Nga bắt nhà khoa học bị nghi chuyển công nghệ cho Trung Quốc
Nhà khoa học Nga Lukanin bị bắt tại Siberia vì cáo buộc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, truyền thông trong nước đưa tin.
Alexander Lukanin, 64 tuổi, đến từ thành phố Tomsk, Siberia, bị bắt hôm 29/9 sau khi trở về từ Trung Quốc, nơi ông đang làm việc tại một trường đại học địa phương, MBKh Media đưa tin hôm 1/10. MBKh Media là hãng tin do nhà phê bình điện Kremlin Mikhail Khodorkovsky thành lập.
Hãng tin này trích lời một người bạn của Lukanin, cho biết Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng đột kích vào căn hộ của ông. Email gửi tới tài khoản của Lukanin chưa được phản hồi.
Chính phủ Nga và Trung Quốc cũng chưa bình luận về thông tin.
Video đang HOT
Lực lượng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đột kích một căn nhà ở Simferopol hôm 17/2. Ảnh: FSB.
Theo luật pháp Nga, hành vi chuyển giao bất hợp pháp công nghệ ra nước ngoài có thể bị phạt tù tới 3 năm.
Hãn tin Interfax cũng dẫn lời một nguồn tin cho biết Lukanin đã bị giam vì cáo buộc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, song ông không bị buộc tội chuyển giao bí mật quốc gia, tội danh có thể lĩnh án tù nặng hơn.
Một số nhà khoa học Nga đã bị bắt và buộc tội phản quốc trong những năm gần đây vì cáo buộc chuyển tài liệu nhạy cảm ra nước ngoài. Hồi tháng 2, nhà khoa học đứng đầu Học viện Khoa học Bắc Cực Valery Mitko cũng bị buộc tội phản quốc vì cáo buộc chuyển bí mật quốc gia cho Trung Quốc. Giống Lukanin, Mitko đã đến Trung Quốc để làm việc tại một trường đại học
Tổng thống Putin cảm ơn dân Nga ủng hộ sửa đổi Hiến pháp
Với Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống Putin có cơ hội tìm kiếm thêm 2 nhiệm kỳ nữa cho tới năm 2036 khi ông 83 tuổi.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) hôm 2/7 cho biết, sau khi 100% số phiếu được kiểm, kết quả cho thấy đa số cử tri Nga bày tỏ ủng hộ các sửa đổi Hiến pháp trong cuộc bỏ phiếu diễn ra từ ngày 25/6-1/7 trên toàn nước Nga.
Theo luật pháp Nga, khi có trên 50% tổng số cử tri bỏ phiếu tán thành những sửa đổi, các thay đổi mới trong Hiến pháp Nga sẽ có hiệu lực kể từ ngày công bố kết quả bầu cử chính thức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RT)
Điểm sửa đổi đáng lưu ý trong Hiến pháp Nga lần này là nội dung một Tổng thống không được nắm quyền quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, có một điều khoản bổ sung là sau khi bản Hiến pháp này có hiệu lực, sẽ không tính số nhiệm kỳ đối với những người đã và đang là Tổng thống Nga.
Như vậy với Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống Putin sẽ có cơ hội cầm quyền đến 2036 sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2024.
Phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu về việc sửa đổi Hiến pháp được công bố, Tổng thống Putin gửi lời cảm ơn tới những người đã ủng hộ và tin tưởng chính phủ của ông. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nước Nga hiện đại vẫn đang trong quá trình hình thành.
"Chúng ta cần sự ổn định nội bộ và thời gian để củng cố đất nước và các thể chế", ông cho hay.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga không đề cập tới vấn đề rất nhiều người quan tâm là liệu ông có ý định tái tranh cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào 4 năm tới hay không.
Trong các tuyên bố đưa ra trước đây, Tổng thống Putin khẳng định đề xuất sửa đổi hiến pháp của ông không phải để duy trì quyền lực mà nhằm cải thiện hệ thống chính trị của Nga.
"Trong thời gian làm Tổng thống và Thủ tướng, tôi thấy rõ rằng một số thứ không hoạt động như bình thường. Đây là lý do tại sao tôi đề xuất điều này (cải cách hiến pháp), chứ không phải để mở rộng quyền lực của mình", Tổng thống Nga khẳng định.
Nga tiết lộ lý do phát triển nhanh vaccine Covid-19 Kinh nghiệm từ nghiên cứu vaccine Ebola và MERS giúp Nga phát triển Sputnik V trong vòng 5 tháng. Alexander Gintsburg, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya, cho biết các liều tiêm ngừa nCoV "không đi lên từ số 0". "Cả một thế hệ bác sĩ, chuyên gia virus, nhà miễn dịch học... đã phát...