Nga cần 30.000 tên lửa Kalibr để đối phó Phương Tây
Chuyên gia Nga ước tính nước này cần ít nhất 20.000-30.000 tên lửa hành trình Kalibr để đối phó với các mối đe dọa tiềm năng.
Chuyên gia Nga ước tính nước này cần ít nhất 20.000-30.000 tên lửa hành trình Kalibr để đối phó với các mối đe dọa tiềm năng.
Theo Valery Polyakov – Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khoa học Krylov cho rằng, sự thành công của tên lửa hành trình Kalibr trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria đã một lần nữa chứng minh vai trò quan trọng của các loại vũ khí phi hạt nhân do Nga chế tạo để đối phó với mối đe dọa tiềm năng.
Ông này cũng nhận định rằng Quân đội Nga cần được trang bị từ 20.000-30.000 đơn vị tên lửa Kalibr.
Trong một buổi phóng vấn với TASS – Polyakov cho hay, vào năm 1999 Mỹ đã bắn ít nhất 70 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk để vô hiệu hóa phòng không Nam Tư và giờ đây Nga cũng có thể làm điều đó. Dựa trên các mối đe dọa tiềm năng, Quân đội Nga có thể tự tính toán cho mình việc duy trì kho tên lửa tấn công phù hợp nhằm duy trì sức mạnh răn đe chiến lược bằng vũ khí phi hạt nhân.
Hình ảnh tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M của Hải quân Nga triển khai tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian.
Video đang HOT
Việc Nga triển khai các tên lửa Kalibr từ nhiều nền tảng khác nhau, nhất là trên các tàu chiến cỡ nhỏ đã gây ra khó khăn rất lớn đối với hệ thống trinh sát của đối phương khi số lượng mục tiêu cần được theo dõi quá lớn.
Tên lửa hành trình Kalibr và các biến thể của nó hoàn toàn có thể được tích hợp trên bất cứ mẫu tàu chiến thế hệ mới nào của Nga. Bên cạnh đó mẫu tên lửa hành trình này cũng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật và tầm bắn tối đa của nó tùy thuộc vào trọng lượng đầu đạn tên lửa mang theo.
3M-54 Kalibr là dòng tên lửa hành trình tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator của Nga thiết kế và phát triển. Nó được phát triển với ba biến thế chính tấn công mặt biển, mặt đất, chống ngầm.
Kalibr cũng được xuất khẩu tới một số quốc gia, ví dụ như Việt Nam với phiên bản 3M-54 Klub-S trang bị trên tàu ngầm Kilo với giới hạn tầm bắn 200-300km.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Vũ khí Mỹ dùng đối phó với Nga, Trung Quốc
Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Phòng thủ Tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA) đang làm một hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới, dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo tạp chí National Interest, nếu chương trình này thành công, các hệ thống do AI điều hành sẽ mang lại cho quân đội Mỹ một hướng đi mới để đối phó với các radar rất mạnh của Nga và Trung Quốc.
EA-18G Growler do Boeing sản xuất có khả năng phân tích tín hiệu dạng sóng của đối phương tức thời.
"Chúng tôi đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận biết ngay tức thời xem radar của đối phương đang làm gì, và sau đó tạo hồ sơ gây nhiễu mới. Toàn bộ quá trình phán đoán, học hỏi và mô phỏng này diễn ra liên tục" - Giám đốc DARPA là Tiến sĩ Arati Prabhakar cho biết.
Các máy bay hiện hành - bao gồm máy bay F-22 và F-35 của hãng Lockheed Martin - đều có ngân hàng dữ liệu lập trình các tín hiệu radar của đối phương và hồ sơ gây nhiễu, được lưu trữ trong thư viện &'nguy cơ'.
Nhưng nếu các máy bay này chạm trán một tín hiệu mà chúng chưa từng gặp, hệ thống sẽ không nhận diện được mối đe dọa này. Đây cũng chính là sơ hở của máy bay trước mối đe dọa đó.
"Ngày nay, khi một máy bay thực hiện nhiệm vụ, chúng được nạp sẵn một loạt dữ liệu gây nhiễu - đó là các tần số đặc thù và các tín hiệu dạng sóng có thể truyền phát nhằm làm nhiễu hoặc phá radar của đối phương khi cần tự vệ" - ông Prabhakar nói.
"Hiện nay, đôi khi máy bay gặp một tần số mới hoặc tín hiệu dạng sóng lạ mà họ chưa lập trình, không có trong thư viện của máy bay. Nếu trong thời điểm đang có xung đột thì máy bay sẽ dễ bị lộ" - ông Prabhakar giải thích.
Còn trong thời bình, Lầu Năm Góc thường xuyên triển khai máy bay trinh thám tín hiệu như RC-135V/W Rivet Joint để thu thập dữ liệu về các tín hiệu dạng sóng mới. Dữ liệu này sau đó gửi tới một phòng thí nghiệm để phân tích, sau đó tạo hồ sơ gây nhiễu mới. Những hồ sơ này sẽ được cập nhật vào chương trình tác chiến của các máy bay chiến đấu như F-22, F-35 hay F/A-18.
Những năm trước khi diễn ra cách mạng số, các tín hiệu dạng sóng hiếm khi thay đổi, nên quá trình xử lý tuy chậm nhưng vẫn còn kịp thích ứng. Ngày nay, một tín hiệu dạng sóng có thể được tạo mới rất nhanh nên quá trình xử lý khiến các lực lượng của Mỹ rất dễ bị lộ.
"Thế giới chậm chạp đó nay đã không còn. Giờ đây, không khó để sửa đổi hệ thống radar. Nếu bạn nghĩ về các công nghệ đã đưa truyền thông và Internet tới hàng tỉ người trên thế giới, thì đó cũng chính là các công nghệ mà mọi người đang dùng để điều chỉnh radar" - Prabhakar giải thích.
Hiện nay, máy bay chiến đấu của Mỹ có khả năng phân tích tín hiệu dạng sóng của đối phương tức thời chỉ có chiếc EA-6B Prowler của Northrop Grumman và chiếc EA-18G Growler do Boeing sản xuất. Dù có thư viện chứa hồ sơ về các mối đe dọa được lập trình từ trước, cả hai máy bay này đều phải chở theo các sĩ quan chiến tranh điện tử (EWO).
Các sĩ quan này có thể nhận dạng và phân tích tín hiệu dạng sóng mới, rồi tìm cách gây nhiễu ngay tức thời hoặc trong khoảng thời gian nhất định.
Còn nếu hệ thống chiến tranh điện tử mới dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo của DARPA hoạt động tốt, nó có thể giúp Lầu Năm Góc tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và thậm chí tính mạng của phi hành đoàn khi đối mặt với hệ thống tên lửa đất đối không, hoặc radar của máy bay chiến đấu.
"Tất cả những điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu của chúng tôi trong tương lai sẽ không phải chờ tới hàng tuần, hàng tháng hay cả năm trời, mà ngay tức thời, họ có thể chỉnh sửa và gây nhiễu radar mà họ đối mặt ngay trong không gian chiến sự" - Prabhakar nói.
Theo vietnamnet
Mỹ lập trận địa tên lửa tại Hàn Quốc, một mũi tên trúng nhiều đích Mỹ đang có kế hoạch lập trận địa tên lửa tại quốc gia đồng minh Hàn Quốc nhằm đối phó với hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lo ngại đây là chiến lược giúp Mỹ thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Đông Á. THAAD là hệ thống phòng thủ trên không chính...