Nga cảnh báo căng thẳng leo thang nếu vũ khí hạt nhân Mỹ xuất hiện trở lại ở Anh
Nga cảnh báo sẽ phản ứng đáp trả sau thông tin Mỹ có thể đưa vũ khí hạt nhân quay trở lại quốc gia đồng minh thân cận nhất là Anh.
Căn cứ không quân Lakenheath ở Anh từng là nơi Mỹ cất giữ vũ khí hạt nhân vào thời Chiến tranh Lạnh.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow sẽ coi bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm đưa vũ khí hạt nhân trở lại Anh là một sự leo thang và sẽ phản ứng đáp trả vì an ninh quốc gia, theo báo Anh Guardian.
“Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ coi đây là sự leo thang căng thẳng, trong đó mọi thứ diễn ra trái ngược với nhiệm vụ cấp bách là rút vũ khí hạt nhân Mỹ khỏi châu Âu”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 5/9 cho biết.
Video đang HOT
Tuần trước, truyền thông Anh phân tích tài liệu ngân sách của Lầu Năm Góc và phát hiện dấu hiệu Mỹ có thể đưa vũ khí hạt nhân quay trở lại Anh. Lần cuối cùng Mỹ đặt vũ khí hạt nhân ở Anh là vào năm 2008.
“Trong bối cảnh Mỹ và NATO đang ngày càng đối đầu công khai, nhằm buộc Nga hứng chịu ‘thất bại chiến lược’. Động thái trên nếu xảy ra sẽ buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia”, bà Zakharova nói.
Mỹ hiện có khoảng 100 quả bom hạt nhân chiến thuật B61 ở châu Âu. 100 quả bom B61 khác được cất giữ ở Mỹ. Nếu vũ khí hạt nhân Mỹ quay trở lại Anh, đó sẽ là phiên bản nâng cấp của bom hạt nhân B61.
Theo thông tin từ truyền thông Anh, quân đội Mỹ muốn Quốc hội duyệt chi khản ngân sách 50 triệu USD để xây dựng một cơ sở mới có khả năng cất giữ bom hạt nhân tại căn cứ không quân Lakenheath ở Suffolk, phía bắc thủ đô London. Quân đội Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các tiêm kích tàng hình F-35A tới Anh thay thế các mẫu tiêm kích F-15. Tiêm kích F-35A có khả năng ném bom hạt nhân B61.
Dự án trải đường cho vũ khí hạt nhân Mỹ quay về Anh
Không quân Mỹ (USAF) đã nhận được ngân sách 50 triệu USD cho dự án vào năm 2024 ở căn cứ không quân Anh, theo đó mở đường để vũ khí hạt nhân Mỹ quay về lãnh thổ Anh lần đầu tiên sau hơn 15 năm.
Một tiêm kích F-15C Eagle tại căn cứ không quân RAF Lakenheath ở Suffolk. Ảnh AFP/GETTY
Trình bày trước Quốc hội Mỹ lý do xây ký túc xá 144 giường ở căn cứ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Lakenheath ở Suffolk, USAF cho biết dự án được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự gia tăng số quân nhân vào thời điểm thực thi "sứ mệnh bảo đảm". Đây là thuật ngữ thường được Lầu Năm Góc sử dụng khi đề cập việc xử lý vũ khí hạt nhân Mỹ, theo báo The Guardian hôm 30.8 dẫn lời các chuyên gia.
Việc xây dựng ký túc xá quân đội được bắt đầu từ tháng 6.2024 và kéo dài đến tháng 2.2026. Dự án là khâu mới nhất trong chuỗi những sự chuẩn bị để vũ khí hạt nhân Mỹ có thể quay về lãnh thổ Anh.
Nhà nghiên cứu Matt Korda của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) là người đầu tiên chú ý đến đề xuất ngân sách trên.
FAS trước đó cho hay, trong ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2023, Anh được bổ sung vào danh sách tiếp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm chuẩn bị cho các địa điểm tồn trữ "vũ khí đặc biệt" ở châu Âu, bên cạnh Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
FAS ước tính có khoảng 100 quả bom trọng lực hạt nhân B61 đang được đặt ở 5 quốc gia trên. Mỹ đã rút vũ khí hạt nhân khỏi Anh từ năm 2007, nhưng các cơ sở từng chứa vũ khí hạt nhân Mỹ chỉ bị bỏ hoang chứ không bị giải tỏa.
Mỹ lần đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân đến Anh vào năm 1954, tại các căn cứ RAF Greenham Common, RAF Molesworth cũng như RAF Lakenheath. Có thời điểm RAF Lakenheath có đủ năng lực chứa chấp đến 110 quả bom trọng lực B61.
Lực lượng hạt nhân Anh toàn bộ được cấu thành bởi các tên lửa Trident khai hỏa từ tàu ngầm, trong khi Mỹ duy trì tam giác hạt nhân có thể triển khai trên biển, trên không và trên đất liền.
Trong khi tên lửa hành trình Mỹ được rút về nước năm 1991, bom trọng lực vẫn ở RAF Lakenheath trong ít nhất 16 năm kế tiếp trước khi được mang đi khỏi nước này.
Thủ tướng Scholz: Đức 'không bao giờ' đưa quân tới Ukraine Thủ tướng Đức nói rằng mục đích của ông là ngăn chặn một cuộc chiến với Nga trong bối cảnh Berlin đang cân nhắc việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh binh sĩ Đức sẽ không bao giờ xuất hiện ở Ukraine. Ảnh: AFP Theo đài RT, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố...