Nga: Bất kỳ phương tiện chở vũ khí nào của NATO vào Ukraine đều là mục tiêu hợp pháp
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, bất kỳ phương tiện nào của NATO chở vũ khí hoặc các trang thiết bị cho quân đội Ukraine tiến vào nước này đều sẽ bị coi là mục tiêu hợp pháp và bị phá hủy.
“Mỹ và các đồng minh NATO tiếp tục bơm vũ khí vào Ukraine. Tôi có thể khẳng định rằng bất kỳ phương tiện nào từ liên minh này vào Ukraine, mang theo vũ khí và các trang thiết bị cho quân đội Ukraine, đều sẽ bị chúng tôi coi là mục tiêu hợp pháp để phá hủy”, ông Shoigu tuyên bố ngày 4/5.
Xe tăng phòng không Gepard của Đức. Ảnh: Reuters
Trước đó, Moscow cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine đe dọa hủy hoại các cuộc đàm phán hoà bình, đó là chưa kể tới việc các vũ khí này có thể rơi vào tay các lực lượng sử dụng chúng sai mục đích.
Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2 sau khi các nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đề nghị hỗ trợ tự vệ trước quân đội Ukraine. Nga cho biết mục tiêu của chiến dịch này là phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, đồng thời sẽ chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề lên Moscow. Cùng lúc đó, các quốc gia này cũng lên tiếng khẳng định sẵn sàng cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Mỹ công khai thách thức giới hạn của Tổng thống Putin?
Bằng cách vận động cung cấp vũ khí và đề nghị gói viện trợ 33 tỉ USD cho Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang phớt lờ cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm qua (1.5) cho hay trong cuộc điện đàm ngày 30.4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Ukraine Dmitry Kuleba thảo luận về việc chính quyền của Tổng thống Biden ngày 28.4 đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ trị giá 33 tỉ USD cho Kyiv. Trong đó có 20 tỉ USD dành cho việc mua vũ khí và đạn dược, cao gấp gần 7 lần tổng giá trị viện trợ của Washington dành cho Kyiv kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.
Loại lựu pháo 155 mm được Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ảnh REUTERS
Tổng thống Biden đề nghị gói viện trợ mới sau khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 27.4 cảnh báo Moscow sẽ phản ứng "nhanh như chớp" nếu có sự can thiệp trực tiếp từ bên ngoài vào chiến sự Ukraine. Ông Putin đưa ra cảnh báo sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 26.4 chủ trì một hội nghị tại Đức, với sự tham gia của đại diện từ hơn 40 quốc gia, nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự liên tục cho Ukraine.
Việc chính quyền Tổng thống Biden đề nghị gói viện trợ mới và kêu gọi cung cấp vũ khí cho Ukraine cho thấy Washington đang công khai thách thức những giới hạn của Tổng thống Putin, theo AFP.
Nga nói Ukraine có thể rơi vào "hố nợ" vì chương trình cho mượn-cho thuê vũ khí của Mỹ
Không còn che giấu sự hỗ trợ ?
Trong thời gian đầu của chiến sự, Washington lo sợ việc trang bị vũ khí hạng nặng cho Ukraine có thể đẩy Mỹ và NATO vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga, nên phương Tây chỉ cung cấp vũ khí mang tính phòng thủ. Giờ đây, Lầu Năm Góc đã bỏ những giới hạn lúc đầu và đang chuyển cho Ukraine những loại vũ khí tấn công như pháo hạng nặng và trực thăng, theo AFP. Mỹ còn tuyên bố mục tiêu của họ trong chiến sự Ukraine là làm cho Nga suy yếu trong thời gian dài, thay vì tuyên bố như trong tháng 2 rằng Washington chỉ muốn hỗ trợ Kyiv đẩy lùi chiến dịch quân sự của Moscow.
Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực làm trung gian đàm phán
Theo AFP, phát ngôn viên Ibrahim Kalin của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 30.4 đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kyiv. Đi cùng ông Kalin là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal.
Nội dung thảo luận trong cuộc gặp của ông Kalin chưa được công bố. Tuy nhiên, Ankara đang làm trung gian đàm phán giữa Kyiv và Moscow trong nỗ lực chấm dứt xung đột. Vào tháng 3, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một cuộc họp giữa các nhà đàm phán Nga và Ukraine tại Istanbul và một cuộc họp khác giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba tại Antalya.
Tổng thống Erdogan đang cố gắng sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh ở Istanbul giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Zelensky. Trong cuộc điện đàm với ông Putin ngày 28.4, ông Erdogan nói Thổ Nhĩ Kỳ muốn "thiết lập nền hòa bình lâu dài trong khu vực càng sớm càng tốt".
Đông A
Lầu Năm Góc cũng bắt đầu công khai nói về việc Mỹ đang huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng những loại vũ khí mà Kyiv nhận được. AFP dẫn lời Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby ngày 29.4 tiết lộ quân nhân Mỹ ở Đức bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng những loại vũ khí quan trọng đang được dùng để bảo vệ Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand ngày 28.4 cho hay quân nhân nước này ở châu Âu đang huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M-777.
Xem nhanh: Ngày 67 chiến dịch quân sự Nga, Chủ tịch Hạ viện Mỹ bất ngờ đến Kyiv
Bên cạnh đó, một số đồng minh của Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine chống Nga. Một phát ngôn viên của Văn phòng thủ tướng Anh thông tin trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30.4, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố London sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine, theo Reuters. Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng ngày cho hay Paris sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Kyiv.
Chiến sự căng thẳng
Phương Tây tiếp tục hỗ trợ Kyiv trong bối cảnh Nga tập trung chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine. Bộ Quốc phòng Mỹ và Anh cho rằng đà tiến quân của Nga ở miền đông Ukraine đang chậm lại do gặp phải sự kháng cự quyết liệt của lực lượng Ukraine, và tinh thần chiến đấu của binh sĩ Nga đang suy giảm, theo NHK.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định chiến dịch quân sự vẫn tiếp diễn và tuyên bố không quân Nga đã phóng tên lửa vào 17 cơ sở quân sự ở Ukraine trong ngày 30.4. Bộ Quốc phòng Nga còn nói rằng những cuộc tấn công ở tỉnh Dnipropetrovsk thuộc miền đông Ukraine cùng ngày đã phá hủy một chốt chỉ huy và một nhà kho trữ rốc két và pháo.
Angelina Jolie đến thăm trẻ em sơ tán ở Ukraine
Các lực lượng Nga gần đây đẩy mạnh chiến dịch tấn công ở miền đông Ukraine trước thềm Moscow tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 77 năm ngày chiến thắng phát xít (9.5.1945 - 9.5.2022).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến Kyiv
Hôm qua (1.5), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Kyiv (ảnh).
"Phái đoàn của chúng tôi đến Kyiv để gửi thông điệp không thể nhầm lẫn và mạnh mẽ cho toàn thế giới: người Mỹ sát cánh với dân Ukraine", Reuters dẫn thông báo từ Văn phòng chủ tịch hạ viện Mỹ.
Trước lời yêu cầu của Tổng thống Zelensky về việc Ukraine rất cần viện trợ nhân đạo, an ninh lẫn kinh tế từ phương Tây, bà Pelosi khẳng định chính quyền Kyiv sẽ sớm nhận được các khoản viện trợ tiếp theo của Mỹ. Một ngày trước đó, bà Pelosi bày tỏ hy vọng sẽ sớm thông qua gói viện trợ trị giá 33 tỉ USD cho Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Những lý do đặc biệt khiến Đức không chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine Những chỉ trích nhằm vào Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã không ngừng tăng lên về việc trì hoãn và không thực hiện cam kết gửi vũ khí hạng nặng tới Ukraine. Phương tiện chiến đấu Mardar của quân đội Đức, Ảnh: DPA Theo báo Deutsche Welle mới đây, Chính phủ Đức đã liệt kê một số lý do khiến nước này không...