Nga cảnh báo kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân
Quan chức Nga cảnh báo quyết định của phương Tây cho phép Ukraine tấn công tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga có thể buộc Moscow phải dùng đến vũ khí hạt nhân.
Một tổ hợp tên lửa liên lục địa của Nga tham gia duyệt binh năm 2022 (Ảnh: AFP).
Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti vào ngày 28/9, Andrey Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Nga, đã bình luận đề xuất gần đây của Tổng thống Vladimir Putin về việc cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga.
Theo ông Kartapolov, nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do họ sản xuất tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, mọi phương án đều có thể được đưa ra xem xét khi Moscow tung đòn đáp trả.
“Quyết định sẽ do Tổng tư lệnh đưa ra”, ông Kartapolov nói.
Theo ông Kartapolov, còn có những yếu tố khác tác động đến việc Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân và vì lý do này, không thể khẳng định liệu vũ khí hạt nhân có thực sự được sử dụng hay không.
Quan chức Nga cũng cho rằng sự mơ hồ xung quanh tuyên bố của Tổng thống Putin đã gây ra sự hoảng loạn ở phương Tây.
“Các đối tác phương Tây trước đây của chúng tôi đã trở nên lo lắng, vì đây là một tuyên bố nghiêm túc”, ông Kartapolov cho biết.
Video đang HOT
Ukraine từ lâu đã kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng cho đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Vào tháng 5, Mỹ đã cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Washington sản xuất để tấn công các mục tiêu ở Nga nhưng chỉ trong phạm vi rất hạn chế. Quyết định được đưa ra để đáp trả việc Moscow tiến vào khu vực Kharkov của Ukraine.
Tổng thống Putin cảnh báo việc dỡ bỏ các hạn chế đối với những cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ khiến Mỹ và NATO trực tiếp tham gia vào cuộc chiến công khai với Nga. Ông Putin cho rằng Ukraine phải dựa vào vệ tinh do Mỹ và phương Tây cung cấp để tấn công chính xác.
Theo New York Times, các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo chính quyền rằng việc dỡ bỏ hạn chế cho Ukraine có thể dẫn đến phản ứng dữ dội từ Moscow, bao gồm “phá hoại các cơ sở bị nhắm mục tiêu ở châu Âu” và “các cuộc tấn công có khả năng gây tổn thất vào các căn cứ quân sự của Mỹ và châu Âu”.
Bất chấp những lo ngại về sự leo thang, Politico đưa tin rằng vấn đề này “vẫn đang được xem xét” tại Nhà Trắng.
Tổng thống Putin trong tuần này cho biết, các nguyên tắc cơ bản về răn đe hạt nhân của Nga cần phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế hiện tại.
Chủ nhân Điện Kremlin chỉ ra, tình hình quân sự và chính trị hiện nay đang thay đổi mạnh mẽ và Moscow phải tính đến điều này, bao gồm cả sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới.
Ông Putin nhấn mạnh, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công thông thường xuyên biên giới lớn có sự tham gia của máy bay, tên lửa hoặc máy bay không người lái. Một cường quốc hạt nhân đối thủ hỗ trợ quốc gia khác tấn công Nga cũng sẽ bị coi là một bên tham gia cuộc tấn công đó.
Nói như vậy, việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng các tên lửa tầm xa mà họ viện trợ như ATACMS của Mỹ và Storm Shadows của Anh sẽ bị coi là thuộc diện áp dụng quy tắc răn đe hạt nhân của Nga.
Chuyên gia đánh giá về việc Liên bang Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân
Giới chuyên gia nhận định tuyên bố của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin về việc xem xét lại các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn chính sách răn đe hạt nhân của nước này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đang căng thẳng.
Thử nghiệm tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik, theo định danh của NATO là SSC-X-9 Skyfall. Ảnh: Sputnik/Bộ Quốc phòng Nga
Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik (Nga) hôm 25/9, ông Dmitry Suslov, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp của Nga, cho rằng bản cập nhật chính sách hạt nhân của Nga, do Tổng thống Vladimir Putin công bố, nhằm mục đích giảm ngưỡng hạt nhân và thay đổi cán cân rủi ro đối với phương Tây.
"Phương Tây đang leo thang và thậm chí tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga. Đồng thời, họ cũng đang thảo luận về việc chuyển đổi cuộc xung đột này thành chiến tranh nóng", ông Suslov, cũng là phó giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, lưu ý.
Theo nhà phân tích này, lý do cơ bản khiến phương Tây hành động như vậy là vì họ tin rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân và thiệt hại đối với phương Tây do thất bại của Ukraine cao hơn nhiều so với thiệt hại do leo thang.
"Vì vậy, giờ đây Nga đang thay đổi cán cân đó và cố gắng thuyết phục phương Tây rằng thiệt hại đối với chính họ sẽ giống như tự sát, tốt hơn là không nên leo thang căng thẳng thêm nữa. Với việc sửa đổi học thuyết hạt nhân, Nga vừa có thể sử dụng vũ khí hạt nhân theo nhiều lựa chọn hơn, vừa có thể đối phó với Ukraine, quốc gia đang hợp tác với các nước phương Tây sở hữu vũ khí hạt nhân", ông Suslov giải thích.
Xét về bối cảnh, thời điểm Nga tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân cũng liên quan đến việc Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thảo luận về khả năng phương Tây cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
"Quyết định này vẫn chưa được đưa ra. Vì vậy, lý do Tổng thống Putin đề cập đến những thay đổi này trước khi công bố học thuyết hạt nhân là nhằm thay đổi quá trình ra quyết định và thuyết phục Chính quyền ông Biden không thực hiện bước đi đó", ông Suslov lập luận.
Ông Mikael Valtersson - cựu sĩ quan của Lực lượng vũ trang Thụy Điển, cựu chính trị gia quốc phòng kiêm tham mưu trưởng của đảng Dân chủ Thụy Điển - cũng đồng tình với những quan điểm của ông Suslov.
Theo ông, tuyên bố của ông Putin về những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Nga phản ánh "mối quan hệ rất căng thẳng giữa phương Tây và Moskva".
"Các nước phương Tây trên thực tế là một phần của cuộc chiến - họ đang tiến hành cuộc chiến ở Ukraine, như một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga", ông Valtersson chỉ ra.
Chính trị gia này cho rằng trước những động thái gần đây của phương Tây, Moskva phải làm gì đó để chứng tỏ họ đang rất nghiêm túc, nếu không phương Tây ngày càng tăng mức độ ủng hộ với Ukraine. Ông Valtersson ám chỉ đến các cuộc tranh luận về khả năng những nước ủng hộ Ukraine "bật đèn xanh" cho Kiev phóng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp vào sâu trong lãnh thổ Nga.
"Tôi tin rằng phương Tây giờ đây sẽ do dự hơn nhiều khi cho phép Ukraine tiến hành cuộc tấn công tầm xa vào Nga", ông nhấn mạnh.
Khi đề cập đến tuyên bố của ông Putin rằng Nga có quyền tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân - nếu bị tấn công bởi một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ, ngay cả khi sử dụng vũ khí thông thường, chuyên gia này cho hay rõ ràng điều này có liên quan đến thực tế là Ukraine không thể tấn công các mục tiêu của Nga, nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây.
"Điều đó sẽ tạo ra sự do dự giữa các quốc gia phương Tây, bởi Moskva có thể coi họ là một mục tiêu tiềm năng", ông Valtersson kết luận.
Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa tại trung tâm thử nghiệm Plesetsk, Tây Bắc nước Nga. Ảnh: Sputnik
Trước đó, tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 25/9, Tổng thống Putin đã công bố loạt đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ những thay đổi này nhằm đáp ứng tình hình quân sự và chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Trong đó, một điểm cập nhật chính của học thuyết hạt nhân là việc mở rộng danh sách "những mối đe dọa quân sự" nằm trong phạm vi áp dụng chính sách răn đe hạt nhân của Nga.
Các sửa đổi được đề xuất cũng nêu rõ các điều kiện mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, như khi nhận được thông tin đáng tin cậy về một đợt triển khai quy mô lớn các vũ khí tấn công từ trên không hướng về lãnh thổ Nga.
Các đề xuất hiện ở dạng dự thảo và cần được Tổng thống Putin thông qua trước khi có hiệu lực.
Ngày 26/9, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết việc Tổng thống Putin đưa ra những đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này là điều cần thiết, nhằm đáp ứng tình hình an ninh hiện nay.
Ông Peskov nêu rõ những đề xuất sửa đổi này liên quan đến tình hình an ninh dọc biên giới đất nước, vì vậy cần điều chỉnh những nền tảng chính sách nhà nước liên quan đến vấn đề răn đe hạt nhân.
Nga cảnh báo khả năng hết kiên nhẫn trong vấn đề hạt nhân Giới chức Nga vừa lên tiếng cảnh báo về khả năng Nga hết kiên nhẫn trong vấn đề hạt nhân giữa lúc căng thẳng leo thang với phương Tây. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev hôm 14/9 nhấn mạnh, không ai thực sự mong muốn một cuộc xung đột hạt nhân. Đó là lý do quyết định sử dụng...