Nga cảnh báo Trạm Không gian quốc tế có thể lao xuống trái đất
Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Dmitry Rogozin cho rằng Trạm Không gian quốc tế sẽ lệch quỹ đạo và rơi xuống nếu Nga bị cấm vận và không thể tiếp tục vận hành.
Trạm Không gian quốc tế ( ISS) trên quỹ đạo. Ảnh NASA
Hãng AFP ngày 12.3 dẫn lời ông Dmitry Rogozin, Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos), cảnh báo rằng Trạm Không gian quốc tế (ISS) có thể rơi xuống trái đất do các lệnh cấm vận của phương Tây, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ cấm vận.
Theo ông, các lệnh cấm vận có thể cản trở hoạt động của các tàu không gian Nga phục vụ ISS. Do đó, bộ phận của Nga trên trạm, có chức năng giúp trạm theo đúng quỹ đạo, có thể bị ảnh hưởng, khiến cấu trúc 500 tấn “rơi xuống biển hoặc mặt đất”.
Cảnh báo được đưa ra sau khi Nga hứng chịu làn sóng cấm vận dồn dập từ phương Tây đáp trả việc Nga đưa quân đến Ukraine.
Cấm vận Nga có thể khiến trạm không gian ISS rơi?
Tuần trước, một đoạn phim do hãng RIA Novosti đăng trên Telegram khiến nhiều người lo ngại về số phận của ISS và phi hành gia Mỹ Mark Vande Hei.
Theo trang Space.com, đoạn phim được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ chia sẻ lại cho thấy phi hành gia này bị bỏ lại ở ISS, thay vì trở về trên tàu Soyuz của Nga theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, ông Rogozin còn đăng nhiều dòng tweet với thái độ tức giận về tình trạng hợp tác liên quan ISS, sau nhiều lệnh cấm vận của phương Tây.
Trả lời phỏng vấn truyền hình Nga vào ngày 26.2, ông nói rằng “các chuyên gia trong lĩnh vực không gian rất lo ngại (về các lệnh cấm vận) và họ không biết điều gì sắp xảy ra”. Một số hãng tin sau đó diễn dịch đoạn phim cùng những bình luận của ông thành khả năng Roscosmos có thể bỏ rơi ông Vande Hei, hoặc làm điều gì đó vô trách nhiệm đối với ISS.
Tuy nhiên, NASA nhấn mạnh rằng sự hợp tác về ISS vẫn tiếp tục bình thường. Ông Rogozin cũng khẳng định rằng ông Vande Hei sẽ về trái đất theo kế hoạch, đồng thời bác bỏ thông tin phỏng đoán vô căn cứ.
Dự định ông Vande Hei sẽ phá kỷ lục Mỹ về phi hành gia ở liên tục lâu nhất trên ISS, hiện do phi hành gia Scott Kelly của Mỹ giữ với 240 ngày từ năm 2015-2016.
Ông Vande Hei sẽ rời ISS trên tàu Soyuz vào ngày 30.3 với 2 phi hành gia Nga Anton Shkaplerov và Petr Dubrov, dự kiến sẽ đáp xuống tại Kazakhstan.
Tỉ phú Nga cảnh báo Điện Kremlin
Trong một diễn biến khác, doanh nhân giàu nhất Nga Vladimir Potanin cảnh báo Điện Kremlin về việc tịch thu tài sản của các công ty nước ngoài rút khỏi Nga, đồng thời cho rằng động thái đó sẽ khiến Nga thụt lùi hơn 100 năm.
Ông Potanin là chủ tịch Tập đoàn Norilsk Nickel hoạt động trong lĩnh vực kim loại. Theo ông, Nga có nguy cơ quay lại cuộc cách mạng 1917 nếu đóng cửa với các công ty và nhà đầu tư phương Tây. Ông kêu gọi chính phủ Nga thận trọng với việc tịch thu tài sản vì sẽ khiến các nhà đầu tư mất lòng tin đối với Nga, kéo dài nhiều thập niên.
Mỹ cùng nhóm G7 hủy quy chế thương mại “tối huệ quốc” của Nga
Ông cho rằng nhiều công ty dừng hoạt động tại Nga là quyết định cảm tính và có thể do áp lực chưa từng có từ dư luận nước ngoài. Do đó, nhiều khả năng họ sẽ quay lại và nên giữ cơ hội đó cho họ, ông khuyến cáo.
Tài sản của tỉ phú Potanin trị giá khoảng 22,5 tỉ USD, theo Bloomberg, dù ông mất khoảng 1/4 tài sản trong năm nay do cổ phiếu của Norilsk Nickel lao dốc.
Kế hoạch của NASA cho ISS nghỉ hưu và rơi xuống biển
NASA dự định duy trì hoạt động của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) cho đến cuối năm 2030 sau đó cho công trình này rơi xuống một khu vực hẻo lánh ở Thái Bình Dương có tên là Điểm Nemo.
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết ISS đi vào hoạt động từ năm 2000, từng đón trên 200 phi hành gia từ 19 quốc gia đến tham gia nghiên cứu, hoạt động tại công trình này. NASA thông báo rằng một công trình thương mại sẽ thay thế ISS làm nơi tiến hành nghiên cứu và hợp tác khoa học trên vũ trụ.
Giám đốc thương mại vũ trụ tại NASA, ông Phil McAlister nói: "Với sự hỗ trợ của NASA, lĩnh vực tư nhân có năng lực tài chính và kỹ thuật trong phát triển và vận hành các điểm đến thương mại trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Chúng tôi mong đợi được chia sẻ những bài học đã học được cũng như các kinh nghiệm với lĩnh vực tư nhân để giúp họ phát triển những điểm đến an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả về tài chính trong vũ trụ".
Ông Phil McAlister đồng thời cho biết đã chuyển báo cáo lên quốc hội Mỹ, nêu chi tiết về kế hoạch của NASA đảm bảo chuyển giao thuận lợi sau khi ISS "nghỉ hưu" năm 2030.
NASA nêu rõ kế hoạch là để ISS rơi xuống khu vực không người sinh sống tại Nam Thái Bình Dương có tên là Điểm Nemo và dự tính điều này sẽ diễn ra trong tháng 1/2031. Điểm Nemo là nơi xa đất liền nhất và được tận dụng làm "nghĩa trang dưới nước" cho nhiều phương tiện vũ trụ.
Điểm Nemo cách bờ Đông của New Zealand 4.828 km và kể từ năm 1971 đến nay có đến 263 mảnh rác thải vũ trụ của Mỹ, Nga, Nhật Bản cùng các quốc gia châu Âu đã "hạ cánh" tại đây.
Nhưng ISS sẽ không nghỉ ngơi trong 8 năm tới. NASA thông báo mục tiêu trong thời gian tới là sử dụng ISS cho "sứ mệnh quá cảnh sao Hỏa".
Trung Quốc đã phóng module đầu tiên thuộc trạm vũ trụ của nước này vào năm 2021. Tuy trạm vũ trụ của Trung Quốc không lớn bằng ISS nhưng dự kiến sẽ đi vào hoạt động toàn phần vào cuối năm nay.
Nga đã tuyên bố sẽ rời dự án ISS trong năm 2025 và dự kiến xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên của nước này có thể đi vào hoạt động từ năm 2030.
Lộ diện thế hệ phi hành gia sẽ quay lại mặt trăng Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố danh sách 10 thành viên thuộc thế hệ phi hành gia sẽ chinh phục mặt trăng và có lẽ cả sao Hỏa trong thời gian tới. 10 gương mặt phi hành gia tương lai của NASA. Ảnh NASA Ngày 6.12, NASA giới thiệu lớp đào tạo phi hành gia đầu tiên kể...