Nga cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân
Ông Sergei Shoigu cáo buộc phương Tây đang theo đuổi mục tiêu loại bỏ chủ quyền và quyền được lựa chọn con đường phát triển của nước Nga.
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu (Ảnh: Tass).
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu cảnh báo, hiện nay cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn trên trường quốc tế đang ngày càng tăng và có nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân.
Ngày 24/1, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tass, ông Shoigu cho rằng các quốc gia phương Tây đã phát động chiến dịch tấ.n côn.g vào hệ tư tưởng cũng như những giá trị của Nga và Belarus, không chỉ bằng các biện pháp kinh tế mà còn gây mất ổn định chính trị ở cả hai nước.
Video đang HOT
“Trong bối cảnh hành vi xung đột và cạnh tranh địa chính trị gia tăng, những nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự toàn cầu giữa các nước lớn, gồm cả các cường quốc hạt nhân, ngày càng gia tăng”, ông Shoigu cho biết.
Theo Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, hành vi này ở một số nước phương Tây không chỉ tác động tới Nga và Belarus mà còn ảnh hưởng đến tình hình quốc tế nói chung.
Ông Shoigu cho rằng, hiện nay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) cùng nhiều thể chế quốc tế khác đang bị làm mất đi những giá trị vốn có của chúng.
“Đang có những toan tính nhằm làm suy giảm nỗ lực toàn cầu ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang và biến không gian vũ trụ thành một môi trường đối đầu quân sự”, ông Shoigu nói thêm.
“Những hành động này trực tiếp nhằm suy yếu đất nước chúng ta vì họ muốn theo đuổi mục tiêu loại bỏ chủ quyền và quyền được lựa chọn con đường phát triển và hiện thực hóa các lợi ích chiến lượng của chúng ta”, ông Shoigu nhấn mạnh.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã leo thang căng thẳng, nhất là sau khi Moscow phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine năm 2022.
Mỹ cùng với các đồng minh phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga, trong khi đó lại không ngừng tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.
Dấu hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên
Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân", đồng thời cho biết ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên "có mối quan hệ tốt".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp tại làng Panmunjom ở biên giới liên Triều ngày 30/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong buổi họp báo sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Trump cho biết ông "rất thân thiện" với nhà lãnh đạo Triều Tiên và "chúng tôi có mối quan hệ tốt".
Ông cũng gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân", một thuật ngữ mà theo giới quan sát có thể được coi là sự công nhận của Washington đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào tuần trước, ứng cử viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân".
Phát biểu của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng rằng ông có thể tìm cách khôi phục ngoại giao trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có 3 cuộc gặp trực tiếp với ông Kim Jong Un, bao gồm hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, một cuộc gặp tại Việt Nam năm 2019 và một lần tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên. Mặc dù vậy vẫn tồn tại nhiều sự không chắc chắn đối với triển vọng tái thiết lập quan hệ Mỹ-Triều.
Nga tiếp tục thống trị năng lượng hạt nhân toàn cầu với các dự án mới Nga đang tích cực xây dựng hơn 10 tổ máy điện hạt nhân ở nước ngoài, một động thái nhằm tận dụng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và các thị trường mới nổi. Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. Ảnh: TASS Thông tin này được tiết...