Nga cảnh báo “thủ phạm” đứng sau vụ Ukraine khóa van đường ống dẫn khí
Moscow cảnh báo Washington và Kiev phải chịu trách nhiệm về việc dừng cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu thông qua Ukraine.
Một đường ống khí đốt của tập đoàn Nga Gazprom (Ảnh: Reuters).
“Trách nhiệm chấm dứt nguồn cung khí đốt của Nga hoàn toàn thuộc về Mỹ, chính quyền ở Kiev và chính phủ các nước châu Âu, những bên đã hy sinh phúc lợi của công dân nước mình để hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế Mỹ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố hôm 2/1.
Bà Zakharova cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi chính từ những thay đổi trên thị trường năng lượng châu Âu.
“Việc ngừng cung cấp năng lượng cạnh tranh và bảo vệ môi trường của Nga không chỉ làm suy yếu tiềm năng kinh tế của châu Âu mà còn có tác động tiêu cực nhất đến mức sống của người dân châu Âu”, bà Zakharova nhấn mạnh.
Sau khi thỏa thuận kéo dài 5 năm kết thúc, Nga giờ đây sẽ không còn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua các đường ống ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, điều này đồng nghĩa với việc “Nga không còn cơ hội kiếm được hàng tỷ USD”.
Ngày 1/1, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Herman Halushchenko cũng xác nhận Kiev đã khóa van các đường ống dẫn “vì lợi ích an ninh quốc gia”.
Video đang HOT
“Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường và sẽ phải hứng chịu các thiệt hại tài chính”, ông Halushchenko viết trên Telegram.
Hợp đồng cho phép khí đốt của Nga chảy qua mạng lưới các đường ống dẫn vào một số nước châu Âu, chủ yếu là Hungary, Slovakia và Áo.
Việc chấm dứt thỏa thuận sẽ không cắt đứt hoàn toàn khí đốt của Nga sang châu Âu nhưng khối lượng sẽ giảm đáng kể. Nga vẫn có thể cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống Turkstream nhưng lượng khí đốt nhập khẩu vào EU sẽ giảm khoảng 14 tỷ mét khối.
Ủy ban châu Âu cho biết, khối lượng này có thể được thay thế bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu qua đường ống từ các nguồn khác, chẳng hạn như Na Uy và Mỹ.
Mặc dù Kiev được hưởng lợi về mặt tài chính từ thỏa thuận vừa hết hạn, với số tiền lên tới 800 triệu USD mỗi năm, nhưng bản thân Ukraine không phải nước nhập khẩu.
Ước tính mới nhất cho thấy, Nga dự kiến sẽ mất khoảng 5,2 tỷ USD/năm từ tiền khí đốt được vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine.
Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES), Nga phải phụ thuộc một phần vào hoạt động kinh doanh dầu khí vì cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Ngoài EU, xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga qua các đường ống là sang Thổ Nhĩ Kỳ và Belarus. Xuất khẩu LNG chủ yếu phụ thuộc vào doanh số bán hàng cho Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc lại được chiết khấu tới 28% so với xuất khẩu sang châu Âu, nghĩa là Moscow thu được ít lợi nhuận hơn nhiều.
Ukraine nêu điều kiện để tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu
Ukraine nêu ra điều kiện mà họ có thể cân nhắc sẽ tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu vào năm sau.
Một đường ống khí đốt của tập đoàn Nga Gazprom (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 19/12 rằng Ukraine có thể cân nhắc tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu với điều kiện Moscow không nhận tiền thanh toán cho mặt hàng này tới khi chiến sự kết thúc.
Trước đó, Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine đến châu Âu, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Slovakia, một trong những nước nhận khí đốt, đang nỗ lực để kéo dài thỏa thuận này.
"Chúng tôi sẽ không gia hạn việc trung chuyển khí đốt Nga. Chúng tôi sẽ không cho phép Nga kiếm thêm hàng tỷ USD", ông Zelensky phát biểu trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Brussels.
Tuy nhiên, ông bổ sung: "Nếu quốc gia nào sẵn sàng nhận khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine mà không trả tiền cho Nga cho đến khi chiến sự kết thúc, thì đó là một khả năng có thể xem xét (tiếp tục trung chuyển khí đốt). Chúng tôi có thể suy nghĩ về điều này".
Ủy ban châu Âu đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng đối phó với việc hợp đồng trung chuyển nói trên hết hạn, và tất cả các quốc gia nhận khí đốt Nga qua Ukraine hiện đều có các nguồn cung cấp năng lượng thay thế.
Ông Zelensky cũng chỉ trích Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người đã cảnh báo về tác động kinh tế mà Slovakia có thể phải đối mặt nếu mất nguồn khí đốt giá rẻ từ Nga.
"Nói thật, trong thời chiến, thật đáng xấu hổ khi nói về tiền bạc, vì chúng tôi đang mất đi những người dân", ông Zelensky nói.
Ông Zelensky cũng cho biết ông đã nói với ông Fico rằng Ukraine sẵn sàng trung chuyển khí đốt của các nước khác qua cơ sở hạ tầng của mình để đến châu Âu, nhưng cần có sự đảm bảo rằng đây không phải là khí đốt Nga bị đổi tên.
"Chúng tôi cần biết rằng chúng tôi chỉ trung chuyển khí đốt nếu nó không đến từ Nga", ông Zelensky nhấn mạnh.
Trong khi đó, trong buổi họp báo thường niên cuối năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ không được gia hạn, nhưng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom sẽ chống chịu được với điều này.
Trước đó, một chuyên gia năng lượng cho biết, Nga có thể thiệt hại hàng tỷ USD vì Ukraine khóa van trung chuyển.
"Ukraine cuối cùng cũng đã quyết định cắt đứt sự phụ thuộc vào Nga bằng cách khóa van. Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ động thái này, ngoài khoản lỗ 7 tỷ USD của năm ngoái, một đòn giáng mạnh đối với Moscow", James Hill, giám đốc điều hành của MCF Energy (Canada), nói với Newsweek.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận trung chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm được ký kết vào năm 2019 giữa công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine và công ty Gazprom của Nga chấm dứt cũng có thể khiến Kiev mất đi một nguồn doanh thu quan trọng và làm tăng thêm sự bất ổn cho nguồn cung năng lượng của châu Âu vào mùa đông năm nay.
Lượng khí đốt hiện tại chảy qua Ukraine chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung của châu Âu, nhưng việc không có thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga cũng khiến Ukraine mất 800 triệu USD mỗi năm tiền phí trung gian, theo Bloomberg.
Tòa án Praha buộc Gazprom phải thanh toán tiền thuê đường ống khí đốt cho công ty của CH Séc Tòa Trọng tài ở thủ đô Praha ngày 13/9 đã ra phán quyết buộc công ty năng lượng Gazprom của Nga phải thanh toán cho công ty Net4Gas của CH Séc các khoản chi phí cho các đường ống dẫn khí đốt chưa sử dụng kể từ cuối năm 2022 cùng lãi suất phát sinh. Biểu tượng tập đoàn năng lượng Gazprom. Ảnh:...