Nga “bóng gió” hợp tác với OPEC, giá dầu đi lên
Khép lại phiên giao dịch ngày 16/8, giá dầu thế giới tiếp tục đi lên, giữa bối cảnh đồng USD yếu đi và Nga tiếp tục “bóng gió” về việc sẽ nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung dầu trên quy mô toàn cầu.
Tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Chín tăng 84 xu Mỹ lên 46,58 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Mười cũng tăng 88 xu lên đóng phiên ở mức 49,23 USD/thùng.
Nhân chuyến thăm trụ sở của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 16/8, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nước này dự định sẽ nhóm họp với OPEC vào tháng Mười tới. Nga không phải là thành viên OPEC.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được ông Novak đưa ra chỉ ít ngày sau khi “anh cả” OPEC Saudi Arabia cho biết cuộc họp của OPEC vào tháng Chín tới có thể sẽ đi tới một thỏa thuận nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ và có khả năng có cả sự hợp tác của Nga.
Đồng bạc xanh trong phiên này yếu đi, được giao dịch ở mức 1,1279 USD/euro so với mức 1,1183 USD/euro trong phiên trước, cũng được cho là nguyên nhân hỗ trợ đà đi lên của giá “vàng đen”.
Theo Soha News
Ả Rập Xê Út chuẩn bị cho cảnh thế giới không dùng dầu mỏ
Dù đang bơm dầu với mức kỷ lục ra thị trường, Ả Rập Xê Út vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thế giới không cần những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi - Ảnh: Bloomberg
Nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới đang tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời để chuẩn bị cho một nền kinh tế thời hậu dầu thô, hãng tin Bloomberg trích ý kiến của Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi cho biết. Dù vậy, ông Ali al-Naimi ước tính người tiêu dùng thế giới vẫn sẽ dùng nhiên liệu hóa thạch trong ít nhất 50 năm tới.
"Tôi không nghĩ là có nước nào lý tưởng cho năng lượng tái tạo hơn Ả Rập Xê Út", Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út nói, nhắc đến nguồn ánh nắng mặt trời, đất và cát dồi dào của đất nước. Đó là những yếu tố cần thiết cho việc chế tạo các tấm năng lượng mặt trời. Ả Rập Xê Út và một số quốc gia khác đang nghiên cứu, tìm cách chuyển từ dầu khí sang năng lượng tái tạo.
Đây không phải là lần đầu tiên thành viên dẫn dầu Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra hiệu về thông tin trên khi chính phủ nhiều nước trên thế giới đã cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Các nước đang chuẩn bị cho một thế giới không còn xài dầu thô.
Ở hội nghị khí hậu tại Paris (Pháp) diễn ra tháng 5.2015, ông al-Naimi nói rằng Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch "xuất khẩu hàng gigawatt năng lượng điện" đến từ các tấm năng lượng mặt trời trong những thập niên tới. Nước này đặt mục tiêu cài đặt 54 gigawatt năng lượng sạch đến năm 2040. Cũng trong năm đó, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trên thế giới sẽ chiếm 19%, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Ngoài ra, tuyên bố của ông al-Naimi cũng là tín hiệu cho thấy quốc gia Trung Đông đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế.
Tuy giảm nhiệt tình khi nói về tương lai xuất khẩu dầu thô, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út vẫn để ngỏ các câu hỏi về thị trường dầu thô toàn cầu hiện nay và từ chối cho biết chi tiết của một cuộc họp đã được lên lịch vào tháng 4 sắp tới. Các nhà sản xuất dầu lớn, trong đó có Nga, sẽ tập trung về thành phố Doha (Qatar), cố gắng chốt thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Mỹ đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới Ba tháng kể từ khi được dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tồn tại 40 năm qua, dầu thô Mỹ đang chảy đến hầu như mọi ngóc ngách của thị trường, tái định hình bản đồ năng lượng thế giới. Dầu thô Mỹ đang tái định hình bản đồ năng lượng thế giới - Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, doanh số dầu thô Mỹ...