Nga chỉ triển khai quân tới đông Ukraine nếu LHQ cho phép
Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hội đồng Liên bang Nga loại trừ khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở đông Ukraine nếu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không cho phép.
Nga khẳng định chỉ can thiệp vào đông Ukraine trong khuôn khổ các quy định quốc.
Viktor Ozerov, người đứng đầu Ủy ban Về quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang Nga, cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sẽ chỉ được triển khai vào lãnh thổ của một nước khác theo quy định quốc tế hiện nay, chứ không theo yêu cầu của giới chức trách địa phương.
Bình luận của ông được cho là nhằm trả lời yêu cầu của Hội đồng nhân dân Donetsk, miền đông Ukraine. Hội đồng nhân dân Donetsk đã kêu gọi Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở vùng này, sau khi vùng tuyên bố thành lập nhà nước độc lập Cộng hòa nhân dân Donetsk vào ngày hôm qua.
“Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga chỉ có thể hành động trong khuôn khổ của các quy định quốc tế. Chúng tôi đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở lãnh thổ Nam Ossetia cùng Abkhazia, nhưng tất cả là trong khuôn khổ của CIS (Cộng hòa các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô cũ). Triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình theo yêu cầu của giới chức địa phương tại Donetsk hay một nơi nào khác là trái với thông lệ và quy tắc quốc tế”, hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Ozerov cho hay.
“Nga không có quyền đơn phương thực hiện điều đó. Nhưng nếu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc quyết định triển khai quân tới đó, thì Nga, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an và thành viên của Thỏa thuận hợp tác và an ninh ở châu Âu, có thể gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình nhằm hỗ trợ an ninh cho vùng này hoặc vùng nào đó”, ông cho hay.
Video đang HOT
Trung Anh
Theo Dantri
Tại sao là Crưm?
Sau những biến cố chính trị ở Ukraina với phe thân phương Tây lên nắm quyền sau khi Viktor Yanukovych bị lật đổ khỏi chức vụ Tổng thống, có nhiều lo ngại khu vực Crưm sẽ trở thành một chiến trường giữa các lực lượng đối nghịch.
Những người thân Nga và người Tatar ẩu đả vì tương lai của Crưm
Những người đàn ông mang theo vũ khí đã kéo cờ trên các tòa nhà chính phủ, tuyên bố "Crưm là Nga" trong khi các nhóm thân phương Tây và thân Nga đụng độ với nhau trên đường phố.
Crưm là trung tâm của tình cảm yêu mến Nga và có nguy cơ chuyển sang li khai. Khu vực này - một bán đảo nằm trên bờ Biển Đen của Ukraina - có 2,3 triệu cư dân, hầu hết tự nhận là người Nga và nói tiếng Nga.
Đa số cử tri Crưm đã ủng hộ Viktor Yanukovych trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, và nhiều người ở đó tin rằng ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính. Suy nghĩ này đã dẫn đến các nỗ lực của những người li khai trong quốc hội Crưm muốn một cuộc bỏ phiếu về việc liệu vùng đất này có nên tách khỏi Ukraina hay không.
Nga có quyền lực vượt trội ở Crưm trong khoảng 200 năm qua sau khi thôn tính bán đảo này năm 1783. Tuy nhiên, Moscow đã trao lại vùng đất chiến lược cho Ukraina dưới thời Liên Xô vào năm 1954. Một số người Nga coi đó là một sai lầm lịch sử.
Theo một cuộc điều tra dân số năm 2001, người Ukraina chiếm 24% dân số ở Crưm, so với 58% người Nga và 12% người Tatar.
Hiện Crưm vẫn là một khu vực thuộc Ukraina - một vị thế mà Nga ủng hộ khi cam kết tôn trọng tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong một bản ghi nhớ được ký kết năm 1994 (còn có chữ ký của cả Mỹ, Nga và Pháp).
Đây là một nền cộng hòa tự trị bên trong Ukraina, bầu chọn quốc hội riêng. Tuy nhiên, vị trí Tổng thống Crưm đã bị bãi bỏ năm 1995 và hiện vùng này có một đại diện tổng thống và một Thủ tướng - cả hai đều do Kiev bổ nhiệm.
Hợp đồng thuê căn cứ Sevastopol của Nga kéo dài đến năm 2042
Nga có một căn cứ hải quân lớn ở thành phố Sevastopol thuộc Crưm, nơi Hạm đội Biển Đen đang đóng quân. Do vậy, một số người Ukraina lo ngại sẽ xảy ra một sự can thiệp quân sự từ Nga.
Hợp đồng cho thuê căn cứ quy định lính Nga không được phép đưa xe hoặc các trang thiết bị quân sự ra ngoài khu vực căn cứ nếu không được phép của Ukraina. Tân Tổng thống Ukraina Olexander Turchynov đã cảnh báo rằng bất kỳ hành động nào của quân Nga bên ngoài căn cứ của họ ở Crưm "sẽ bị coi là xâm lược quân sự".
Cũng có những thông tin rằng các đại sứ Nga đang phân phát hộ chiếu nước này trên bán đảo Crưm. Luật quốc phòng của Nga cho phép hành động quân sự ở hải ngoại để "bảo vệ các công dân Nga" và điều đó làm dấy lên lo ngại Moscow đang sử dụng điều này như một cái cớ để đưa quân sang.
Trước kia, Nga từng viện lý lẽ tương tự để điều quân sang Nam Ossetia, vùng đất li khai khỏi Grudia năm 2008, và đánh bại quân đội Grudia ở đó.
Và cũng như với Grudia, Moscow đã tức giận trước những gì họ xem là sự ve vãn của EU và NATO với Ukraina. Nhưng Crưm lớn hơn Nam Ossetia, Ukraina cũng lớn hơn Grudia, và dân Crưm phân rẽ hơn so với ở Nam Ossetia thân Nga - khiến cho sự can thiệp của Nga ở Ukraina trở thành một ván cờ phức tạp hơn nhiều.
Thanh Hảo (Theo BBC)
Theo VNN
Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của "Cuộc chiến tranh 5 ngày" Ngày 27-2, "Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea" đã gửi thông điệp với nội dung trưng cầu dân ý toàn vùng về vấn đề hoàn thiện quy chế tự trị và mở rộng quyền hạn của địa phương. Trưng cầu dân ý có thể là ngòi nổ xung đột Ngày 26-2, tại thủ phủ Simferopol - Crimea, đã xảy ra đụng độ giữa...