Nga cảnh báo châu Âu trả giá đắt vì Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt
Moscow cho rằng quyết định ngừng trung chuyển khí đốt của Ukraine sẽ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: TASS).
“Hãy để chúng tôi nhấn mạnh: Chính quyền Kiev quyết định ngừng bơm nhiên liệu xanh từ Nga cho cư dân các nước châu Âu, mặc dù Gazprom đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình. Giờ đây, các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu độc lập và thành công về mặt kinh tế trước đây sẽ phải trả giá cho sự bảo trợ của Mỹ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova ngày 3/1 cho biết.
Bà cảnh báo: “Việc Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt giá rẻ, thân thiện môi trường của Nga không chỉ làm suy yếu tiềm năng kinh tế của châu Âu mà còn có tác động tiêu cực nhất đến mức sống của người dân châu Âu”.
Đáp lại bình luận này, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Đây là vấn đề Ukraine phải quyết định. Với sự hỗ trợ kinh tế từ các đồng minh và đối tác, Ukraine có cơ hội để trở thành trung tâm năng lượng của châu Âu và thế giới. Chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ nỗ lực đó và đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cũng gọi quyết định của Kiev là “sự kiện mang tính lịch sử”. “Nga đang mất thị trường, nước này sẽ chịu thiệt hại về tài chính. Châu Âu đã đưa ra quyết định từ bỏ khí đốt của Nga”, Bộ trưởng Galushchenko nói.
Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt từ hôm 1/1 sau khi tập đoàn Naftogaz của Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt 5 năm với Gazprom của Nga. Theo thỏa thuận ký năm 2019, Ukraine đã cho phép Nga vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua lãnh thổ của mình.
Động thái này của Kiev được cho là sẽ ảnh hưởng đến Đông Âu, bao gồm Áo và Slovakia. Tuy nhiên, Nga vẫn có thể cung cấp khí đốt cho Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia bằng đường ống TurkStream qua Biển Đen với chi phí đắt đỏ hơn.
Các nước Đông Âu được hưởng lợi từ thỏa thuận bày tỏ lo ngại rằng quyết định này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực.
Theo giới chuyên gia, kịch bản này có thể dự đoán được khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra cách đây 3 năm. Do vậy, họ tin rằng châu Âu đã có đủ thời gian để chuẩn bị ứng phó.
“EU đã có nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc chấm dứt cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga cho người mua châu Âu. Khu vực đã có đủ thời gian để chuẩn bị, đặc biệt là các nước vẫn phụ thuộc vào nguồn cung này”, Isaac Levi, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, nói với Newsweek.
EU cho biết quyết định mới nhất của Kiev sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung cấp khí đốt vào lục địa này. Ủy ban châu Âu trong tuần này khẳng định: “Ủy ban đã làm việc trong hơn một năm đặc biệt để chuẩn bị cho một kịch bản không có khí đốt của Nga đi qua Ukraine”.
Nga quy trách nhiệm cho hai quốc gia đứng sau vụ chặn dòng khí đốt qua Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay nước này coi Mỹ và Ukraine là hai nước phải chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu thông qua Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
"Các bên làm cho nguồn cung khí đốt của Nga chấm dứt là Mỹ, chính quyền Ukraine và chính phủ các quốc gia châu Âu, những bên đã hy sinh phúc lợi của công dân mình để hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế Mỹ", đài Sputnik dẫn tuyên bố của bà Zakharova ngày 2/1.
Bà cáo buộc Ukraine đã dừng quá cảnh khí đốt của Nga vì lý do địa chính trị. Bên hưởng lợi chính từ những thay đổi trên thị trường năng lượng châu Âu chính là Mỹ.
"Việc ngừng cung cấp năng lượng cạnh tranh và thân thiện với môi trường của Nga không chỉ làm suy yếu tiềm năng kinh tế của châu Âu, mà còn có tác động tiêu cực nhất đến mức sống của công dân châu Âu", bà lập luận.
Ukraine đã chấm dứt trung chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này từ ngày 1/1. Kiev đã nhiều lần cảnh báo không gia hạn thoả thuận này khi hết hạn vào cuối năm 2024, nhằm cắt ngân sách giúp Nga duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt.
Tuyên bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm 1/1, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng việc dừng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ Ukraine là "một trong những bước lùi lớn nhất của Mosvka".
"Khi Tổng thống Vladimir Putin nắm quyền ở Nga hơn 25 năm trước, lượng khí đốt bơm hàng năm qua Ukraine đến châu Âu là hơn 130 tỷ m3. Ngày nay, con số này là 0. Đây là một trong những thiệt hại lớn nhất của Moskva", ông Zelensky nói.
Ông Zelensky cũng cho rằng hầu hết các quốc gia châu Âu đã thích nghi với việc ngừng sử dụng khí đốt trung chuyển của Nga. Ông nói thêm nhiệm vụ chung hiện tại của các đồng minh là hỗ trợ Moldova, quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Ông Zelensky cũng bày tỏ tin tưởng rằng nguồn cung khí đốt từ Mỹ và các đối tác khác sẽ làm cho giá cả trên thị trường năng lượng trở nên hợp lý hơn.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban và người đồng cấp Slovakia Robert Fico đã quyết liệt phản đối quyết định dừng trung chuyển khí đốt Nga của Ukraine. Tới nay, ông Orban và ông Fico vẫn duy trì quan hệ với Tổng thống Putin.
Hiện tại, dòng khí đốt duy nhất từ Nga sang châu Âu là qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp khí đốt cho Romania, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Serbia, Bosnia và Herzegovina, cùng Hungary. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào nguồn cung này đang đặt ra những câu hỏi lớn về tính ổn định và khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của châu Âu trong tương lai.
Ukraine khóa van trung chuyển khí đốt sang châu Âu: Nga sẽ ứng phó ra sao? Giới chuyên gia dự đoán về động thái tiếp theo của Nga sau khi Ukraine dừng trung chuyển khí đốt của Moscow sang châu Âu. Châu Âu từng phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt Nga nhưng họ đã cố gắng đa dạng nguồn cung trong thời gian qua (Ảnh: RT). Thỏa thuận kéo dài 5 năm cho phép tập đoàn Gazprom của...