Nga cảm thông với Mỹ về tình hình dịch Covid-19
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt quá 1,7 triệu người, với hơn 103.800 trường hợp tử vong.
Không có hệ thống y tế của bất cứ quốc gia nào có thể sẵn sàng cho đại dịch Covid-19, Sputnik trích lời phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết.
“Không có hệ thống y tế của quốc gia nào trên thế giới sẵn sàng cho đại dịch này. Và bất cứ hệ thống y tế nào cũng sẽ vận hành trong tình trạng quá tải nghiêm trọng. Chúng ta đã có những con số đáng buồn ở Italia, Mỹ, Tây Ban Nha. Số liệu ở Đức cũng đáng lo ngại không kém, nhưng tình hình có vẻ yên bình hơn, nơi mà hệ thống y tế đã cho thấy sự hiệu quả tuyệt vời, nên chúng tôi sẽ hướng đến một hệ thống y tế như vậy”, ông Peskov phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên sóng truyền hình.
Video đang HOT
Ông Peskov cũng cho biết, Nga có đủ tất cả các điều kiện tiên quyết để phỏng theo phương pháp đối phó đại dịch của Đức một cách gần giống nhất.
Ông nói thêm rằng các bệnh viện ở Moscow đã và đang làm việc “cật lực” giữa đại dịch. Tuy nhiên, phải chờ hai tuần nữa mới có thể xác định xem Nga đã gần chạm tới đỉnh dịch hay chưa.
Nga hiện có hơn 13.500 ca nhiễm Covid-19 với 106 trường hợp tử vong, theo trung tâm ứng phó dịch bệnh của nước này. Người đại diện của Tổng thống cũng cho biết, nếu ông Putin không ký sắc lệnh giãn cách xã hội, nước này có thể đã phải chứng kiến một mức tăng chóng mặt trong số ca nhiễm virus.
Ông Peskov cho biết, Nga cảm thông với Mỹ về tình tình dịch bệnh hiện tại ở nước này. Đến nay, Mỹ đã ghi nhận hơn 18.800 ca tử vong do nhiễm Covid-19 trong số hơn 501.000 ca dương tính – theo thống kê mới nhất của Đại học Johns Hopkins.
Anh Thư
Nga phản đối Mỹ duy trì hiện diện ở Syria
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho rằng việc Mỹ "hiện diện quân sự bất hợp pháp" ở Syria là vi phạm luật quốc tế.
"Bất cứ động thái nào mà Mỹ thực hiện nhằm duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria đều bất hợp pháp và không thể chấp nhận được theo quan điểm của chúng tôi cũng như dưới góc độ luật pháp quốc tế", Thứ trưởng Vershinin hôm nay phát biểu trước báo giới, nhưng không nêu rõ hoạt động nào của Mỹ.
Tuyên bố của ông Vershinin được đưa ra ngay sau khi truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin quân đội Mỹ đang xây dựng hai căn cứ mới tại tỉnh Deir ez-Zor ở phía đông Syria, nơi có trữ lượng dầu mỏ dồi dào. Một trong hai căn cứ được cho là đặt tại khu vực gần cơ sở cũ của Lữ đoàn 113 thuộc Lực lượng Phòng không Syria. Căn cứ còn lại nằm ở khu vực al-Sur.
Quân đội Mỹ hiện diện gần một mỏ dầu ở đông bắc Syria hôm 3/11. Ảnh: RT.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng 10 ra lệnh rút hết quân Mỹ khỏi đông bắc Syria, nhưng sau đó tuyên bố dầu mỏ ở nước này là ưu tiên an ninh quốc gia và cam kết đưa thêm quân để bảo vệ các giếng dầu. Mỹ hôm 31/10 đưa một số thiết giáp M2A2 Bradley và binh sĩ tới miền đông Syria để thực hiện ý định này.
Hôm 1/11, Trump tiếp tục nhấn mạnh ý định duy trì quân đội Mỹ tại Syria để "canh giữ các mỏ dầu". Trước đó, ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ mong muốn đạt thỏa thuận với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil hoặc một công ty khác của Mỹ nhằm khai thác dầu mỏ ở Syria.
Tuy nhiên, Nga cho rằng bất cứ hoạt động khai thác tài nguyên nào tại một quốc gia có chủ quyền mà không nhận được sự đồng ý của nước đó đều là bất hợp pháp.
Để giải thích cho quyết định của Trump, thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham cho hay các mỏ dầu ở Syria hiện nằm trong tay Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), với nòng cốt là người Kurd, đồng minh của Mỹ. "Vì vậy điều này không vi phạm bất kỳ luật lệ nào", ông nói.
Theo VNE
Bí mật quân sự: Ukraine có tên lửa bảo bối khiến Nga phải dè chừng Các nhà phát triển Ukraine của Văn phòng thiết kế Yuzhnoye đã giới thiệu tên lửa chống hạm siêu thanh "Molniya" ("Bliskavka"), được thiết kế nhằm "bảo vệ chống lại Nga". Thông tin này được phát trên kênh YouTube của Obzor TV. Các nhà thiết kế đã giới thiệu tên lửa tại triển lãm "Vũ khí và An ninh - 2019". Họ nói...