Nga cảnh báo phái bộ của EU ở Armenia sẽ gia tăng đối đầu
Theo hãng tin AFP, Nga mới đây đã cáo buộc EU tìm cách châm ngòi cho “đối đầu địa chính trị” thông qua triển khai một phái bộ dân sự để giám sát biên giới đầy biến động của Armenia với Azerbaijan.
Nga đã tìm cách duy trì vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ nói trên mặc dù đang có xung đột với Ukraine.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/1 đã thành lập phái bộ dân sự với nhiệm vụ tham gia giám sát đường biên giới nhiều biến động giữa Armenia với Azerbaijan, qua đó củng cố vai trò của khối này tại khu vực Nam Caucasus mà Điện Kremlin coi là phạm vi ảnh hưởng.
Phái bộ đã được triển khai khi Armenia nói một “cuộc khủng hoảng nhân đạo” đang tàn phá khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Kể từ giữa tháng 12/2022, một nhóm người Azerbaijan đã chặn con đường duy nhất đến Karabakh từ Armenia để phản đối điều mà họ cho là hoạt động khai thác mỏ trái phép gây hủy hoại môi trường, khiến khu vực miền núi này có khoảng 120.000 người thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga cho biết phái bộ của EU sẽ “chỉ châm ngòi cho cuộc đối đầu địa chính trị trong khu vực và làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn hiện tại”.
Moskva cũng cáo buộc EU đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và gây hại cho Nga. “Những nỗ lực của EU nhằm giành được chỗ đứng ở Armenia bằng bất cứ giá nào và hạn chế các nỗ lực hòa giải của Nga có thể gây tổn hại đến lợi ích cơ bản của người Armenia và người Azerbaijan”, Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố tiếp tục: “Chúng tôi tin rằng nhân tố chính cho sự ổn định và an ninh trong khu vực trong tương lai gần vẫn là lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga”.
Về phần mình, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ phái bộ của EU. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nói với các phóng viên: “Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của các đối tác trong đó có EU nhằm xây dựng lòng tin trong khu vực và đảm bảo một môi trường thuận lợi cho đối thoại trực tiếp giữa Armenia và Azerbaijan”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng tăng cường vai trò của Washington trong ngoại giao giữa Armenia và Azerbaijan thông qua các cuộc hội đàm thường xuyên với lãnh đạo hai nước. Đầu tuần này, ông Blinken hối thúc Azerbaijan dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên đường vào Karabakh.
Hôm 26/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cáo buộc Azerbaijan gây “áp lực kinh tế và tâm lý để kích động một cuộc di cư của người Armenia khỏi Karabakh”.
“Đây là một chính sách thanh trừng sắc tộc”, ông Nikol Pashinyan nói trong một cuộc họp nội các ở thủ đô Yerevan, lưu ý các trường mẫu giáo, trường học và trường đại học vẫn đóng cửa ở Karabakh do lệnh phong tỏa, với hàng nghìn học sinh không được quyền giáo dục cơ bản.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev bác bỏ cáo buộc là “vô căn cứ, sai trái và vô lý”. Ông Aliyev cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và Hội Chữ thập đỏ đã đảm bảo vận chuyển hàng hóa dân sự tới Karabakh.
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, những người ly khai người Armenia ở Karabakh đã ly khai khỏi Azerbaijan. Các cuộc xung đột sau đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30.000 người. Một đợt bùng phát bạo lực khác vào năm 2020 đã cướp đi sinh mạng của trên 6.500 người và kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian, trong đó Armenia nhượng lại các vùng lãnh thổ mà họ đã kiểm soát trong nhiều thập kỷ.
Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc thảo luận về tương lai của MINUSMA
Liên hợp quốc đặc biệt chỉ trích những cản trở đối với quyền tự do đi lại của binh sỹ MINUSMA, một yếu tố được cho là then chốt đối với một số thành viên của Hội đồng Bảo An.
Binh sỹ Mali tuần tra. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/1, trong một cuộc họp thảo luận về cách phát triển Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA), nhiều thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhấn mạnh đến việc không thể duy trì "nguyên trạng" Phái bộ này.
Hội đồng Bảo An, cơ quan sẽ quyết định về việc gia hạn MINUSMA vào tháng 6, lần đầu tiên xem xét báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, trong đó nhấn mạnh rằng phái bộ sẽ không thể đứng vững nếu tiếp tục duy trì ở hình thức hiện tại và không gia tăng số lượng lính mũ nồi xanh. Báo cáo đề xuất rút quân nếu các điều kiện then chốt không được đáp ứng.
Phó Đại sứ Pháp Nathalie Broadhurst nhận định: "Vài tháng tới là thời gian mang tính quyết định đối với tương lai của MINUSMA. Như Tổng thư ký đã chỉ ra, giữ nguyên trạng không phải là một lựa chọn."
Bà đồng thời tin rằng tương lai của Phái bộ phụ thuộc vào "những cam kết rõ ràng" và "hành động cụ thể" từ chính quyền Mali.
Liên hợp quốc đặc biệt chỉ trích những cản trở đối với quyền tự do đi lại của binh sỹ MINUSMA, một yếu tố được cho là then chốt đối với một số thành viên của Hội đồng Bảo An trong việc tiếp tục duy trì Phái bộ.
Phó Đại sứ Mỹ Richard Mills cho biết: "Việc tiếp tục cản trở nhiệm vụ và vi phạm Thỏa thuận Quy chế Lực lượng buộc Hội đồng Bảo An phải nghiêm túc xem xét lại sự ủng hộ của mình đối với MINUSMA ở hình thức hiện tại."
Báo cáo của Tổng thư ký Guterres lưu ý rằng tình hình an ninh tiếp tục xấu đi và Phái bộ, hiện không còn sự hỗ trợ của các lực lượng nước ngoài, đặc biệt là từ Pháp, quốc gia đã rút lực lượng khỏi Mali vào tháng 8 năm ngoái, đã phải đối mặt với thử thách khó khăn.
Báo cáo cũng nêu một số lựa chọn để khắc phục tình trạng này.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Mali Abdoulaye Diop tuyên bố rằng những đề xuất đó "không tính đến những kỳ vọng chính đáng của người dân Mali, những người đứng trước các lựa chọn về an ninh".
IMF phê duyệt viện trợ khẩn cấp 105 triệu USD cho Haiti Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 23/1 đã phê duyệt khoản viện trợ khẩn cấp 105 triệu USD cho Haiti - quốc gia đang trải qua khủng hoảng nhân đạo trầm trọng hơn do lạm phát toàn cầu gần đây. Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại phòng khám ở Port-au-Prince, Haiti. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố,...