Nga cấm tịch thu thú cưng để siết nợ
Các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật ở Nga hôm 14.4 đã hoan nghênh lệnh cấm tịch thu thú cưng để gây áp lực buộc những con nợ phải chấp hành án, theo Hãng tin AFP.
Thú cưng giờ đây không còn là đối tượng bị siết nợ ở Nga AFP/GETTY
Hạ viện Nga hôm 13.4 đã thông qua luật cấm bắt thú cưng để gây áp lực buộc chủ nhân của chúng phải nhanh chóng trả nợ, giống như các trường hợp tịch thu đồ nội thất hoặc bất động sản để siết nợ.
Ông Yury Koretskikh, người đứng đầu Liên minh Những người bảo vệ Động vật, nhận xét thật sự quá đáng khi tịch thu một con vật vì lý do gán nợ.
Video đang HOT
“Một sinh vật không thể biến thành con tin trong việc dàn xếp các khoản tài chính đang có vấn đề”, ông trả lời Hãng tin Afp.
Theo ghi chú đính kèm với dự thảo trên, nhóm nghị sĩ bảo trợ giải thích rằng “giới hữu trách và các tổ chức tiến hành việc siết nợ bằng thú cưng thường xuyên thiếu thốn nguồn lực cần thiết để nuôi chúng”.
Nhóm nghị sĩ gọi hành động trên có thể bị liệt vào dạng phạm tội hình sự: đối xử tàn tệ với động vật.
Chủ tịch hạ viện Nga Vyacheslav Volodin cũng đã ủng hộ việc thông qua luật mới.
Cô gái nặng lòng với thú cưng tìm kiếm xe lăn cho lạc đà
Con lạc đà Alpaca trắng toát lần đầu tiên bước đi với chiếc xe lăn vì gặp phải tổn thương nghiêm trọng trong quá trình sinh nở.
Lạc đà khuyết tật lần đầu tiên bước đi với xe lăn
Ronja Pohl, người phụ nữ sinh sống ở Freisen, Đức lần đầu tiên nhìn thấy con lạc đà Alpaca bị hỏng đôi chân trong một trang trại của người bạn.
Ronja Pohl vô cùng cảm động và quyết định đưa nó về nhà nuôi. Con lạc đà có bộ lông màu trắng toát, có tên là Marie, hai chân sau bị tổn thương nghiêm trọng sau ca sinh nở khiến mẹ của nó thiệt mạng.
Cô gái 20 tuổi Ronja Pohl chia sẻ rằng: "Con lạc đà bị hỏng chân sau nhưng luôn cố gắng nhảy qua nhảy lại như muốn cho mọi người thấy nó bản lĩnh, mạnh mẽ và luôn thể hiện khao khát được sống mặc dù khó đi lại. Nó tự tìm cách giải quyết nhiều vấn đề. Nếu nó bị ngã, nó sẽ tự đứng dậy".
Sau khi đưa con vật cưng trở về trang trại gần nơi Ronja Pohl làm việc, cô đã đưa nó đến gặp bác sĩ thú y và giúp cô liên lạc với công ty sản xuất xe lăn cho động vật. Giờ đây, sau khi nhận chiếc xe lăn, con lạc đà đã có thể gia nhập đàn và sống cuộc sống bình thường.
Lạc đà Alpaca hay lạc đà cừu có giá trị cao trên thị trường. Lông alpaca là tơ sợi tự nhiên mềm và đẹp, rất giống với len, được sử dụng để làm các sản phẩm đan, dệt. Các sợi lông có nhiều màu sắc tự nhiên tùy vùng Alpaca sinh sống như 52 màu ở Peru, 12 màu ở Úc và 16 màu ở Mỹ.
Về khả năng sinh sản, Alpaca đực sẵn sàng tiến hành giao phối lần đầu tiên trong khoảng từ 1- 3 tuổi. Còn với con cái thì khi chúng hoàn toàn trưởng thành về cả thể chất lẫn tinh thần vào khoảng 12-24 tháng.
Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng mới chỉ xuất hiện ở Anh từ những năm 1980. Hiện có khoảng 14.000 con lạc đà ở đất nước này. Một con lạc đà con, cá thể đực có giá khoảng 650 USD (tương đương khoảng 15 triệu đồng), trong khi đó con cái ở độ tuổi sinh để là 2.500 USD, tương đương khoảng gần 58 triệu đồng.
Để có lông chất lượng, chế độ ăn của Alpaca cần được tính toán chế độ hợp lý. Lạc đà Alpace cần lượng thức ăn bằng khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể mỗi ngày, vậy là tốn khoảng 27 kg cỏ/tháng/con. Dạ dày gồm 3 túi của Alpaca cho phép việc tiêu hóa cực kì hiệu quả. Trong khi đó, răng và móng cũng cần phải cắt mỗi 6-12 tháng.
Nuôi heo làm thú cưng, đôi vợ chồng Anh khiến nhiều người 'sửng sốt' Người phụ nữ 24 tuổi ở Anh sẵn sàng ngủ chung giường với những chú heo nhỏ, cưng chiều hết mực, cho chúng ăn trái cây ngon, đồ ăn xịn. Nuôi heo làm thú cưng, người phụ nữ sẵn sàng ăn cùng ngủ cùng Sherrell Williams, 24 tuổi ở Liverpool, yêu quý động vật, luôn muốn có một người bạn đồng hành bên...