Nga cảnh báo phương Tây đang ‘đùa với lửa’
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo, Mỹ và các đồng minh đang “đùa với lửa” khi tăng cường viện trợ quân sự, kể cả kế hoạch chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine trong bối cảnh xung đột với Moscow.
“Tất nhiên, đó là sự leo thang không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ có những người ở phương Tây thấu hiểu điều này. Nhưng mọi thứ đang do Washington, London và các vệ tinh của họ bên trong Liên minh châu Âu (EU) quyết định”, ông Lavrov chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Russia 1 hôm nay (28/5), khi bình luận về khả năng các chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất sẽ được gửi cho Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Tass
Đài RT dẫn lời ông Lavrov cáo buộc chính Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia, đang “thực hiện mục tiêu do Mỹ đặt ra là làm suy yếu và khiến Nga hứng chịu thất bại chiến lược”.
“Một số ở phương Tây đang thảo luận về việc ‘phi thuộc địa hóa Nga’, đồng nghĩa với việc chia cắt đất nước của chúng tôi. Đây là hành động đùa với lửa”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo.
Video đang HOT
Theo ông Lavrov, những phát biểu hồi đầu tuần của Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ về việc Kiev không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga “trong thời gian tới” là “một bước tiến để hiểu tình hình thực tế”.
Suốt nhiều tháng qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc các đồng minh phương Tây gửi tiêm kích F-16 cho Kiev, với lí do loại chiến đấu cơ này rất cần thiết cho việc bảo vệ không phận và cơ sở hạ tầng của Ukraine trước làn sóng tấn công bằng tên lửa của quân Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản hôm 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Washington ủng hộ các nỗ lực của Anh, Hà Lan và các quốc gia châu Âu khác trong việc huấn luyện các binh sĩ Ukraine sử dụng F-16 và các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 khác của phương Tây. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiết lộ thêm, Washington sẽ cùng các đồng minh xác định khi nào sẽ chuyển giao các tiêm kích, bên nào chịu trách nhiệm vận chuyển số khí tài này và với số lượng bao nhiêu.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo, việc phương Tây tiếp tục gửi vũ khí tân tiến hơn cho Ukraine có thể vượt qua “lằn ranh đỏ”, làm leo thang chiến sự. Giới chức Nga khẳng định, việc viện trợ vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện cho quân đội Ukraine khiến các quốc gia phương Tây trên thực tế đã là bên tham gia xung đột.
Những lý do khiến Latvia nguy cơ trở thành quốc gia 'ma'
Latvia có thể đối mặt với hiện hiện tượng "cạn kiệt đàn ông" khi ngày càng nhiều người di cư khỏi đất nước.
Dân số Latvia có xu hướng ngày càng suy giảm. Ảnh: moderndiplomacy.eu
Theo mạng tin Moderndiplomacy.eu ngày 23/5, dân số Latvia năm 2020 ước tính là 1.886.198 người vào giữa năm theo dữ liệu của Liên hợp quốc (LHQ). Vào đầu năm 2022, dân số của Latvia khoảng 1.876.000 người, giảm gần 17.500 người so với một năm trước đó.
Dân số hiện tại của Latvia là 1.826.608 tính đến ngày 17/5/2023, dựa trên dữ liệu mới nhất của LHQ, giảm gần 60.000 người so với năm 2020.
Trong nhiều năm, Latvia đã phải gánh chịu cái gọi là "chảy máu chất xám", một hiện tượng khi những người trẻ được đào tạo và có trình độ cao di cư khỏi nước này. Kể từ khi Latvia trở thành thành viên của EU và khu vực Schengen, trong bối cảnh làm việc ở các quốc gia khác trở nên đặc biệt dễ dàng, nguồn nhân lực rời khỏi nước này ngày càng tăng và đạt con số cao. Do đó, dân số Latvia càng suy giảm do di cư.
Gần đây, số lượng cư dân của Latvia tiếp tục giảm mạnh. Vào đầu năm 2022, Latvia chỉ có khoảng 234.500 nam và nữ từ 13 đến 25 tuổi sống trên cả nước, chiếm 12,5% tổng số dân. Đằng sau sự giảm sút của nhóm này không chỉ là tỷ lệ sinh giảm, mức sống giảm mà còn là tình trạng di cư. Những người trẻ và tài năng không muốn ở lại Latvia.
Một lý do mới để thanh niên rời khỏi Latvia đã xuất hiện trong năm nay, đó là việc nước này khôi phục lại nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Quyết định trên được Quốc hội Latvia thông qua ngày 5/4 vừa qua. Latvia đã bãi bỏ việc áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc kể từ năm 2007.
Từ năm 2024 trở đi, số lượng lính nghĩa vụ sẽ tăng lên. Kế hoạch của Latvia là gọi 7.500 thanh niên nhập ngũ mỗi năm, bắt đầu từ năm 2028. Điều này sẽ tăng quy mô quân đội Latvia từ hơn 22.000 lên 50.000 binh sĩ, bao gồm cả lực lượng chính quy và lực lượng dự bị.
Quốc gia vùng Baltic này cảm thấy bị ảnh hưởng nặng nề do cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát công khai mới cho thấy nhiều thanh niên không tin rằng nghĩa vụ quân sự bắt buộc là phản ứng đúng đắn. Chỉ có một phần nhỏ người ủng hộ áp dụng trở lại nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Trong khi đó, rất ít người Latvia muốn gia nhập quân đội. Một nghiên cứu vào tháng 5/2022 cho thấy hơn 40% người Latvia phản đối điều đó. Theo Maris Andzans, Giáo sư tại Đại học Riga Stradins, sự ủng hộ của những người trẻ tuổi thấp hơn, chỉ có 34% trong độ tuổi 18-24 ủng hộ chính sách mới của Chính phủ Latvia.
Ở Latvia, cũng có một bộ phận cư dân khác không thích thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Một số thành viên của cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga ở Latvia hoài nghi về những gì họ cho là đường hướng thân phương Tây của nước này.
Những người nói tiếng Nga chiếm khoảng 1/4 dân số của Latvia. Gia nhập quân đội Latvia không phải là điều họ muốn làm. Do đó, nhiều người đang có kế hoạch rời khỏi Latvia. Vì vậy, Latvia đang có nguy cơ xuất hiện hiện tượng "cạn kiệt đàn ông" khi những người trẻ di cư khỏi đất nước.
Trung Quốc triệu tập đại sứ Nhật Bản về tuyên bố của G7, Tokyo nói gì? Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Nhật Bản để phản đối những tuyên bố liên quan Bắc Kinh được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối ngày 21.5 ra thông báo cho biết Thứ trưởng Tôn Vệ Đông đã triệu tập đại sứ Nhật Bản Hideo Tarumi để bày tỏ...