Nga cấm nhập khẩu nông sản trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây
Medvedev hy vọng phản ứng này sẽ giúp các đối tác kinh tế khác phải suy nghĩ kỹ và lo sơn trước khi hành động chống lại Moscow vì “mục đích chính trị xấu xa”.
RT ngày 7/8 đưa tin cho biết, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa ký lệnh cấm nhập khẩu thịt bò, thị lợn, thịt gia cầm, cá, phô mai, sữa, rau và trái cây từ Úc, Canada, Châu Âu, Mỹ và Na Uy.
Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong vòng một năm, kể từ ngày 7/8, nhưng không bao gồm hạn chế nhập khẩu rượu từ EU và Mỹ.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Thủ tướng Nga cũng cho biết, nước này dang xem xép áp đặt thêm lệnh cấm quá cảnh các chuyến bay của Mỹ và châu Âu tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, các biện pháp trừng phạt này là “đường cùng”, nhưng Nga buộc phải áp dụng để phản ứng lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào mình.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang thực sự nói về một lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm từ các nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức, cá nhân Nga”, ông Medvedev nói.
Thủ tướng Nga cho biết, lệnh cấm kéo dài một năm này không hẳn hoàn toàn tiêu cực, mà thay vào đó, nó sẽ là cơ hội để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong nước.
“Chúng ta đã tụt hậu trong ngành sản xuất thịt và sữa. Chúng ta phải bắt kịp và nông dân của chúng ta đã sẵn sàng để làm điều đó nếu chúng ta giúp đỡ họ”, Thủ tướng Nga nói.
Ông hy vọng rằng phản ứng này của Nga sẽ giúp các đối tác kinh tế của họ sẽ nghĩ kĩ trước khi đưa ra các quyết định vì “mục đích chính trị xấu xa” và phải lo sợ trước khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.
Nga cũng bày tỏ hy vọng rằng các hoạt động hợp tác thương mại và kinh tế sẽ được khôi phục như trước thời điểm xảy ra khủng hoảng Ukraine.
Theo Giáo Dục
Nhật trừng phạt kinh tế Trung Quốc, xoay trục sang ASEAN
Nếu Mỹ có chính sách xoay trục châu Á nhằm đối phó với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc, thì Nhật cũng đang thực hiện chính sách xoay trục Đông Nam Á để đối phó với sự thù địch của Trung Quốc. Chỉ khác là chính sách xoay trục của Nhật liên quan đến vấn đề kinh tế chứ không nặng về quân sự và ngoại giao như Mỹ.
Nhật và Trung Quốc đang bực bội nhau về chuyện lãnh thổ
Đó là nhận định của ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty phân tích thông tin và dự báo nổi tiếng IHS ở Mỹ, trên trang DW của Đức. Ông Rajiv Biswas khẳng định các công ty Nhật Bản đang chuyển hướng đầu tư của họ ra khỏi Trung Quốc và ngày càng thiết lập quan hệ chặt chẽ với khu vực ASEAN sau khi quan hệ Nhật - Trung rơi vào căng thẳng.
Tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về một vùng nhận diện phòng không chỉ là một trong số nhiều lý do khiến leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Á.
Cảm giác khó chịu và hoài nghi lẫn nhau đã không chỉ dẫn đến sự suy giảm trong quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà còn có tác động đến đầu tư song phương.
Ông Rajiv Biswas tin rằng Nhật đang xoay trục sang ASEAN
Ví dụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản (FDI) vào Trung Quốc trong nửa đầu của năm 2014 giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cả năm 2013, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nhật Bản giảm 23,5% dù tổng FDI của Trung Quốc ở nước ngoài năm 2013 tăng 16,8%.
Vậy nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản đang chảy đi đâu? Ông Rajiv Biswas cho rằng Nhật đang tái tập trung đầu tư của họ sang ASEAN và khẳng định khu vực Đông Nam Á có một số trung tâm sản xuất trở nên ngày càng hấp dẫn đối với Nhật Bản, đặc biệt là so với Trung Quốc.
Ông Rajiv Biswas gọi đây là chính sách xoay trục ASEAN của Nhật vì Nhật lo ngại về lâu dài, các khoản đầu tư vào Trung Quốc sẽ trở nên mạo hiểm khi quan hệ hai nước ngày càng xấu đi. Hơn nữa, chi phí nhân công tại các tỉnh duyên hải miền Đông Trung Quốc ngày càng cao khiến Nhật phải xoay trục.
Trong khi đó, sản xuất chi phí thấp ở Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Philippines, cũng như tại các thị trường mới nổi khác như Ấn Độ, Brazil và Mexico khiến Nhật Bản càng có lý do xoay lưng với Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất khiến Nhật quyết xoay trục ASEAN là họ cảm thấy có thể tin tưởng được ASEAN. Việc một ASEAN giàu mạnh cùng Nhật chia sẻ mối lo Trung Quốc chính là điều mà Nhật trông đợi lúc này.
Theo Một Thế Giới
Mỹ kêu gọi Nga kiềm chế lực lượng ly khai ở Đông Ukraine Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 3/6 đã kêu gọi Nga gây sức ép để lực lượng ly khai ngừng tấn công quân chính phủ tại miền Đông Ukraine và ngăn chặn các tay súng và vũ khí đổ về khu vực này. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Ba Lan, ông Obama - người sẽ gặp Tổng thống đắc...