Nga cáo buộc phương Tây tìm cách kéo dài cuộc xung đột tại Ukraine
Hãng tin TASS dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng Mỹ và các nước phương Tây khác đang làm mọi cách để triệt tiêu các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông, việc các nước này không ngừng cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine là nhằm kích động chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky đối kháng.
Liên quan đến chiến dịch quân sự mới nhất của Nga tại Ukraine, Trung tâm kiểm soát quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đang yêu cầu lực lượng vũ trang và lính đánh thuê nước ngoài ẩn nấp tại nhà máy Azovstal ở thành phố Mariupol hạ vũ khí và rời khỏi nhà máy.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 19/4 thông báo nước này sẽ hỗ trợ bổ sung Ukraine máy bay không người lái cùng các loại quần áo và mặt nạ chống vũ khí hóa học. Tháng trước, Nhật Bản đã gửi đến Ukraine áo chống đạn, mũ bảo hiểm, quần áo ấm, lều, sản phẩm vệ sinh, máy phát điện… của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Video đang HOT
Kể từ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, các nước phương Tây trong đó có Mỹ và nhiều nước phương Tây đã gửi khí tài quân sự cùng hàng hóa cứu trợ nhân đạo tới Ukraine.
Vai trò đặc biệt của Ba Lan với phương Tây liên quan đến xung đột Nga-Ukraine
Ba Lan trở thành tuyến đường viện trợ vũ khí quan trọng của phương Tây cho Ukraine. Tuy nhiên, vai trò của Warsaw trong cuộc xung đột khiến nước này cũng đối mặt với nhiều rủi ro.
Hệ thống tên lửa đất đối không Starstreak mà Anh viện trợ cho Ukraine. Ảnh: PA
Theo trang tin Thenationalnews.com ngày 11/4, các nhà phân tích quân sự cho rằng Ba Lan đã trở thành một tuyến đường cung cấp vũ khí quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine nhưng cũng đang có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công.
Cụ thể, với hàng trăm phương tiện bọc thép, tên lửa hiện đại và các phụ tùng vũ khí quan trọng đang được vận chuyển về phía Đông Ba Lan sang Ukraine, khả năng xảy ra một cuộc tấn công phá hủy đã tăng lên đáng kể.
Khi phương Tây viện trợ cho Ukraine các loại vũ khí ngày càng hiện đại, như máy bay không người lái và tên lửa chống tăng, Nga có thể cân nhắc nhắm mục tiêu vào các chuỗi cung ứng và vận chuyển vũ khí.
"Với tình hình hiện nay, Ba Lan có thể coi là hậu phương của Ukraine. Điều này đặt ra nguy cơ Ba Lan có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và các hoạt động phá hoại tiềm tàng khác", Orysia Lutsevych, chuyên gia phân tích người Anh hiện đang ở Ba Lan cho biết.
Nhà khoa học quân sự Sam Cranny-Evans tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông Sam nói: "Nga có thể hành động bí mật như đã từng xảy ra ở Ukraine, nhưng cũng sẽ gây nguy hiểm đối với Moskva. Sẽ có lợi cho Nga nếu duy trì cuộc xung đột này ở mức mà họ gọi là xung đột cục bộ. Cuộc xung đột lan rộng sang Ba Lan và các nước khác trong khu vực sẽ không có lợi cho Nga".
Các nhà phân tích cho rằng Ba Lan đang có vai trò rất quan trọng với phương Tây, vừa là một tuyến đường cung cấp vũ khí cho Ukraine vừa là một "pháo đài" ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm tàng khác.
Bà Lutsevych, thuộc tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London, nhận xét: "Ba Lan đang đóng vai trò như là chắn cho sườn phía Đông của NATO. Các tuyến đường tiếp tế trên bộ qua nước này ngoài việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, còn tạo ra hành lang nhân đạo cho phụ nữ và trẻ em Ukraine đến nơi an toàn".
Hiện có nhiều loại vũ khí từ khắp nơi trên thế giới viện trợ cho Ukraine được chuyển qua Ba Lan, quốc gia thành viên NATO, giáp biên giới với Ukraine và Belarus. Ông Cranny-Evans nói: "Cho đến nay, Ba Lan thực sự quan trọng với tư cách là một căn cứ hậu cần đối với Ukraine".
Ba Lan cũng có một ngành công nghiệp sản xuất, bảo trì và bảo dưỡng thiết giáp quan trọng có thể được sử dụng để phục hồi các phương tiện bị hư hỏng của Ukraine hoặc cung cấp thiết bị cho xe tăng T-72 mới. Ông Cranny-Evans cho biết: "Ba Lan có một trong những kho dự trữ T-72 lớn nhất ở châu Âu và đã phát triển các phiên bản nâng cấp tương đối hiện đại".
Mặc dù Moskva tuyên bố sẽ tấn công vào các chuỗi cung cấp hỗ trợ cho Ukraine, nhưng đến nay họ vẫn chưa hành động vượt ra ngoài biên giới Ukraine. Chuyên gia phân tích quân sự Brig Ben Barry thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nêu quan điểm: "Nga đã cảnh báo tấn công các đoàn xe chở vũ khí viện trợ và giờ đây, các nguồn viện trợ vũ khí đang ngày càng gia tăng về uy lực và độ tinh vi. Điều này có nghĩa là Nga có nguy cơ phải hành động để đáp trả Ba Lan". Vì vậy, Anh phải gửi hệ thống phòng không Sky Sabre tiên tiến của mình tới Ba Lan, tham gia phòng thủ cùng các khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đang bảo vệ các sân bay trọng yếu.
Brig Barry lưu ý rằng Nga sẽ theo dõi các loại vũ khí được chuyển đến Ba Lan để đưa sang Ukraine. Nếu cuộc xung đột trở nên tồi tệ hơn với Nga ở miền Đông Ukraine thì điều đó có thể khiến Moskva xem xét một cuộc tấn công ngoài lãnh thổ Ukraine.
Nguyên nhân Airbus kêu gọi châu Âu không trừng phạt titan của Nga Lĩnh vực hàng không không phải là ngành duy nhất đang vật lộn với ảnh hưởng từ hàng hóa của Nga. Xung đột Nga-Ukraine không chỉ tác động lớn đến lĩnh vực năng lượng mà còn ảnh hưởng đến lĩnh vực hàng không của phương Tây. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters ngày 13/4, hãng sản xuất máy bay Airbus (AIR.PA) đã kêu...