Nga cắt giảm khí đốt đe dọa trung tâm hóa chất lớn nhất thế giới
Phụ thuộc nhiều vào khí đốt khiến ngành hóa chất rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương khi thiếu hụt nguồn cung.
Trung tâm sản xuất của BASF đặt tại Ludwigshafen, Đức. Ảnh: AP
Trong nhiều năm qua, BASF SE, một trong những tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, xây dựng mô hình doanh nghiệp dựa trên nền tảng nguồn khí đốt dồi dào, giá rẻ do Nga cung cấp. Đây là nguồn nhiên liệu để phát điện và là nguyên liệu thô để chế tạo một số sản phẩm có trong thành phần kem đánh răng, thuốc y tế cho tới xe hơi.
Việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt nổi lên là mối đe dọa lớn đối với trung tâm sản xuất của BASF đặt ở vùng Ludwigshafen, với tổng số số 200 nhà máy, tạo thành khu phức hợp hóa chất lớn nhất thế giới. Đầu tháng này, Nga thông báo quyết định giảm 60% khí đốt cấp cho Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Ngay lập tức giới lãnh đạo điều hành BASF đã tính đến một giải pháp được coi là “không tưởng” chỉ vài tháng trước đây: xem xét đóng cửa hoạt động của tổ hợp nếu nguồn cung khí đốt bị cắt mạnh hơn.
Video đang HOT
Nguy cơ không chỉ nhằm vào BASF và 39.000 nhân viên của công ty tại Đức. BASF cùng nhiều tập đoàn hóa chất khác đứng ở mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng công nghiệp then chốt nhất, mà bất kỳ đứt gãy nào cũng tạo ra những rúng động ngoài ngành này, đe dọa kinh tế châu Âu tại thời điểm lạm phát tăng cao, tăng trưởng suy giảm. Đơn cử, thiếu sản lượng amonia do BASF chế tạo – một chất thiết yếu đối với phân bón, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Sau mỗi đời chính phủ tại Đức lên nắm quyền, mức độ phụ thuộc của Berlin vào khí đốt Nga lại tăng lên. Lý do là Đức tiến đến giải pháp đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, đặt ra lộ trình chấm dứt nhiệt điện chạy than. Nguồn năng lượng còn lại vì thế chỉ còn là khí đốt và năng lượng tái tạo.
Ngày 23/6, Chính phủ Đức đã kích hoạt giai đoạn 2 trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt, có tên gọi “mức báo động”. Giai đoạn 1 là “cảnh báo sớm” và đến giai đoạn cuối cùng là cắt nguồn cung khí đốt cho một số nhóm công ty, doanh nghiệp. Việc kích hoạt được thực hiện khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm chỉ còn 40% so với công suất thiết kế của tuyến Dòng chảy phương Bắc 1.
Các công ty hóa chất như BASF dễ bị tổn thương hơn so với các nhà máy trong nhiều ngành công nghiệp khác, bởi khí đốt là nhân tố thiết yếu với phần lớn quy trình sản xuất hóa chất. Khoảng 60% lượng khí BASF tiêu thụ dùng cho phát điện, chưng hơi, 40% còn lại dùng làm nhiên, nguyên liệu thô đầu vào.
Giữa trung tâm của tổ hợp BASF đặt ở Ludwigshafen là hai hệ thống lò hơi cỡ lớn, mỗi hệ thống rộng tương đương với 13 sân bóng đá tiêu chuẩn công lại. Hai lò này đảm trách quy trình cracking hơi nước, để biến chất naphta, một sản phẩm xăng dầu, thành những chất cơ bản đối với quy trình sản xuất, chế biến hóa chất tiếp theo. Hai hệ thống này về cơ bản chạy bằng khí đốt.
Giới lãnh đạo BASF nhận định nếu nguồn cung khí đốt bảo đảm 50% nhu cầu tối đa, tổ hợp này vẫn có thể hoạt động được, nhưng phải giảm tải, vận hành dây truyền luân phiên. Nhưng nếu khí đốt không đủ ngưỡng này và kéo dài trong một thời hạn nhất định, BASF sẽ phải dừng sản xuất. Cách ngừng vận hành đột ngột kiểu này khác với ngừng để duy tu, bảo dưỡng và vì thế có thể dẫn đến tổn thất tai hại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Khi khí đốt ngày một khan hiếm và đắt đỏ hơn, BASF đang phải chạy đua với thời gian để tìm nguồn cung thay thế. Nhưng tập đoàn cũng nhận ra rằng không có nhiều lựa chọn trong ngắn hạn. Về dài hạn, BASF đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thông qua giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sang nguồn cung năng lượng tái tạo. Nhưng đây là cả một tiến trình dài.
Đức tuyên bố đủ khí đốt tới hết mùa hè dù Nga cắt nguồn cung
Đức sẽ có đủ lượng khí đốt đáp ứng nhu cầu trong nước ít nhất là qua mùa hè năm nay nếu Nga "khóa van" nguồn năng lượng này ở thời điểm hiện tại.
Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Đức. Ảnh: TASS
Đây là đánh giá của người đứng đầu nhà vận hành mạng lưới tại Đức trong trả lời phỏng vấn tờ Die Zeit ngày 12/4. Trong trao đổi, Klaus Muller, Giám đốc Cơ quan mạng lưới liên bang Đức (Bundesnetzagentur), cho biết cá nhân ông nhận được nhiều thư của giới doanh nghiệp gửi tới, đề nghị được tiếp cận các biện pháp bảo vệ trong trường hợp nguồn cung khí đốt bị cắt.
Theo ông Muller, dự trữ khí đốt của Đức hiện cao hơn khá nhiều so với thời điểm một tháng trước đây. Lượng khí này đủ dùng cho tới hết mùa hè và sang đầu mùa thu ngay cả khi Nga dừng cung ứng khí đốt ở thời điểm hiện tại. Nhưng ông cũng cảnh báo Đức cần sẵn sàng cho tình huống sử dụng, tiêu thụ khí đốt luân phiên trong năm nay nếu như không bổ sung nguồn cung kịp thời.
Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Đức đã triển khai những bước đi đầu tiên nhằm đối phó với nguy cơ đứt gãy nguồn cung khí đốt từ Nga, kích hoạt kế hoạch khẩn cấp ngay trước thời điểm Moskva đặt ra yêu cầu mọi hợp đồng nhập khẩu khí đốt sẽ phải thanh toán bằng đồng rúp kể từ ngày 31/3.
Cụ thể, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đã lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào Nga, với mục tiêu đến cuối năm nay giảm 50% khí đốt nhập khẩu từ Nga và sẽ ngừng nhập khẩu sau hai năm nữa. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck gần đây đã có chuyến thăm tới Qatar và Na Uy nhằm tìm kiếm nguồn khí LNG thay thế. Nhưng Đức hiện chưa có một trạm xử lý LNG nào và sớm nhất cũng phải đến năm 2026 mới có thể đưa vào vận hành một số trạm dạng này.
Nga cung cấp 55% khí đốt và 34% dầu thô nhập khẩu của Đức, theo số liệu của Agora Energiewende, một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Đức. Nhiều ngành công nghiệp tại Đức sử dụng khí đốt và khoảng 50% hộ gia đình tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng sử dụng nguồn nhiên liệu này để sưởi ấm. Cuộc chiến Ukraine cho thấy mức độ phụ thuộc dễ bị tổn thương của Đức trước khí đốt Nga. Đây cũng là lý do khiến Berlin do dự trong các bước đi áp trừng phạt năng lượng chống Nga.
Bộ trưởng Kinh tế Đức tiết lộ mức độ khủng hoảng khí đốt Khủng hoảng thiếu hụt khí đốt hiện nay khiến Đức chịu hậu quả nghiêm trọng hơn cú sốc về dầu mỏ năm 1973 - Bộ trưởng Kinh tế nước này Robert Habeck nhìn nhận. Hệ thống đường ống dẫn khí trên đất liền từ Nga sang Đức Nord Stream 2 ở Lubmin, Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Habeck, Đức đang phải...