Nga, Belarus đạt thỏa thuận cung cấp thực phẩm cơ bản
Nga đã đạt được một thỏa thuận với Belarus về cung cấp thực phẩm cơ bản trong trường hợp cần thiết, bao gồm lúa mỳ và dầu thực vật.
Đây được coi là một phần trong các biện pháp phòng ngừa, đối phó với các tác động của lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tại cuộc hội đàm ở Moskva, Nga, ngày 11/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 18/3, hãng thông tấn chính thức của Belarus Belta cho biết cùng với thỏa thuận trên, hai nước láng giềng Nga và Belarus cũng cơ bản nhất trí được về giá năng lượng. Trước đó, ngày 11/3 vừa qua, Moskva và Minsk đã thống nhất thực hiện các bước đi chung để hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả giá năng lượng.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc hội đàm ngày 11/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tập trung thảo luận về việc phát triển tổ hợp công nghiệp-quân sự và quốc phòng và đã nhất trí về việc Nga sẽ cũng cấp cho Belarus những thiết bị quân sự hiện đại nhất trong tương lai gần. Đổi lại, Belarus sẽ tăng cường cung cấp các thiết bị nông nghiệp và các sản phẩm kỹ thuật khác cho Nga.
Belarus phê chuẩn kết quả trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp
Ủy ban Bầu cử Trung ương Belarus ngày 3/3 đã phê chuẩn kết quả cuối cùng cuộc trưng cầu ý dân ngày 22 - 26/2 vừa qua, trong đó hơn 82% cử tri nước này đã ủng hộ các sửa đổi Hiến pháp.
Các quyết định sửa đổi Hiến pháp sẽ có hiệu lực 10 ngày sau khi công bố kết quả chính thức.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp tại Minsk, ngày 27/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo luật pháp Belarus, một quyết định trong một cuộc trưng cầu ý dân được chấp nhận nếu có hơn một nửa cử tri ủng hộ. Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu ước đạt 78,63%, tức là 5,4 triệu cử tri.
Các sửa đổi Hiến pháp được đưa ra trong cuộc trưng cầu vừa qua gồm tổng thống không được nắm quyền hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp, nhưng chỉ có hiệu lực từ vị tổng thống tiếp theo, đồng nghĩa với việc Tổng thống đương nhiệm Alexander Lukashenko sẽ có thể tại vị thêm 10 năm.
Quốc hội mới của Belarus dự kiến sẽ trở thành cơ quan đại diện cao nhất đất nước, có quyền phê chuẩn các chính sách đối nội và đối ngoại, các học thuyết quân sự và các khái niệm an ninh quốc gia. Quốc hội sẽ có quyền miễn nhiệm Tổng thống khi người này vi phạm hiến pháp một cách có hệ thống và nghiêm trong, hoặc phản quốc, hoặc mắc một số tội nghiêm trọng khác. Hiến pháp sửa đổi cũng nêu rõ quan điểm trung lập và phi hạt nhân của Belarus.
Belarus dự kiến điều hàng trăm binh sĩ hỗ trợ Nga tại Syria Belarus đã lên kế hoạch triển khai 200 binh sĩ nước này đến Syria hoạt động cùng lực lượng của Nga. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Viktor Khrenin (giữa) trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại Minsk ngày 3/2. Ảnh: AP Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết thông tin...