Nga cảnh báo nguy cơ thế giới thiếu hụt năng lượng trong những năm tới
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây nhận định thế giới đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong 5 – 10 năm tới do các công ty dầu mỏ và khí đốt phương Tây ít đầu tư trong lĩnh vực này.
Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (LB Nga). Ảnh: AP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin TASS ngày 24/12, ông Novak nêu rõ do thận trọng trước các động thái của chính phủ, nhiều công ty dầu mỏ và khí đốt phương Tây đã quyết định sử dụng vốn để chia cổ tức thay vì đầu tư. Hệ quả của việc suy giảm đầu tư là trong tương lai, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không có đủ nguồn lực năng lượng và thế giới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt và một đợt khủng hoảng mới.
Ông nhấn mạnh trong 5 – 10 năm tới, thế giới sẽ đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và châu Âu sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng. Ông Novak cũng cảnh báo việc các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt mới và triển khai các biện pháp điều tiết thị trường sẽ không đem lai lợi ích kinh tế và sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong dài hạn.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong cuộc phỏng vấn trên, Phó Thủ tướng Novak cũng khẳng định các nguồn năng lượng của Nga là không thể thay thế và không thể bị cắt khỏi thị trường quốc tế. Ông nói: “Rõ ràng, việc tiêu thụ các nguồn năng lượng sẽ chỉ tăng lên trong tương lai, vì vậy tôi không thể tưởng tượng nền kinh tế thế giới sẽ xoay sở như thế nào nếu không có các nguồn năng lượng của Nga”. Theo ông Novak, Nga là đóng vai trò lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng khi đóng góp 20% xuất khẩu khí đốt của thế giới, hơn 20% dầu mỏ, và là nhà cung cấp than lớn thứ ba trên thế giới.
Trước đó, EU đã công bố gói trừng phạt thứ 9 trong năm nay nhằm vào Nga. Gói trừng phạt gồm “danh sách đen” tăng thêm 141 người và 49 pháp nhân, triển khai thủ tục tước quyền phát sóng của 4 kênh truyền hình Nga ở EU, các biện pháp hạn chế 3 ngân hàng của Nga cũng như một số lệnh cấm xuất khẩu. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết với vòng trừng phạt thứ 9 có hiệu lực, “danh sách đen” của EU đối với Nga đã tăng lên 1.386 cá nhân và 171 tổ chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova ngày 17/12 khẳng định gói trừng phạt mới sẽ có tác dụng giống như tất cả các biện pháp trước đó – là làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế – xã hội trong chính EU. Trong khi đó, phái bộ thường trực của Nga tại EU cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho rằng gói trừng phạt thứ 9 “sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân châu Âu”.
Bank of America: Năm 2023 sẽ là năm khó khăn với thị trường dầu mỏ
Ngân hàng Bank of America (BoA) dự báo năm 2023 sẽ là năm khó khăn với thị trường dầu mỏ, với nhiều vấn đề lớn dự kiến sẽ xảy ra cả với cầu nguyên liệu thô này và giá đề xuất.
Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (Liên bang Nga). Ảnh: AP/TTXVN
BoA dự báo năm 2023, giá dầu có thể biến động đặc biệt mạnh, trạng thái cân bằng không ổn định sẽ được thiết lập trên thị trường, điều mà bất kỳ người chơi lớn nào cũng có thể dễ dàng phá vỡ. Sự suy thoái đang nổi lên trong nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dầu khí.
Theo các nhà chiến lược của BoA, những lo ngại về tăng trưởng yếu hơn đã kéo giá dầu cũng như các giá hàng hóa khác xuống thấp hơn, nhưng một sự xoay trục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể mang cầu trở lại và đẩy giá dầu lên cao hơn.
Yếu tố quan trọng thứ hai có thể đẩy dầu Brent lên cao hơn là nỗ lực mở cửa trở lại của Trung Quốc. Rủi ro về cầu do Trung Quốc trì hoãn mở cửa trở có thể khiến giá dầu giảm, song nếu Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình này, điều đó sẽ tạo ra xu hướng tăng đối với loại hàng hóa này.
Theo BoA, năm 2023, nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ giảm xuống còn 1,55 triệu thùng/ngày. Giá trung bình một thùng dầu năm 2023 sẽ vào khoảng 100 USD.
Xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh sau lệnh áp giá trần của phương Tây Ngành xuất khẩu dầu thô của Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi các lệnh trừng phạt mới và mức trần giá 60 USD/thùng do Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) áp đặt có hiệu lực từ ngày 5/12. Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (LB...