Nga bắt thủ lĩnh giáo phái tự xưng là hiện thân của Chúa Jesus
Sergei Torop, cựu cảnh sát giao thông thành lập một giáo phái ở Nga và tự xưng là hiện thân của Chúa Jesus, bị bắt trong một chiến dịch đặc biệt.
Cảnh sát vũ trang đổ bộ từ trực thăng hôm 22/9 ập vào giáo xứ ở Siberia do Sergei Torop, người được các tín đồ gọi là Vissarion, đứng đầu và bắt ông ta cùng hai trợ lý. Torop, 59 tuổi, với mái tóc và bộ râu dài màu muối tiêu, bị các đặc nhiệm đeo khẩu trang áp giải ra trực thăng.
Vadim Redkin, cựu tay trống của một ban nhạc thời Liên Xô, được biết đến như cánh tay phải của Torop, cũng bị bắt cùng một trợ lý khác là Vladimir Vedernikov.
Chiến dịch do Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) phối hợp với cảnh sát và các cơ quan khác tiến hành. Ủy ban Điều tra Nga cho biết sẽ truy tố Torop tội điều hành một tổ chức tôn giáo phi pháp, cáo buộc giáo phái này tống tiền tín đồ và khiến họ bị lạm dụng về tinh thần.
Sergei Torop ngồi trong phòng giam ở tòa án quận trung tâm Novosibirsk, Siberia, hôm 22/9. Ảnh: TASS.
Torop từng là cảnh sát giao thông nhưng mất việc vào năm 1989. Ông này năm 1991 tuyên bố mình đã được “giác ngộ” và thành lập một phong trào mà ngày nay được biết đến với cái tên Giáo hội Kinh thánh Cuối cùng.
Video đang HOT
Torop có hàng nghìn tín đồ sống trong những ngôi làng hẻo lánh ở vùng Krasnoyarsk tại Siberia. Trong số những người gia nhập giáo phái có các học giả ở khắp nước Nga cũng như người hành hương ở nước ngoài.
“Tôi không phải là Chúa. Đó là một sai lầm khi xem Jesus là Chúa. Nhưng tôi đang là ngôn từ sống của Chúa. Mọi thứ Chúa muốn nói, ông ấy đều truyền qua tôi”, Torop từng nói năm 2002.
Sergei Torop và các tín đồ ở Siberia hồi tháng 9/2003. Ảnh: Ủy ban Điều tra Nga.
Theo truyền thông Nga, Torop ban đầu tuyên bố Chúa Jesus đang quan sát mọi người từ một quỹ đạo gần Trái đất và Đức mẹ Đồng trinh Mary đang “điều hành nước Nga”, nhưng sau đó ông ta tuyên bố mình là hiện thân của Chúa Jesus.
Giáo phái của Torop kết hợp một loạt nghi thức rút ra từ Cơ đốc giáo Chính thống với các chỉ dụ về môi trường và một loạt quy tắc khác. Họ thực thi chế độ ăn chay và cấm trao đổi tiền tệ trong cộng đồng. Các tín đồ mặc quần áo khắc khổ và đếm năm bắt đầu từ 1961, năm sinh của Torop, trong khi ngày Giáng sinh được thay thế bằng ngày lễ 14/1, ngày sinh của ông ta.
Không rõ điều gì sẽ xảy ra với các môn đồ sau khi thủ lĩnh của họ bị bắt, cũng không rõ tại sao giới chức Nga lại quyết định hành động vào lúc này. Giáo hội Chính thống giáo Nga từ lâu đã lên án giáo phái này, nhưng giới chức Nga trong nhiều năm không có hành động pháp lý với họ.
Di chứng chất độc Sarin từ vụ tấn công tàu điện ngầm Tokyo
Vào ngày này 25 năm trước, thành viên giáo phái AUM đã tấn công bằng chất độc sarin vào tuyến đường sắt Marunouchi, thủ đô Tokyo.
Tại thời điểm đó, 13 người thiệt mạng, hơn 6000 người bị thương. Nhưng đau đớn hơn, di chứng mà nó mang lại rất nặng nề. Chỉ ít ngày trước đây thôi, Sachiko Asakawa-một nạn nhân 56 tuổi, mang di chứng tổn thương não đã ra đi sau 25 năm chống chọi với bệnh tật.
Nhiều nạn nhân vật vã trên đường phố sau vụ tấn công. Ảnh: Kyodo
Cũng vào ngày đó, cùng lúc khoảng 640 người được đưa đến bệnh viện. Một tuần sau con số lên tới 1200. Nhiều người bị trúng độc giai đoạn đầu, có dấu hiệu mất đi ý thức. Một năm sau, nhiều dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể nhiều người bắt đầu phát tác. Và công việc nghiên cứu bệnh tật do chất độc sarin mang lại bắt đầu song song với việc cứu chữa người bệnh.
Và kết quả lộ diện với những đau đớn tăng dần. Trong những người liên quan đến sự kiện, bệnh cơ thể mệt mỏi, lừ đừ chỉ có 7,3% sau 1 năm sự kiện xảy ra, 10 năm sau tăng lên 43,3%. Bệnh đau đầu chiếm 44,7%, kiết lỵ chiếm 18,6%. Riêng bệnh run chân tay chiếm 49,8% sau 13 năm. Nhưng có lẽ ám ảnh và xót xa nhất là những trẻ chưa thành niên mắc những bệnh ảnh hưởng tới tương lai như; chậm phát triển, thần kinh yếu, lo lắng sợ hãi...
Bà Sachiko đã chiến đấu với bệnh tật do di chứng của khí sarin suốt 25 năm qua.
Còn những người bị thương, trúng độc trực tiếp ngay trong sự kiện đó cho đến nay vẫn còn đó. Người thì bị tổn thương não, mắt mờ, thần kinh không chủ động, người thì liệt nằm trên giường. Anh trai của bệnh nhân Sachiko Asakawa tâm sự rằng đối với em gái ông 25 qua là 25 năm đau đớn. Và cũng 25 năm qua, kể từ ngày em gái ông mất đi, ông mới dám nói rằng em gái ông đã nỗ lực chống chọi với bệnh tật thế nào.
Di chứng trên cơ thể người bệnh, và nỗi đau, ám ảnh đối với những người thân trong gia đình mãi mãi không thể quên. Chỉ khi đi vào cõi vĩnh hằng, những nỗi đau thể xác và tinh thần ấy mới thực sự vô thường.
Khi khói độc bay ra cũng là lúc những con người bị nhiễm độc và chịu đau đơn đến khi chết. Nhưng mãi đến 24 năm sau, tháng 7 năm 2018, bản án tử hình đối với toàn bộ thành viên của giáo phái AUM Shinrikyo, trong đó bao gồm cả Shoko Asahara, thủ lĩnh của giáo phái này mới được thực thi.
Đây là vụ tấn công gây thương vong nhiều nhất tại Nhật Bản và gây chấn động dư luận toàn thế giới. Hiện vẫn chưa rõ động cơ thực sự của vụ tấn công này. Trước đó, các thành viên AUM Shinrikyo cũng đã tham gia vụ tấn công khác bằng sarin vào năm 1994 tại Matsumoto, tỉnh Nagano, làm 8 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương và tham gia vào vụ sát hại gia đình một luật sư (gồm 3 thành viên) năm 1989.
Vụ thi hành án tử hình các thành viên giáo phái AUM là vụ thi hành án tử hình lớn nhất ở Nhật Bản kể từ vụ xử tử 11 đối tượng âm mưu ám sát Nhật hoàng năm 1911. Giáo phái AUM Shinrikyo hiện đã đổi tên thành Aleph và từ năm 2000, giáo phái này đã tuyên bố không còn coi Shoko Asahara là thủ lĩnh.
Nhưng, vụ tấn công bằng chất độc sarin vào tàu điện ngầm Tokyo đã là dấu ấn buồn của lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới về những vụ tấn công dân thường. Sự sống vẫn luôn chảy không ngừng, nhưng những sự đe dọa sự sống ấy cũng luôn tồn tại.
Ngày 20/3 cũng là ngày quốc tế hạnh phúc. Và trong ngày này, chúng ta mong rằng những vụ tấn công gây chết chóc sẽ không còn, sự đe dọa của bệnh dịch và thiên tai cũng sẽ giảm bớt, và con người chúng ta được sống an vui bên những người thân yêu./.
Bùi Hùng/VOV-Tokyo
Nga chi 72 tỷ USD để phục hồi kinh tế Chính phủ Nga lên kế hoạch chi 72 tỷ USD để thực hiện hơn 500 giải pháp nhằm khôi phục nền kinh tế Nga sau thời gian dài phong tỏa. Mục tiêu của kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Nga là tăng việc làm, thu nhập cho người lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dự kiến được...