Nga cảnh báo Triều Tiên đối mặt với “thảm họa nhân tạo”
Triều Tiên có nguy cơ phải chịu một “thảm họa nhân tạo” tiềm ẩn bằng việc khởi động lại một lò phản ứng lỗi thời, có khả năng sản xuất plutonium cho vũ khí tại khu liên hợp hạt nhân Yongbyon, nguồn tin Nga cảnh báo
Ảnh vệ tinh chụp khu liên hợp hạt nhân Yongbyon, Triều Tiên hôm 31/8.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Mỹ Hàn Quốc ở trường Johns Hopkins cho biết, ảnh vệ tinh chụp ngày 31/8 cho thấy hơi nước màu trắng bốc lên từ một tòa nhà gần căn phòng đặt máy phát điện và tua bin hơi nước của lò phản ứng sản xuất plutonium tại khu liên hợp Yongbyon, vốn bị đóng cửa vào năm 2007.
Được biết, lò phản ứng này có thể sản xuất 6kg plutonium một năm.
Phản ứng trước báo cáo trên, đại diện ngoại giao Mỹ tại Triều Tiên cho rằng việc tái khởi động lò phản ứng sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng” và một hành động như vậy sẽ vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo một nhà ngoại giao cấp cao Nga, lò phản ứng hạt nhân lỗi thời của Triều Tiên đang trong “trạng thái ác mộng” và rằng quốc gia này có thể đối mặt với một thảm họa hạt nhân tiềm ẩn nếu tái khởi động nó lần nữa.
“Lò phản ứng đang trong trạng thái ác mộng, nó là một thiết kế có niên đại từ những năm 1950. Đối với bán đảo Triều Tiên, điều này có thể kéo theo một kết cục khủng khiếp, nếu không phải là một thảm họa nhân tạo,” Hãng thông tấn Interfax trích nguồn tin cho hay.
Lò phản ứng, được hoàn thiện vào năm 1980, đã bị ngừng hoạt động như một phần của thỏa thuận giải trừ vũ khí cách đây 6 năm.
Tuy nhiên, Triều Tiên tuyên bố sẽ tái khởi động khu liên hợp Yongbyon, cách Bình Nhưỡng khoảng 80km, vào hồi tháng Tư sau hàng loạt vụ thử tên lửa và đe dọa nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.
Theo khampha
"Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng pluton"
Một cơ quan phân tích của Mỹ ngày 11/9 cho hay, Triều Tiên có vẻ như đã tái khởi động một lò phản ứng sản xuất pluton, làm gia tăng lo ngại nước này đang củng cố cho kho vũ khí hạt nhân của mình.
Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Trều Tiên.
Theo Viện Mỹ-Hàn tại Đại học Johns Hopkins, hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 31/8 cho thấy khí màu trắng bốc lên từ một tòa nhà cạnh lò phản ứng pluton 5 megawatt tại Yongbyon.
Hai nhà nghiên cứu Nick Hansen và Jeffrey Lewis viết trên trang blog 38 North của Viện trên rằng, Triều Tiên "có vẻ như đã đưa lò phản ứng vào hoạt động". Lò phản ứng "có khả năng sản xuất 6kg pluon mỗi năm, và Bình Nhưỡng có thể sử dụng để dần dần tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình".
Hồi tháng 4, Triều Tiên tuyên bố họ sẽ tái khởi động toàn bộ các cơ sở ở Yongbyon, nhằm "củng cố lực lượng vũ trang hạt nhân cả về số lượng lẫn chất lượng".
Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao, khi Triều Tiên bất chấp phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng 2 và đe dọa tấn công nước Mỹ.
Hiện căng thẳng đã giảm, nhưng Mỹ vẫn nghi ngờ về khả năng nối lại đàm phán với Triều Tiên, do chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un không cam kết chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng Yongbyon vào tháng 7/2007, theo một thỏa thuận 6 bên đổi giải giáp lấy viện trợ và nhanh chóng phá bỏ tháp làm lạnh của lò phản ứng để chứng tỏ cam kết của mình.
Lò phản ứng này là cách duy nhất Triều Tiên có thể sản xuất pluton, chất đã được dùng cho 2 vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 và 2009.
Các chính phủ và chuyên gia nước ngoài cho đến nay vẫn không thể biết chắc Triều Tiên có dùng pluton trong vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 hay không, nhưng chính quyền nước này được xem là đang nỗ lực sản xuất urani để sản xuất bom hạt nhân theo cách khác.
Vũ Quý
Theo AFP
'Kẻ báo thù' của Ấn Độ khiến các cường quốc kiêng nể Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân "Arihant" do Ấn Độ tự chế tạo, đã đi vào hoạt động vào lúc 1giờ 20 phút sáng 11/8 (giờ địa phương). Tàu ngầm Arihant (Kẻ báo thù) được hạ thủy hồi tháng 7/2009 và bắt đầu giai đoạn chạy thử từ tháng 2/2010. Quá...