Nga cảnh báo Mỹ về thảm họa hạt nhân
Đại sứ Nga cảnh báo chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy thế giới tới thảm họa hạt nhân.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov (Ảnh: Tass).
“Tôi đã nói với người Mỹ, tôi đã nói với các đồng nghiệp của mình tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ rằng các ngài đang đẩy thế giới tới thảm họa hạt nhân”, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Channel One của Nga hôm 3/10.
“Ý tôi muốn nói đến là cuộc khủng hoảng Ukraine và các chính sách hiện tại của Mỹ ở Trung Đông. Họ đang ủng hộ một bên trong cuộc xung đột và điều này hoàn toàn không có lợi cho hòa bình”, ông Antonov nói thêm.
Đại sứ Antonov cũng cho biết ông đã cố gắng giải thích bản chất của các sửa đổi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất đối với học thuyết hạt nhân của Nga cho các quan chức tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với tôi, bởi vì về bản chất, Mỹ đang tiến hành cuộc chiến chống lại chúng tôi, nhưng thông qua Ukraine”, đại sứ Nga cho biết.
Video đang HOT
Sergey Naryshkin, giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR), cho biết tuyên bố của Tổng thống Putin về các sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân đã trở thành lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các chính trị gia phương Tây khi họ đang suy đoán về khả năng vượt qua lằn ranh đỏ của Nga trong các vấn đề như tấn công bằng vũ khí tầm xa.
“Theo các nguồn tin của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, lời cảnh báo này đã truyền tải thông điệp đến hầu hết các nước phương Tây. Mặc dù vẫn còn một số chính trị gia vô trách nhiệm đang cố gắng chứng minh rằng không nên tuân thủ bất kỳ lằn ranh đỏ nào mà Nga vạch ra. Đây là một thái độ mạo hiểm và tôi hy vọng lời cảnh báo của Nga sẽ đi vào nhận thức của phần lớn giới tinh hoa chính trị của thế giới phương Tây”, ông Naryshkin nói.
Ông chỉ ra rằng những suy đoán về khả năng vượt qua ranh giới đỏ của Nga về vấn đề tấn công bằng vũ khí tầm xa của phương Tây là một ảo tưởng lớn.
“Cả một nhóm chính trị gia vô trách nhiệm ở các nước phương Tây nghĩ rằng để đạt được mục tiêu đánh bại chiến lược Nga, các nước phương Tây không nên tuân thủ bất kỳ lằn ranh đỏ nào mà Nga đã vạch ra. Điều này được thấy trong các cuộc thảo luận về khả năng sử dụng các hệ thống vũ khí tầm xa có độ chính xác cao của phương Tây để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Đây là một quan niệm sai lầm lớn”, quan chức Nga cảnh báo.
Trước đó, Tổng thống Putin tuyên bố, theo phiên bản sửa đổi của học thuyết hạt nhân Nga, bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nga từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đều có thể được coi là “cuộc tấn công chung” và vượt qua ngưỡng hạt nhân.
Sự thay đổi này ngụ ý rằng các quy tắc mới của học thuyết hạt nhân có thể áp dụng cho một cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tiên tiến do Mỹ, Anh hoặc Pháp cung cấp.
Tổng thống Putin cảnh báo, Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân ngay khi nhận được “thông tin đáng tin cậy” về một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn hoặc cuộc không kích do một quốc gia khác tiến hành nhằm vào Nga.
Ông Putin chưa nêu rõ thời điểm những thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga sẽ có hiệu lực. Về lý thuyết, học thuyết hạt nhân cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp một quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Moscow hoặc nếu “sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa”.
Đại sứ Nga: Mỹ đang lún sâu vào 'vực thẳm' của khủng hoảng Ukraine
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố gói viện trợ quân sự trị giá 325 triệu USD dành cho Ukraine đang đẩy Mỹ lún sâu hơn vào "vực thẳm" của cuộc xung đột.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov chỉ trích việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ông Antonov đưa ra phát biểu trên trong một bài đăng ngày 14-6 trên Telegram của Đại sứ quán Nga tại Mỹ.
Gói hỗ trợ 325 triệu USD được nhắc tới bao gồm đạn dược cho hệ thống phòng không, đạn dược các loại và nhiều phương tiện quân sự khác. Mỹ đã cung cấp gói viện trợ mới nhất trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị cho cuộc phản công được chờ đợi từ lâu.
Tuần trước, lực lượng Ukraine đã mất một số xe tăng và xe thiết giáp do các đồng minh phương Tây cung cấp, trong khi chỉ giành được một số lãnh thổ nhỏ ban đầu.
"Mỹ đang ngày càng lún sâu hơn vào vực thẳm của cuộc khủng hoảng Ukraine", ông Antonov nói.
Đại sứ Nga tiếp tục: "Rõ ràng, các chiến lược gia Mỹ bằng cách nào đó không hiểu rằng không có số lượng vũ khí nào, bất kể sự tham gia của lính đánh thuê, sẽ có thể xoay chuyển tình thế trong chiến dịch quân sự đặc biệt của (Nga)".
Mỹ, Liên minh châu Âu và các đồng minh khác của Ukraine đã gửi hỗ trợ quân sự trị giá hàng tỉ USD cho Kiev, kể từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" hồi tháng 2-2022.
Ngày 13-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoan nghênh khoản viện trợ mới của Mỹ.
Tuyên bố trên Twitter, ông Zelensky cho rằng đó là những gì lực lượng quốc phòng Ukraine cần. Ông cho rằng đó là "sự hỗ trợ hiệu quả" để giúp Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát.
Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 13-6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tin rằng thành công của Ukraine trên chiến trường sẽ buộc Nga trở lại bàn đàm phán.
"Sự hỗ trợ mà chúng ta cùng nhau cung cấp cho Ukraine hiện đang tạo ra sự khác biệt trên chiến trường", tổng thư ký NATO khẳng định và cho biết chiến dịch phản công của Ukraine đang tiến triển khả quan.
Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân? Một số loài động vật đang sinh sôi không ngừng, một số khác buộc phải tiến hóa ... Một công viên bỏ hoang ở Chernobyl. Ngày 26/4/1986, một vụ nổ xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine, khi đó thuộc Liên bang Xô Viết. Nhà ở, văn phòng làm việc, và thậm chí cả công viên giải trí cũng...