Nga chạy đua công nghệ tàng hình cho xe tăng
Phó giám đốc tập đoàn sản xuất xe bọc thép Uralvagonzavod, ông Vyacheslav Khalitov, cho biết, 20 xe tăng Armata đang thử nghiệm không chỉ được trang bị lớp vỏ bọc thép hiện đại mà còn cả công nghệ tàng hình ưu việt.
“Công nghệ tàng hình này có tên GALS. Nó sẽ tạo ra một lớp vỏ phản xạ đặc biệt làm các thiết bị dò tìm tín hiệu nhầm lẫn hoặc không phát hiện ra chiếc xe tăng. Lớp vỏ này có khả năng đánh lừa thiết bị dò tìm dùng tín hiệu radar, quang học và tia hồng ngoại”, ông Khalitov cho hay.
Xe tăng Armata của Nga
Theo ước tính, lớp vỏ đặc biệt này sẽ giúp Armata giảm khả năng bị phát hiện đi 4 lần đối với hệ thống dò tìm bằng radar và 3 lần đối với cảm biến nhiệt.
Nga không phải là nước đầu tiên trên thế giới phát triển công nghệ tàng hình cho xe tăng. Từ năm 2011, hãng BAE Systems của Anh đã chế tạo thành công một hệ thống ngụy trang cho xe tăng mà họ gọi là “sơn điện”.
Nguyên lí làm việc của “sơn điện” khác với lớp vỏ đặc biệt trên xe tăng Nga do nó đánh lừa thị giác thay vì làm mất hoặc nhầm lẫn tín hiệu radar. Cụ thể, BAE Systems sẽ sử dụng các camera và cảm biển đặt ngoài phương tiện bọc thép để thu lại hình ảnh xung quanh. Sau khi các hình ảnh này được hệ thống máy tính xử lí và chọn ra gam màu, hình ảnh thích hợp, máy chiếu sẽ phóng hình ảnh ra lớp vỏ ngoài của xe tăng, làm chiếc xe như hòa vào môi trường xung quanh.
Video đang HOT
Các khối kim loại hình lục giác có khả năng tăng giảm nhiệt độ linh hoạt
Cách đây ít lâu, Ba Lan cũng mới ra mắt bản concept của xe tăng Obrum PL-01, được phát triển với sự giúp đỡ của BAE Systems, sử dụng công nghệ tàng hình mang tên Adaptiv. Lớp vỏ xe tăng được bao bọc bởi một lớp nhiều miếng kim loại 6 cạnh đặt sát nhau có khả năng tăng giảm nhiệt độ linh hoạt. Điều này sẽ giúp đánh lừa các cảm biến hồng ngoại, khiến quân đối phương nhầm tưởng chiếc xe tăng này chỉ là một ô-tô cỡ nhỏ hoặc không hề xuất hiện.
Theo_An ninh thủ đô
Bất ngờ mẫu máy bay ném bom thế hệ 5 của Mỹ
Máy bay ném bom thế hệ 5 B-21 sẽ không mang theo số bom tương đương B-2, nhưng có tính năng tàng hình vô đối
Mới đây, Không quân Mỹ đã ra bản phác họa mẫu thiết kế B-21 - máy bay ném bom thế hệ 5
. Nhiều thông tin chi tiết cho thấy B-21 sẽ là mẫu máy bay vượt trội về công nghệ so với mẫu máy bay ném bom B2.
Vượt qua Lockheed Martin, tập đoàn Northrop Grumman đã chính thức được quân đội Mỹ lựa chọn để thiết kế, chế tạo máy bay chiến lược ném bom tầm xa thế hệ thứ 5 cho quân đội.
Quân đội Mỹ cũng đã lựa chọn 6 công ty hàng không phối hợp với Northrop Grumman để phát triển dự án này bao gồm: Pratt&Whitney, BAE Systems, Spirit Aerosystem, GKN Aerospace, Rockwell Collins và Orbital ATK.
Pratt&Whitney sẽ cung cấp các động cơ mới trong khi 6 công ty còn lại sẽ tham gia chế tạo khung và các hệ thống khác cho máy bay.
B-21 được thiết kế để thay thế máy bay ném bom B52 (ảnh) và B2 của Mỹ với thiết kế tùy chọn có người lái hoặc không người lái có thể mang cả vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân.
Theo phác họa thì B-21 có hình dáng bên ngoài giống máy bay ném bom B2 với cánh bay nhiều góc cạnh không có cánh đuôi giúp giảm bức xạ ra đa phản hồi.
Các chuyên gia quốc phòng Mỹ nhận định, với thiết kế của B-21, không quân Mỹ sẽ đưa công nghệ tàng hình lên một tầm cao mới cho phép B-21 nâng cao hiệu quả hơn khi đối phó với ra đa ở dải tần thấp UHF và VHF vốn được sử dụng phổ biến để phát hiện máy bay tàng hình.
Tầm hoạt động của B-21 sẽ ít nhất là tương đương với B52 (từ 6.437km đến 8.046km) và nó không cần phải mang theo lượng vũ khí bằng B2 mà chỉ cần mang theo vũ khí lớn nhất sẵn có hiện nay là bom phá boongke MOP, GPU-57AB.
Theo_Kiến Thức
Đan Mạch có kế hoạch mua 27 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ Ngay 11-5, đai truyên hinh TV2 cua Đan Mach dân lơi cac nguôn tin giâu tên cho biêt, chinh phu nươc nay co kê hoach se mua 27 chiêc may bay chiên đâu tang hinh Lockheed Martin F-35 Lightning II cua My. Nêu kê hoach nay đươc thưc hiên, Đan Mach se trơ thanh quôc gia thư 11 mua dong may bay chiên...