Nga chờ đợi trở lại cảng Cam Ranh
Theo thông tin từ Đài Tiếng nói nước Nga, Hà Nội và Moscow có thể tiến hành thảo luận mở trạm đảm bảo hậu cần Hải quân tại cảng Cam Ranh.
Quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Theo đó, ngày 11/11, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn thông báo của Interfax-AVN dựa theo các nguồn tin quân sự – ngoại giao cho biết, trong tương lai gần Nga và Việt Nam có thể thỏa thuận về việc mở Trạm đảm bảo hậu cần của Hải quân Nga tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Nguồn tin trên cho biết thêm, Cam Ranh có thể trở thành hải cảng thân thiện, nơi mà trên hành trình từ căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương đến vịnh Aden và hướng ngược lại khi thực thi nhiệm vụ, các tàu chiến của Hải quân Nga sẽ có thể ghé vào một cách hợp pháp để tiếp nhiên liệu dự trữ và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật.
Việc Nga trở lại Cam Ranh được báo chí nước ngoài đặc biệt quan tâm, nhất là sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shogui.
Tờ Quốc phòng Trung Quốc hồi đầu tháng 3/2013 có bài viết về vấn đề này cho biết, trọng tâm chuyến thăm của ông Sergei Shogui là để khảo sát và nghiên cứu để khởi động lại căn cứ hải quân Cam Ranh; 2 nước Nga – Việt có thể ký thỏa thuận để tàu chiến Nga đi vào Cam Ranh. Trước mắt, quan chức 2 nước đang trao đổi, thương lượng về môi trường để Hải quân Nga đưa trang thiết bị và quân nhân đến đóng tại đây.
Video đang HOT
Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, tham vọng của Nga với quân cảng Cam Ranh còn rất lớn.
Cùng chung nhận định này, Tờ Thời báo Hoàn cầu – một ấn bản của tờ Nhân dân nhật báo thuộc đảng cộng sản Trung Quốc cho biết, theo tiết lộ của thượng tướng Ivashov, người từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác quốc tế Bộ quốc phòng Nga cho rằng, rất có thể trong khi đang ở Việt Nam ông Shogui đã bí mật thảo luận với Việt Nam về khả năng quân đội Nga xây dựng lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh, hơn nữa không chỉ là căn cứ hải quân dưới hình thức trạm đảo bảo kỹ thuật trang thiết bị mà còn có thể xây dựng căn cứ không quân để triển khai hậu cần và phân đội tác chiến của lực lượng không quân chiến lược của Nga ở sân bay bên cạnh cảng Cam Ranh.
Các chuyên gia Nga cho biết, Nga hoàn toàn cần thiết phải xây dựng lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh vì như vậy mới có thể củng cố chắc chắn địa vị chiến lược của Nga ở Đông Nam Á.
“Nhìn từ góc độ Việt Nam, việc Nga đóng quân trở lại ở Cam Ranh là có nhiều khả năng”, tờ Thời báo hoàn cầu bình luận.
Thời báo hoàn Cầu nhấn mạnh, việc trở lại Cam Ranh sẽ tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ đó ảnh hưởng của Nga đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng được nâng lên đáng kể và có tác động rất lớn tới những biến động tại khu vực Biển Đông và từ đó phát huy vai trò để “nước nhỏ có thể đương đầu được với nước lớn”.
Về vị trí địa lý, vịnh Cam Ranh là cảng tự nhiên đẹp nổi tiếng thế giới, có khả năng khống chế tuyến đường biển từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương. Vị trí chiến lược như vậy rất quan trọng.
Báo chí Nga cho biết, việc xây dựng căn cứ hải quân ở Cam Ranh vẫn còn những tiếng nói bất đồng trong nội bộ Nga nhưng việc đưa một số lượng quân nhất định cùng với kỹ thuật, nguyên vật liệu đến đóng lâu dài thì lại được đa số ủng hộ.
Hồi đầu tháng 8/2013, trước khi chuyến thăm Liên bang Nga được thực hiện, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trả lời ITAR-TASS rằng: “Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh”.
Trung tâm này, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, sẵn sàng tiếp nhận các tàu thương mại và tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, họ có thể đi đến Việt Nam để sửa chữa, bảo trì. Trung tâm này sẽ được điều hành hoạt động trên cơ sở thương mại, dự kiến tại đây cũng sẽ cung cấp các dịch vụ giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các nhân viên hải quân nước ngoài.
Theo Xahoi
Chuyên gia Nga sang Việt Nam bàn về Trung tâm sửa chữa tàu
Infonet vừa dẫn thông tin từ tờ Pravda (Sự thật) cho biết, Nga và Việt Nam lên kế hoạch xây dựng một khu sửa chữa và bảo trì tàu tại cảng nước sâu Cam Ranh.
Theo ông Evgeny Shustokov, Phó giám đốc Trung tâm sửa chữa tàu Zvezdochka (Nga), hai nước dự định sẽ hoàn thành cơ sở này vào năm 2015, cung cấp các dịch vụ sửa chữa và bảo trì tàu từ cấp độ thấp tới cấp độ trung bình, cho tất cả các loại và lớp tàu do Nga và Liên Xô (cũ) chế tạo.
Một nhóm các chuyên gia Nga dẫn đầu là đại diện của Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã bay tới Việt Nam để thảo luận về dự án này.
Trước đó, hãng tin RIA Novosti cũng dẫn lời Phó Tổng Giám đốc Trung tâm sửa chữa tàu Zvezdochka, ông Yevgeny Shustikov tiết lộ rằng, Bộ Quốc phòng Việt Nam dự định xây dựng một trung tâm sửa chữa tàu do Liên Xô/Nga sản xuất ở căn cứ Cam Ranh. Trung tâm này sẽ sửa chữa và bảo dưỡng cho tất cả các lớp, loại tàu do Liên Xô/Nga xây dựng. Đặc biệt, còn sửa chữa cho cả các tàu ngầm diesel-điện Project 636 Varshavyanka và tàu hộ tống tên lửa Project 11661E Gepard 3.9.
Hôm 24/9 vừa qua, nhà máy đóng tàu A.M Gorky ở Zelenodolsk (Nga) cũng vừa khởi đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa mới Gepard 3.9 với cấu hình tăng cường khả năng chống ngầm cho Hải quân Việt Nam theo hợp đồng ký vào tháng 12/2011. Các tàu này sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2016 và 2017.
Cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam.
Hiện nay, trong biên chế Hải quân Việt Nam có 2 tàu Gepard 3.9 là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ mua năm 2006.
Vào năm 2009, trong chuyến thăm thủ đô Mátxcơva của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã kí kết hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636. Cũng theo hợp đồng này, Nga sẽ tổ chức huấn luyện các thủy thủ Việt Nam và một trung tâm huấn luyện đã được thành lập ở Cam Ranh để phục vụ cho công tác này. Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên (HQ-182 Hà Nội) vào tháng 1/2014, chiếc cuối cùng được bàn giao vào năm 2017.
Theo tờ Sự Thật, dư luận khi đó đã hi vọng rằng Nga có thể hiện diện trở lại cảng có vị trí địa lý quan trọng này của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Việt Nam không sẵn sàng để nước ngoài đặt căn cứ tại cảng này.
"Lập trường của Việt Nam là không cho phép bất kì nước nào đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh", Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định.
Theo Infonet
"Hố đen" Kilo 636 đóng góp gì vào quốc phòng Việt Nam? Nhân dịp tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội ngày 11/11 lên sà lan chuyên dụng về Việt Nam, chuyên gia quân sự Nga V. Litovkin đã đánh giá về uy lực, đóng góp của tàu ngầm được NATO mệnh danh là "Hố đen trong đại dương" này vào nền quốc phòng Việt Nam. Tàu ngầm Hà Nội tại Nhà...