Nga cảnh báo Armenia về hậu quả khi tham gia ICC
Theo hãng tin Reuters ngày 28/3, Liên bang Nga đã cảnh báo Armenia về “những hậu quả nghiêm trọng” nếu nước này tham gia phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp năm 2019. Ảnh: EPA
Armenia, một đồng minh truyền thống của Nga và có mối quan hệ ngày càng xấu đi với Moskva sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, đang tiến tới trở thành một quốc gia thành viên của Quy chế Rome về ICC. Tòa Hiến pháp của Armenia, tòa cao nhất tại quốc gia Kavkaz này, hôm 24/3 ra phán quyết rằng nước này có thể phê chuẩn Quy chế Rome và trở thành một bên tham gia của ICC.
RIA Novosti, hãng thông tấn nhà nước của Nga, trích dẫn một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao nước này nói rằng Moskva coi kế hoạch tham gia ICC của Armenia là “không thể chấp nhận được”, đồng thời lưu ý về “những hậu quả cực kỳ tiêu cực” đối với quan hệ song phương nếu họ tiếp tục kế hoạch.
Video đang HOT
“Moskva coi kế hoạch của Yerevan trong việc gia nhập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế là hoàn toàn không thể chấp nhận được trong bối cảnh lệnh bắt giữ bất hợp pháp và vô hiệu về mặt pháp lý gần đây của ICC đối với nhà lãnh đạo Nga”, RIA Novosti trích dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Nga trên nói.
Hiện Armenia vẫn chưa đưa ra phản ứng.
Lệnh của ICC liên quan đến nhà lãnh đạo Nga có khả năng làm phức tạp các kế hoạch công du toàn cầu của Tổng thống Putin nếu một quốc gia mà ông muốn đến là một bên chính thức của ICC. Các quốc gia mà ông Putin có thể công du trong năm nay bao gồm Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong quá khứ, nhà lãnh đạo Nga thường xuyên công du khắp Liên Xô cũ, trong đó có Armenia, nơi Moskva có lực lượng gìn giữ hòa bình và căn cứ quân sự.
Mối quan hệ giữa Moskva và Yerevan đã xấu đi trong những tháng gần đây, đặc biệt liên quan đến điều mà Armenia nói là việc Nga không tuân thủ đầy đủ hiệp ước ngừng bắn năm 2020 mà nước này đã giúp môi giới giữa Armenia và Azerbaijan để chấm dứt giao tranh ở Nagorny-Karabakh, một khu vực có người Armenia sinh sống ở Azerbaijan.
Nga phản ứng trước lệnh của Tòa án Hình sự quốc tế bắt giữ Tổng thống Putin
Phản ứng trước việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin khẳng định, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.
Trụ sở Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Getty Images
Ngày 17/3, phát biểu trước các phóng viên, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov chỉ trích động thái của ICC ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin là "thái quá". Ông Peskov nêu rõ, cũng như nhiều quốc gia, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi bất kỳ tuyên bố nào của ICC là vô hiệu về mặt pháp lý.
Trước đó cùng ngày, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga V.Putin và Ủy viên của Nga về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.
Phản ứng trước phán quyết của ICC, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố, Moskva coi bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Tổng thống Nga là "hành vi xâm lược". Ông Volodin nêu rõ, sức mạnh của Tổng thống Putin nằm ở sự ủng hộ của người dân và đoàn kết xã hội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, đối với Nga, các quyết định của ICC không có ý nghĩa. Nga không phải một bên của Quy chế Rome về ICC và Nga không có nghĩa vụ tuân theo quy chế này.
Trong khi đó, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ cho rằng phán quyết của ICC về ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga "có thể hợp lý", song Mỹ không công nhận quyết định này.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được thành lập theo hiệp ước quốc tế "Quy chế Rome" năm 1998. Mỹ đã ký văn bản này nhưng sau đó rút lui. Moskva cũng ký hiệp ước năm 2000, nhưng không phê chuẩn. Năm 2016, Tổng thống Nga V.Putin ký sắc lệnh về việc Nga từ chối tham gia ICC.
Armenia hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết nước này đã hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan và đã gửi dự thảo này cho Baku cũng như các quốc gia thành viên của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại môt cuộc họp báo ở Yerevan. Ảnh tư...