Nga cảnh báo Mỹ, Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ về Syria
Nga cảnh báo Mỹ, Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chớ có mưu toan thiết lập “ vùng cấm bay” hoặc đổ quân can thiệp vào cục diện chiến trường ở Aleppo.
Nga cảnh báo Mỹ, Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chớ có mưu toan thiết lập “vùng cấm bay” hoặc đổ quân can thiệp vào cục diện chiến trường ở Aleppo, Syria.
Vòng vây đang siết chặt xung quanh thành phố Aleppo
Cuộc nội chiến 5 năm Syria đang bước vào thời điểm quan trọng nhất. Ngày 6/2, quân đội Syria, lực lượng Hezbollah và dân quân Shiite Iraq dưới sự lãnh đạo của sĩ quan Iran, với sự yểm trợ của Không quân Nga và lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz, đang siết chặt thòng lọng bao vây 35.000 phiến quân bị mắc kẹt ở Aleppo, thành phố đông dân nhất ở Syria. Khi vòng vây bị siết chặt, 400.000 thường dân Syria cũng bị mắc kẹt trong thành phố Aleppo.
Nga cung cấp cho quân đội Syria xe tăng T-90 hiện đại để tấn công đánh chiếm Aleppo. Trong ảnh: Lính Syria đứng trước xe tăng T-90.
Tuyến đường tiếp viện chính của phiến quân bị cắt đứt trong hai ngày 4/2 và 5/2, khi các lực lượng Syria và Hezbollah đánh chiếm hành lang Azaz nối Aleppo với tỉnh Idlib đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng chục ngàn người tị nạn đã tập trung ở Bab al-Salama, cửa khẩu qua biên giới cuối cùng mà Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đóng cửa. Đây là cuộc di cư-tị nạn lớn nhất ở Syria, kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến.
Các phiến quân bị bao vây ở Aleppo thiếu vũ khí nghiêm trọng để chống trả các cuộc tấn công phối hợp của quân đội Syria. Theo các nguồn tin quân sự của debkafile, lối thoát duy nhất của một số nhóm phiến quân ở Aleppo là buông súng đầu hàng hoặc rút lui trước lực lượng chính phủ đang bắn công phá dữ dội các vị trí của họ.
Nếu các lực lượng ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad chiếm được Aleppo và miền bắc Syria, phe đối lập sẽ phải hứng chịu thất bại nặng nề nhất kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu. Sức chiến đấu của các nhóm phiến quân sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Mỹ dọa lập “vùng cấm bay”, Nga phản ứng mạnh
Video đang HOT
Tình trạng tuyệt vọng của phiến quân và sự gia tăng con số những người tị nạn Syria đến mức không thể quản lý đã khiến cho cuộc hòa đàm ở Geneva nhằm gải quyết cuộc khủng hoảng Syria đã phải tạm hoãn, một phần do phía các nước bảo trợ các nhóm phiến quân.
Tại Riyadh, Chuẩn tướng Ahmed Asiri – cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ả-rập Xê-út Muhammed Bin Salman, tuyên bố hôm 5/2 rằng Ả-rập Xê-út sẵn sàng “tham gia bất kỳ hoạt động mặt đất nào (ở Syria) của liên minh quốc tế chống ISIS”. Đây là phản ứng của Riyadh trước những lời cầu cứu của phiến quân ở Aleppo.
Tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo giới rằng đã đến lúc thiết lập một khu vực an ninh ” ở miền bắc Syria. Bộ này nói: “Một khi khu vực cấm bay đã được thành lập, chúng tôi không tin rằng Nga sẽ thách thức các lực lượng Mỹ và NATO mạnh hơn, đặc biệt nếu các lạc lượng này hoạt động chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ngày hôm sau (ngày 5/2), Moscow đã phản ứng mạnh. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tuyên bố: “Các hệ thống phòng không của Nga cho phép phát hiện sớm các mối đe dọa đối với máy bay Nga đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên không phận Syria và cung cấp các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn bay”.
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 mà Nga triển khai tại căn cứ không quân ở Syria.
Đây là một lời nhắc nhở về các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 và S-300 mà Nga triển khai tại căn cứ không quân ở Syria, sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga hồi tháng 11/2015.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem nói thẳng hơn: “Mọi binh sĩ nước ngoài vào Syria sẽ trở về nhà trong những chiếc quan tài bằng gỗ”. Ông này khuyên các nhóm đối lập vũ trang chống lại cuộc tấn công quân chính phủ trong khu vực hạ vũ khí bởi vì “đà tiến bộ quân chính phủ báo hiệu rằng cuộc chiến Syria đang gần kết thúc”.
Bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nguồn tin quân sự của debkafile nói không có dấu hiệu ngừng bắn nào hoặc thậm chí sự giảm tốc trong chiến dịch tấn công Aleppo của liên quân ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad.
Minh Châu (Theo debkafile)
Theo_Kiến Thức
Nga có thể đối phó với lá chắn tên lửa NATO đã bố trí ngay sát vách?
Theo nhận định của báo Nga, các thành phần thuộc hệ thống lá chắn tên lửa của NATO bao vây quanh Nga đã được thiết lập đúng tại các vị trí đã tính toán.
Tên lửa đạn đạo Topol-M của quân đội Nga.
Báo Sputnik của Nga cho biết, các tên lửa đạn đạo của Nga có thể đối phó hiệu quả với hệ thống lá chắn phòng thủ của NATO bố trí áp sát lãnh thổ Nga ở châu Âu.
Theo báo Nga, cách đây 1 tuần, thông tin về việc NATO triển khai hệ thông tên lửa phòng thủ đánh chặn lớp Aegis tại căn cứ không quân Deveselu của Ba Lan đã xuất hiện trên một số tờ báo của châu Âu.
Đây được xem là một thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu, giai đoạn tiếp theo của cái mà một nhà báo Đức có tên Florian Rotzer gọi là "chạy đua hạt nhân" giữa Nga và Mỹ.
Theo nhà báo Florian Rotzer, hệ thống lá chắn phòng thủ của NATO ở châu Âu có mục đích chính là răn đe, gia tăng áp lực nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, để được hệ thống lá chắn phòng thủ này bảo vệ, các quốc gia thành viên NATO, trong đó, có những nước láng giềng với Nga đã phải đánh đổi và trả giá bằng sự độc lập về chính trị, quân sự và công nghệ của chính mình.
Hiện NATO đã thiết lập hệ thống cảnh báo sớm AN/TPY-2 trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2011 và các chiến hạm của NATO hiện vẫn đang tuần tra trên Địa Trung Hải bằng các tên lửa đánh chặn tân tiến SM-3.
Theo nhận định của báo Nga, các thành phần thuộc hệ thống lá chắn tên lửa của NATO bao vây quanh Nga đã được thiết lập đúng tại các vị trí đã tính toán.
Dự kiến, sau khi hệ thống tên lửa đánh chặn ở Ba Lan được triển khai vào năm 2018 tới đây thì kế hoạch của Mỹ và NATO gần như đã hoàn chỉnh.
Trong khi đó, các quan chức của NATO thì một mực khẳng định rằng hệ thống lá chắn tên lửa của họ không nhằm vào Nga mà chủ yếu được thiết lập để bảo vệ châu Âu trước đã tên lửa đạn đạo tầm xa có thể được bắn đi từ Trung Đông, đặc biệt là từ Iran.
Tên lửa Topol-M của Nga đang hành quân di chuyển dưới dự yểm trợ của lực lượng hộ tống chuyên biệt. (ảnh tư liệu).
Tuy nhiên, theo nhà báo Đức Florian Rotzer, các giải thích này của NATO hoàn toàn không thuyết phục được Moscow bởi Nga luôn một mực cho rằng Mỹ và NATO đang kê tên lửa sát vách nước Nga nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm năng trong tương lai.
Báo Sputnik, Nga trích dẫn nhận xét của nhà báo Đức Rotzer cho hay: "Ngay cả những người cả tin nhất cũng có thể nhận ra được một thực tế Iran không thể được xem như một mối đe doạ duy nhất đối với NATO, dù vậy, tất cả những cáo buộc nói NATO, Mỹ lắp tên lửa để chống lại Nga đều bị bác bỏ".
Nhà báo Đức nói thêm rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo hình thành năm 1972 (trong đó giới hạn các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ) thì Moscow cũng đã cảnh báo rằng nước này có thể phát triển các tên lửa có khả năng đánh bại mọi hệ thống đối kháng của quân Mỹ.
Báo Nga dẫn lời ông Rotzer nói: Và, đến bây giờ, ngay cả khi NATO thiết lập xong các thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa thì các tên lửa xuyên lục địa Topol của nước này cũng có thể đánh bại lại các đối thủ.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tranh luận giữa các ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ: 9 điểm nhấn Cuộc tranh luận cuối cùng giữa các ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2015 vẫn xoay quanh các chủ để nóng như chống khủng bố và kiểm soát súng. Theo ABC News, cuộc tranh luận giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Thượng Nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders và cựu Thống Đốc bang Maryland Martin O'Malley lần này cũng...