-38 JDAM, GBU-54 / B được thiết kế dẫn đường bằng tia laser tương tự như dòng bom hàng không Mk 82 JDAM 500 đang được không quân Mỹ sử dụng. GBU-54 / B có thể tiêu diệt cả mục tiêu tĩnh lẫn mục tiêu động.
Theo GDVN
Nga khởi động lại chương trình vũ khí laser Hãng Interfax ngày 13-11 đưa tin, Bộ Quốc Phòng Nga đã ủy quyền cho cơ quan công nghiệp quốc phòng nước này tiếp tục công tác nghiên cứu về vũ khí laser. Từ năm 1991, Bộ Quốc phòng Nga đã cho xây dựng phòng thực nghiệm để thử nghiệm vũ khí laser, tuy nhiên đến năm 2011, công việc này bị ngừng trệ...