Nga bị loại khỏi SWIFT, bất tiện khi phải ‘cầm cả vali tiền mặt đi thanh toán’
Việc Nga bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT không chỉ giáng đòn lên nền kinh tế Nga, mà nhiều chuyên gia Việt nói khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch… với những đối tác liên quan.
Việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) loại nhiều ngân hàng lớn của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) có thể giáng đòn lên nền kinh tế Nga và nhiều nền kinh tế lớn khác. Trong ảnh là dầu được bơm lên tàu xuất đi nước ngoài tại cảng Ust-Luga của Nga – Ảnh: Reuters
Mỹ và các đồng minh vừa ra quyết định chọn giải pháp loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine.
SWIFT hiện đang kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng tại Nga khoảng 300 ngân hàng và tổ chức sử dụng SWIFT, đứng thứ 2 toàn cầu sau Mỹ.
Bám sát diễn biến trên, ông Thomas Hung Tran (chuyên gia phòng chống gian lận và tội phạm tài chính – Vương quốc Anh) cho biết trong trường hợp các nước lớn như Mỹ đưa ra chế tài (sanction) về kinh tế đối với Nga thì việc chuyển tiền quốc tế vẫn có thể thực hiện chui qua các công ty giả danh – nếu bị phát hiện sẽ bị cấm vận, áp dụng lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên hiện tại Nga lại rơi vào trường hợp nhiều ngân hàng lớn bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Như vậy về mặt kỹ thuật các giao dịch chuyển tiền không thể thực hiện được, kể cả giao dịch chui. Điều này dẫn đến việc các đối tác có hoạt động xuất nhập khẩu với Nga mà có tài khoản liên quan đến những ngân hàng nằm trong danh sách bị chặn SWIFT sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
“SWIFT cũng giống như hệ thống điện báo của ngân hàng, khi giao dịch kinh tế dựa trên hệ thống này bị cô lập thì các bên sẽ rơi vào tình trạng chờ thanh toán, phải cầm vali tiền mặt sang tận Nga để đưa và ngược lại. Đối với những giao dịch hàng chục triệu USD thì việc cầm tiền mặt đi thanh toán là rất bất tiện. Trong bối cảnh căng thẳng, nhiều giao dịch liên quan đến việc mua bán dầu mỏ, thanh toán hợp đồng tư vấn, mua bán tài sản, du lịch lữ hành… sẽ bị ảnh hưởng”, ông Thomas Hung Tran chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Chuyên nghiên cứu về lĩnh vực thương mại quốc tế, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng giống như: “Các nước đang đi trên con tàu biển nhưng Nga lại bị đuổi xuống tàu mà phải đi bộ, khiến các hoạt động buôn bán giữa Nga với những nước khác bị gặp khó khăn”.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh lý giải: về bản chất SWIFT không trực tiếp chuyển tiền mà chuyển những thông tin về giao dịch tiền dưới dạng tin nhắn có tính bảo mật cao, an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp. Điều này hỗ trợ các đơn vị dễ dàng thực hiện thanh toán không tiền mặt xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, khi không thuộc hệ thống SWIFT, các tổ chức tài chính trên thế giới gặp phải khó khăn trong việc gửi tiền hoặc rút tiền ra khỏi Nga. Điều này cũng ảnh hưởng đến những khách hàng nước ngoài của Nga, bao gồm những doanh nghiệp kinh doanh với Nga hoặc tại Nga.
Thay vì các giao dịch tiền thể hiện dưới dạng tin nhắn SWIFT, nhiều người đang ở Nga muốn chuyển tiền về nước thì phải tới sân bay để nhờ ai đó cầm tiền mặt về giúp dẫn đến rủi ro lừa đảo. Chưa kể, đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến Nga thì phải thanh toán bằng một khối lượng tiền mặt lớn hay phải trả bằng vàng ròng cũng dẫn đến rủi ro mất mát.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cũng cho rằng không loại trừ khả năng doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng do lượng khách Nga đến các nước có thể sụt giảm. Vì khi bị cắt ra khỏi SWIFT, việc buôn bán giữa Nga và các nước khác bị ảnh hưởng, đồng rúp Nga có nguy cơ bị mất giá. Kèm theo khả năng khách Nga khi du lịch ở nhiều nước khác trên thế giới khó dùng thẻ mà phải dùng tiền mặt trong người để trả tiền ăn uống, khách sạn… gây nên bất tiện và rủi ro.
Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT từng ngắt kết nối các ngân hàng Iran vào năm 2012 khi Tehran bị EU trừng phạt vì chương trình hạt nhân. Hậu quả là khiến Iran thiệt hại 50% doanh thu xuất khẩu dầu mỏ và 30% hoạt động thương mại nước ngoài.
Lệnh trừng phạt các ngân hàng Nga ảnh hưởng thế nào đến người dân?
Hôm 25/2, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt dài hạn đối với các ngân hàng Nga nhằm đáp trả động thái quân sự tại Ukraine.
Người dân đi bộ trên một con phố ở Nga. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), biện pháp trừng phạt này đều được các đồng minh của Mỹ ủng hộ. Các ngân hàng nằm trong danh sách đen của phương Tây bao gồm Sberbank và 25 công ty con, Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) và 20 công ty con, cùng với các tổ chức tài chính lớn khác của Nga như Bank Otkritie, Sovcombank, Novikombank và 34 công ty con.
Các ngân hàng đối mặt với lệnh trừng phạt giống nhau?
Lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng của Nga không giống nhau. Sberbank, ngân hàng lớn nhất ở Nga, đang phải đối mặt lệnh trừng phạt tài khoản đại lý và tài khoản phải trả. Các lệnh trừng phạt này nhằm mục đích hạn chế các giao dịch bằng đồng USD. Tuy nhiên, Nhà Trắng thừa nhận rằng Sberbank vẫn được kết nối chặt chẽ với hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, ngân hàng VTB - tổ chức tài chính lớn thứ 2 của Nga cùng Ngân hàng Otkritie, Sovcombank và Novikombank, phải đối mặt với lệnh trừng phạt ngăn chặn hoàn toàn. Điều này có nghĩa tất cả tài khoản VTB nào có liên kết với hệ thống tài chính của Mỹ đều bị đóng băng và công dân Mỹ không được phép giao dịch với những tài khoản này.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết mỗi ngày, các định chế tài chính Nga thực hiện khoảng 46 tỷ USD giao dịch ngoại hối, trong đó 80% bằng đồng USD và phần lớn các giao dịch đó sẽ bị cắt đứt theo trừng phạt mới.
Phản ứng của người dân Nga
Trước lệnh trừng phạt kinh tế được giới chuyên gia đánh giá là "tàn khốc" này, người dân Nga đã xếp hàng dài tại các hệ thống rút tiền tự động trên khắp đất nước. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương, nhu cầu tiền mặt của các cá nhân và doanh nghiệp đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 3/2020.
Trong ngày 25/2, người dân đã rút hơn 1 tỷ USD trong một ngày. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 1,5 lần so với đợt rút tiền tăng kỷ lục trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.
Người dân sẽ không thực hiện được các dịch vụ tài chính nào?
Hôm nay, 26/2, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết các thẻ Ngân hàng VTB, Ngân hàng Otkritie, Sovcombank và Novikombank sẽ không thể hoạt động với các dịch vụ như ApplePay và GooglePay. VTB khuyến nghị khách hàng ở nước ngoài nên rút tiền hoặc thanh toán bằng các ngân hàng khác.
Việc sử dụng thẻ ngân hàng ở trong và ngoài nước Nga sẽ bị ảnh hưởng?
Các biện pháp trừng phạt sẽ không nhằm vào nhóm khách hàng của các ngân hàng bị trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ đã yêu cầu tất cả các tổ chức tài chính đóng tất cả các tài khoản đại lý và tài khoản phải trả có liên kết với Sberbank trong vòng 30 ngày. Đồng thời, các tổ chức tài chính Mỹ cũng từ chối tất cả các giao dịch tương lai liên quan đến người cho vay hoặc các công ty con ở nước ngoài của Sberbank.
Liệu Nga có bị loại khỏi SWIFT?
Logo của Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT). Ảnh: Reuters
Các nước phương Tây vẫn chưa công bố kế hoạch loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT). Washington đã không loại trừ việc ngăn chặn quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán quốc tế này. Tuy nhiên, một số nước châu Âu không ủng hộ đề xuất này. Lý do vì họ cho rằng điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng Nga mà còn khiến các chủ nợ châu Âu khó lấy lại tiền. Họ cũng lưu ý rằng Nga đã và đang phát triển một hệ thống thanh toán thay thế khác.
Giới chuyên gia cho rằng người dân Nga không nên quá lo lắng trước các lệnh trừng phạt mới. Ngân hàng Trung ương Nga khẳng định các biện pháp trừng phạt này sẽ không ảnh hưởng đến các giao dịch ngân hàng của khách hàng ở Nga. Các tổ chức tài chính trong nước sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ ngân hàng ở nước ngoài hoặc thanh toán trực tuyến tại các cửa hàng ở những nước tham gia trừng phạt là điều không thể. Các biện pháp quyết liệt mà Mỹ và các đồng minh thực hiện đã buộc cơ quan quản lý phải đưa ra một gói hỗ trợ khẩn cấp nhằm đảm bảo duy trì sự ổn định tài chính của Nga, đồng thời không gây gián đoạn đối với các hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính ở nước này. Ngân hàng Trung ương cam kết với người dân Nga rằng các tổ chức tài chính của Nga đã lên kế hoạch hành động rõ ràng có thể đối phó với bất kỳ tình huống nào.
Lực lượng hạt nhân Nga trong tình trạng báo động cao nhất Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho lực lượng hạt nhân duy trì tình trạng báo động cao. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Kharkov - thành phố lớn thứ hai đất nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp ngày 27-2 - Ảnh: REUTERS Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh...