Nga cảnh báo đưa quân đến biên giới quốc gia NATO
Đại sứ Nga tuyên bố Moscow không phải là mối đ.e dọ.a đối với Thụy Điển hay Phần Lan, nhưng sẵn sàng đối mặt với bất kỳ mối đ.e dọ.a nào.
Lực lượng Nga ở Ukraine (Ảnh: Tass).
“Nga không đ.e dọ.a Phần Lan và Thụy Điển. Nga cũng không đ.e dọ.a các nước Baltic. Chúng tôi không có ý định cũng như không cần phải đ.e dọ.a bất kỳ ai hoặc tấ.n côn.g bất kỳ ai”, Đại sứ Nga tại Stockholm Sergey Belyayev cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Iltalehti của Phần Lan.
Tuy nhiên, theo ông Belyayev, Nga sẵn sàng phòng thủ trước bất kỳ mối đ.e dọ.a tiềm tàng nào từ các quốc gia này. Do vậy, Nga có kế hoạch triển khai lực lượng quân sự tại biên giới với Phần Lan.
“Quân đội Nga sẽ được triển khai đến biên giới với Phần Lan. Bộ Tổng tham mưu của chúng tôi sẽ cân nhắc phương án có thể đối phó với mối đ.e dọ.a tiềm tàng nếu mối đ.e dọ.a đó xuất phát từ Phần Lan”, nhà ngoại giao Nga cho biết.
Đại sứ Nga nói thêm rằng trước khi Phần Lan gia nhập NATO, Moscow không thấy cần phải triển khai bất kỳ lực lượng nào khác ngoài lính biên phòng ở biên giới chung.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào đầu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc phương Tây tìm cách mở rộng ảnh hưởng không công bằng, đồng thời cảnh báo Nga sẽ tìm cách đảo ngược tình hình.
Ông Putin cũng cho biết phương Tây “nói dối trắng trợn” và từng cam kết với Nga về việc sẽ không tìm cách mở rộng về phía đông.
Phần Lan là một trong những thành viên mới nhất được kết nạp vào NATO. Quốc gia này cùng Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập liên minh vào năm 2022 sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ch.ỉ tríc.h quyết định trở thành thành viên NATO của Phần Lan, gọi việc gia nhập của nước láng giềng này là một “bước đi vô nghĩa” buộc ông phải gửi vũ khí tới biên giới 2 nước.
Đại sứ Nga tại Phần Lan Pavel Kuznetsov từng cảnh báo Moscow sẽ trả đũa Phần Lan nếu vũ khí hạt nhân NATO được đặt trên lãnh thổ Phần Lan. Đại sứ Kuznetsov cho rằng mối quan hệ giữa Nga và Phần Lan không thể quay trở lại như xưa.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo hồi tháng 3 cáo buộc Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột lâu dài với phương Tây và là mối đ.e dọ.a quân sự lâu dài và hiện hữu đối với châu Âu.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen ủng hộ quan điểm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc triển khai lực lượng quân sự hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram cho biết NATO được cho là đã sẵn sàng thành lập trụ sở lực lượng mặt đất cho các quốc gia Bắc Âu tại Phần Lan. Ông cho biết thêm, trụ sở này có khả năng được đặt tại thị trấn Mikkeli của Phần Lan, khu vực chỉ cách biên giới với Nga khoảng 140 km.
Mikkeli cũng là nơi đặt trụ sở quân đội Phần Lan. Theo đó, trong thời bình, trụ sở này sẽ là nơi lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động huấn luyện của NATO trong khu vực. Nếu được thành lập, cơ sở của NATO sẽ có tính sẵn sàng chiến đấu cao, hoạt động suốt ngày đêm và báo cáo về trụ sở chính ở Norfolk.
Trong một diễn biến có liên quan, báo Washington Post ngày 20/12 đưa tin, các cuộc thảo luận về việc triển khai quân đội của các nước thành viên NATO ở châu Âu tới Ukraine được cho là đang ở giai đoạn đầu.
Các cuộc thảo luận diễn ra khi các thành viên NATO cân nhắc các biện pháp để cung cấp cho Ukraine đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm tàng nhằm chấm dứt xung đột với Nga.
Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông
Mỹ tỏ ra lưỡng lự trước "cơn địa chấn" chính trị ở Syria, nơi một chính quyền mới đang hình thành sau cuộc nổi dậy bất ngờ của phe đối lập.
Video đang HOT
Trong một sự kiện được ví như "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông, các nhóm đối lập bất ngờ lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm của Syria, Tổng thống Bashar al-Assad, vào ngày 8/12, khiến ông phải rời đất nước để tới Nga tị nạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo các nhóm đối lập Syria, đồng thời cho biết Washington sẽ theo dõi hành động của các nhóm này. Tuy nhiên Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng Mỹ không nên can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria lúc này.
"Bóng dáng" của Mỹ ở Syria
Lực lượng Mỹ tuần tra các mỏ dầu ở biên giới đông bắc Syria gần Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: AFP).
Sự can dự của Mỹ vào Syria bắt đầu từ ít nhất vào năm 2011, khi Mùa xuân Ả Rập, một phong trào phản đối dân chủ ở Trung Đông, nổ ra và lan sang Syria.
Điều này đã thúc đẩy một cuộc trấn áp của chính phủ Syria, do nhà lãnh đạo Syria al-Assad lãnh đạo. Một số người biểu tình sau đó đã trở thành một phần của các nhóm đối lập ở Syria và chiến đấu chống lại chính quyền Assad, dẫn đến nội chiến. Mỹ ngay lập tức áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính nặng nề đối với chính phủ Syria.
Năm 2013, Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí cho một số nhóm đối lập đang chống lại chính quyền Assad. Vào thời điểm này, quân đội Syria cũng đã vượt qua "lằn ranh đỏ" do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ra khi bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.
Bất chấp áp lực thực thi lằn ranh đỏ, ông Obama đã chọn không can thiệp sau khi Tổng thống Assad đồng ý tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria - một cam kết mà chính quyền Syria bị cho là đã không thực hiện đầy đủ.
Năm 2014, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tiếp quản một số khu vực của Syria. Mỹ đã triển khai lực lượng trực tiếp để chống lại IS vào năm 2015. Đến năm 2019, Mỹ đã làm suy yếu nghiêm trọng IS và thu hẹp sự hiện diện của tổ chức này.
Mỹ không ủng hộ tính hợp pháp của chính quyền Assad, nhưng Washington đã chấp nhận việc Tổng thống Assad nắm quyền ở Syria.
Hiện tại, Mỹ vẫn can dự vào Syria theo nhiều cách.
Đầu tiên, Mỹ triển khai khoảng 2.000 quân ở Syria để ngăn chặn IS tập hợp lại.
"Những lực lượng này, tăng cường cho nhiệm vụ đán.h bại IS, đã có mặt ở đó trước khi chính quyền Assad sụp đổ", người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder nói với các phóng viên hôm 19/12.
Thứ hai, Mỹ đã cung cấp hơn 1 tỷ USD viện trợ quân sự cho các nhóm vũ trang ôn hòa hơn chống lại sự kiểm soát của chính quyền Assad. Phần lớn khoản viện trợ này đã được chuyển cho Lực lượng Dân chủ Syria, một lực lượng quân sự do người Kurd lãnh đạo, một nhóm sắc tộc thiểu số kiểm soát đông bắc Syria và đã hợp tác chặt chẽ với Washington để chống lại IS trong khi vẫn duy trì sự phản đối đối với chính quyền Assad.
Thứ ba, Mỹ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt tài chính nặng nề đối với chính quyền Syria kể từ năm 2011.
Thứ tư, Mỹ đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria trong cuộc nội chiến kéo dài 13 năm tại nước này.
Tuy nhiên, Mỹ không đóng vai trò trực tiếp trong việc lật đổ chính quyền Syria gần đây.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói rằng sự kiện nhà lãnh đạo Bashar Assad bị lực lượng đối lập Syria lật đổ là một "chiến dịch tiếp quản không thân thiện" được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Mặc dù cùng là đồng minh NATO nhưng từ nhiều năm nay Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tồn tại những bất đồng về cuộc nội chiến ở Syria.
Sự hiện diện của Mỹ ở Syria chủ yếu tập trung vào việc ủng hộ cho Lực lượng Dân chủ Syria. Đây chính là điểm nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Washington và Ankara khi Thổ Nhĩ Kỳ coi lực lượng này là cánh tay nối dài của đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump từng tìm cách rút khoảng 900 binh lính Mỹ ra khỏi Syria, khi đó đang đóng vai trò cố vấn cho Lực lượng Dân chủ Syria. Tuy nhiên, cuối cùng ông Trump đã từ bỏ do áp lực từ các quốc gia đồng minh trước lo ngại về sự trỗi dậy trở lại của IS.
Tác động của chính biến Syria tới Mỹ
Các tàu hải quân Syria bị phá hủy trong cuộc tấ.n côn.g của Israel vào thành phố cảng Latakia đêm 10/12 (Ảnh: AFP).
Cho đến nay, giới chức Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ phán đoán chắc chắn nào về việc liệu sự thay đổi chính quyền ở Syria có phải là tín hiệu tốt với Washington hay không.
Jordan Tama, chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ tại Đại học American, nhận định với trang tin The Conversation rằng, sự sụp đổ của chính quyền Assad có thể mở ra khả năng cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Syria, nhưng điều đó phụ thuộc phần lớn vào ban lãnh đạo mới ở Syria.
Nhóm đối lập Hayat Tahrir al-Sham, hay HTS, nhóm đã lãnh đạo cuộc lật đổ chính quyền Assad, đang kiểm soát một số khu vực ở Syria. Trong nhiều năm, HTS chiếm đóng các phần lãnh thổ ở Tây Bắc Syria tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đây, lực lượng này liên kết với các phe phái đối lập phát động chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Assad.
Ông Mohamed al-Bashir, người trước đây lãnh đạo chính quyền do HTS điều hành ở Idlib, đã được bổ nhiệm làm thủ tướng Syria sau khi liên minh các nhóm đối lập chiếm thủ đô Damascus.
Mặc dù HTS đã cam kết bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số của Syria, một số quốc gia đã bày tỏ lo ngại về mối quan hệ lịch sử của nhóm này với tổ chức al-Qaeda và sự tham gia của nhóm này vào các vụ sá.t hạ.i dân thường trong suốt cuộc chiến. HTS hiện vẫn bị Liên hợp quốc và Mỹ liệt kê là một tổ chức khủn.g b.ố.
Hôm 10/12, các quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ với hãng tin NBC rằng, chính quyền Biden đang xem xét khả năng loại bỏ quy chế tổ chức khủn.g b.ố đối với HTS. Một quan chức cho biết mục đích của động thái trên có thể mở đường cho cộng đồng quốc tế tiếp xúc với chính quyền mới trong tương lai.
IS cũng là mối lo ngại liên tục của Mỹ ở Syria. Washington đã thực hiện một loạt cuộc tấ.n côn.g vào các mục tiêu của IS trong những ngày gần đây nhằm ngăn chặn tổ chức này giành được các vùng lãnh thổ sau sự sụp đổ của chính quyền Assad.
Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Syria Bashar Assad (Ảnh: Getty).
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra quan điểm rằng Syria là một mớ hỗn độn và đó không phải là vấn đề của Mỹ.
"Syria đang trong tình trạng hỗn loạn, nhưng quốc gia này không phải bạn của chúng ta. Mỹ không nên hành động gì liên quan tình hình Syria. Đây không phải cuộc chiến của chúng ta. Đừng dính líu", ông Trump bình luận.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump muốn rút toàn bộ quân đội Mỹ còn lại khỏi Syria, và các cố vấn của ông đã thuyết phục ông giữ lại một số lượng nhỏ binh lính ở đó. Liệu các nhà lãnh đạo mới của Syria sẽ hành động như thế nào có lẽ không phải là vấn đề quan trọng đối với ông Trump.
Trong cuộc họp báo gần đây, ông Trump từ chối trả lời câu hỏi về việc liệu Mỹ có rút các lực lượng khỏi Syria hay không.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hiện chưa rõ tương lai chính trị của Syria sẽ diễn biến như thế nào nhưng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ vai trò chủ chốt với quốc gia này.
Một điểm đáng chú ý là ông Trump rất ủng hộ Israel, và ông có thể sẽ không gặp vấn đề gì với việc Israel tiến hành các cuộc không kích ở Syria.
Dưới thời ông Trump, Mỹ có thể sẽ không phải là một nhân tố chính định hình các sự kiện ở Syria, nhưng Washington có thể vẫn duy trì sự can dự tại nước này, vì những gì xảy ra ở Syria sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của Trung Đông, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.
Cơ hội cho Mỹ?
Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartous, Syria (Ảnh: Google Maps/Bloomberg).
Trong bài bình luận trên trang tin The Hill, Tiến sĩ G. Alexander Crowther, chiến lược gia quân đội đã nghỉ hưu và là chuyên gia cấp cao của Chương trình Quốc phòng và An ninh xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu và Trung tá Không quân Mỹ Jahara Matisek, giáo sư quân sự tại khoa An ninh Quốc gia thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, thành viên tại Trung tâm Sáng kiến Phục hồi châu Âu và thành viên tại Viện Chính sách Công Payne, cho rằng sự sụp đổ của chính quyền Assad ở Syria đã mở ra cơ hội "hiếm có" cho Mỹ để triển khai hành động.
Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ không nên "dính líu" đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria, nhưng nếu Washington hành động quyết đoán ngay bây giờ, các điều kiện chiến lược có thể được thiết lập ở Trung Đông và Đông Âu mang lại lợi ích quốc gia cho Mỹ.
Khi hợp tác với các đồng minh và đối tác, Mỹ có thể giúp lực lượng đối lập Syria thành lập một chính quyền mạnh về mặt thể chế, trong khi đẩy các căn cứ hải quân và không quân của Nga ở Syria rơi vào tay lực lượng đối lập. Điều này mang lại ít nhất hai lợi thế cho Mỹ.
Đầu tiên, nó sẽ tạo đòn bẩy cho Mỹ chống lại Nga ở Ukraine, từ đó đặt Moscow vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược: Đạt được một thỏa thuận ở Ukraine hoặc mất hai căn cứ chiến lược ở Địa Trung Hải.
Thứ hai, bằng cách giúp Syria tái thiết một chính quyền ổn định và thực hiện một giải pháp chính trị, Mỹ có thể loại bỏ nhu cầu duy trì lực lượng trên bộ trong khu vực.
Bên cạnh việc đảm bảo rằng không gian chiến trường không bị rơi vào tay các nhóm mà Mỹ cho là khủn.g b.ố xuyên quốc gia và các phe phái cực đoan, nỗ lực cụ thể này hỗ trợ mục tiêu lâu dài của ông Trump là giảm hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria và Iraq.
Tình hình bất ổn ở Syria có tác động đáng kể đến Nga. Cả hai căn cứ quân sự ở Syria đều rất quan trọng đối với việc triển khai sức mạnh của Nga trên khắp Địa Trung Hải, tác động trực tiếp đến thế trận lực lượng của các thành viên NATO trong khu vực. Việc mất đi các căn cứ chiến lược này có thể làm suy yếu nghiêm trọng năng lực quân sự, uy tín và khả năng triển khai các nhà thầu quân sự tư nhân của Nga trên khắp châu Phi.
Ngoài ra, có thông tin cho rằng, hiện hàng nghìn quân Nga đang bị mắc kẹt và không thể sơ tán tại một số căn cứ tiề.n phương xung quanh Syria. Tình huống này cho phép Mỹ hành động quyết đoán và làm thay đổi cán cân quyền lực chống lại cả Iran và Nga, đặc biệt là khi phe đối lập Syria đã thể hiện rõ sự chống đối với Iran và lực lượng ủy nhiệm Hezbollah của Tehran.
Mỹ, cùng các đồng minh châu Âu và các nước láng giềng có cơ hội tài trợ, cố vấn và tham vấn cho các nhà lãnh đạo đối lập Syria cam kết xây dựng các cấu trúc quản trị hiệu quả, trong khi vẫn kiềm chế ảnh hưởng của Iran và Nga.
Jordan, Iraq, Ả Rập Xê Út và các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cũng như các nước khác có thể cung cấp hỗ trợ thiết yếu trên thực địa để ngăn Syria trở thành "Libya thứ hai", nơi các nhóm đối lập chia cắt đất nước thành các lãnh địa không có luật pháp vì họ không thể tìm ra các thỏa thuận chia sẻ quyền lực có lợi cho cả hai bên.
Việc hợp tác với các chỉ huy đối lập Syria, các nước Trung Đông láng giềng và các đồng minh châu Âu sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm trung gian cho một nhà nước Syria ổn định hậu xung đột.
Việc hành động cấp bách có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Nếu Mỹ không nhanh chóng vào cuộc, Nga có thể đàm phán một thỏa thuận với lực lượng đối lập Syria để bảo toàn hai căn cứ và nhân sự của mình tại Syria.
Vào thời điểm này, các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria đã cam kết đảm bảo an ninh cho các căn cứ quân sự và cơ sở ngoại giao của Nga tại Syria, nhưng tình hình đang căng thẳng và không biết sự đảm bảo này có thể kéo dài bao lâu.
Bối cảnh hiện nay ở Syria được xem là một đấu trường cạnh tranh quyền lực, nơi các quyết định quan trọng phải được đưa ra để làm suy yếu các đối thủ. Do đó, các nhà lãnh đạo phương Tây có thể tìm cách đàm phán và tận dụng các căn cứ trên thực tế của Nga tại Taboruk và những nơi khác ở Libya, vì Moscow có thể chấp nhận những tổn thất ở Syria và chuyển nguồn lực sang Libya.
Sự sụp đổ của chính quyền Assad đồng nghĩa với việc Mỹ có thể định hình lại bối cảnh chiến lược ở Syria và xa hơn nữa. Hành động quyết đoán ngay bây giờ có thể làm suy yếu vị thế của Nga và Iran ở Trung Đông, đồng thời củng cố ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu trong khu vực.
Động thái chiến lược này đòi hỏi sự kịp thời, linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận sự phức tạp của cạnh tranh địa chính trị hiện đại.
Các chuyên gia cho rằng, bây giờ là lúc Mỹ và phương Tây hành động để cạnh tranh sức mạnh quân sự của Nga trong khu vực. Tuy nhiên, kịch bản này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào các tính toán và bước đi của Nga.
Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục 'giằng co' Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu không bao gồm đòi hỏi then chốt của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong khi ông kiện chính phủ liên quan vật liệu xây tường biên giới. Thượng viện Mỹ trong những giờ đầu ngày 21.12 thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn chính phủ đóng cửa, sau những...