Nga cảnh báo đáp trả nếu tên lửa trong INF triển khai ở châu Âu
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu các tên lửa trong Hiệp ước INF được triển khai ở châu Âu.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã gọi tình hình hiện nay là “khả năng nguy hiểm nhất liên quan đến hiệp ước INF”, đồng thời nhận định thêm rằng khả năng này sẽ đòi hỏi Nga phải đưa ra những phản hồi hợp lý.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: Sputnik
Đại sứ Anatoly Antonov cũng cho biết hôm 27/10 rằng nếu các tên lửa trong INF được triển khai ở châu Âu, Nga sẽ buộc phải đáp trả.
“Chúng tôi luôn khẳng định rằng đó là vấn đề an ninh. Tình hình nguy hiểm nhất liên quan đến các tên lửa tầm trung và tầm ngắn là sự xuất hiện của lớp tên lửa này tại các nước châu Âu”.
Đại sứ Nga cũng cảnh báo rằng thế giới có thể sẽ quay về tình trạng trước khi hiệp ước này được đưa ra vào cuối những năm 1980 và “điều đó sẽ đưa đến một tình hình chiến lược mới trong khu vực yêu cầu chúng tôi phải có các động thái mới”.
Video đang HOT
Phát biểu trên truyền hình Nga ngày 27/10, Đại sứ Anatoly Antonov khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Bình luận về Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Antonov nhận định ông Trump “đã hoàn thành tất cả lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông ấy, ngoại trừ một việc – đó là hòa hợp với Nga”.
“Theo quan điểm của tôi, đã đến lúc chúng ta cần bắt đầu xem xét vấn đề này”, Đại sứ cho biết.
Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết năm 1987 nhằm cấm phát triển và triển khai các tên lửa từ mặt đất có tầm bắn từ 500 – 5.000 km.
Mỹ đã đơn phương tạm dừng thỏa thuận này hồi tháng 2/2019 và sau đó Nga cũng có động thái tương tự. Tháng 8/2019, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẽ phát triển và chế tạo những tên lửa trong Hiệp ước này song sẽ không triển khai chúng trừ khi Mỹ làm điều này trước./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Sputnik
Viễn cảnh tồi tệ khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev vừa lên tiếng than phiền việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) mà ông ký với người đồng cấp Mỹ Ronald Reagan, cho rằng điều này sẽ gây hại cho an ninh toàn cầu.
Ông Mikhail Gorbachev nói rằng bằng việc rút khỏi hiệp ước năm 1987, Mỹ đang giáng một đòn tiềm tàng nghiền nát không chỉ an ninh châu Âu mà còn cả hệ thống an ninh quốc tế.
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. (Ảnh: Reuters)
"Việc chấm dứt hiệp ước sẽ không có lợi cho cộng đồng quốc tế, động thái này làm suy yếu an ninh không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới", ông Gorbachev, 88 tuổi, bình luận với hãng tin Interfax hôm nay (2/8).
Cựu lãnh đạo Liên Xô cho biết, ông từng hy vọng Washington sẽ thay đổi và đảo ngược quyết định đã đưa ra hồi tháng 2. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump vẫn giữ lập trường và hoàn tất việc rút khỏi INF vào hôm nay, 6 tháng sau khi tạm ngừng thực thi và cáo buộc Nga phát triển một tên lửa vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Moscow thẳng thừng phủ nhận và quy trách nhiệm cho Washington không tuân thủ cam kết. Nga coi việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu - mà có thể dễ dàng dùng để bắn các tên lửa hạt nhân tầm trung - là vi phạm hiệp ước.
"Đã từng còn một số hy vọng nơi các đối tác của chúng tôi mà thật không may giờ lại không thành hiện thực. Tôi nghĩ, giờ đây chúng ta đều có thể thấy một cú giáng vừa nện vào an ninh chiến lược", ông Gorbachev nói thêm. "Hành động của Mỹ sẽ gây ra bất ổn và diễn tiến hỗn loạn của chính trị quốc tế".
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký INF tại Nhà Trắng, Washington DC, ngày 8/12/1987. (Ảnh: THX)
Gorbachev là người trực tiếp biết rõ các chi tiết của INF vì chính ông là người đã ký thỏa thuận với Tổng thống Mỹ khi đó Ronald Reagan. Thỏa thuận cấm phát triển, sản xuất, hoặc triển khai các tên lửa hành trình và trên đất liền có tầm bắn từ 500km đến 5.500km.
Khi INF không còn nữa để làm trụ cột cho kiến trúc an ninh châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh, một trụ cột quan trọng khác của hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng sẽ bị treo lơ lửng. Washington dự kiến sẽ chấm dứt Hiệp ước START mới, thỏa thuận được ký năm 2011 nhằm cắt giảm 1/3 các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của cả Nga và Mỹ bằng cách giới hạn số lượng các vũ khí khác nhau.
Hôm 30/7, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói hiệp ước ít có khả năng được gia hạn khi hết hạn vào năm 2021, trong khi Tổng thống Trump tuyên bố ông muốn "đạt một thỏa thuận" với Nga mà sẽ bao gồm "một số kiểu kiểm soát vũ khí" nhưng từ chối nói một cách chi tiết.
Ông Gorbachev kêu gọi tất cả các bên hãy "tập trung duy trì trụ cột cuối cùng này của an ninh chiến lược toàn cầu", mà số phận của nó đã trở nên "bất trắc" vì những tuyên bố từ Washington.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet
Viết thư cho Tổng thống Putin, ông Gorbachev muốn khuyên gì? Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định từng viết một bức thư gửi ông Putin gần đây. Theo lời cựu Tổng thống Liên Xô, ông không có ý định muốn " áp đặt vai trò cố vấn của mình" và chỉ gửi thông điệp cho nhà lãnh đạo Nga trong một số trường hợp dưới...