Nga bắt 9 nghi phạm đang chuẩn bị đảo chính
Cơ quan báo chí của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết 9 thành viên của tổ chức chính trị Hồi giáo cực đoan Hizb ut-Tahrir đã bị bắt giữ.
Hizb ut-Tahrir được cho là một tổ chức khủng bố ở Nga, Đức, Đan Mạch, Anh cũng như ở Nam và Đông Nam Á.
Nga bắt 9 nghi phạm âm mưu đảo chính.
Theo một báo cáo đăng trên trang web của FSB, 2 trong số 9 kẻ bị bắt là lãnh đạo của tổ chức Hizb ut-Tahrir.
“Các thành viên của tổ chức này đã tiến hành các hoạt động chống hiến pháp dựa trên học thuyết tạo ra cái gọi là ‘ vương quốc Hồi giáo thế giới’, phá hủy các thể chế xã hội thông thường và nhằm lật đổ chính quyền hiện tại bằng vũ lực.
Video đang HOT
Theo các cơ quan tình báo, những kẻ này đã hình thành những đơn vị tương tự như các tổ chức khủng bố quốc tế ở Nga và cung cấp tài chính cho chúng.
Theo báo cáo của FSB, những kẻ cực đoan đã bí mật truyền bá tư tưởng khủng bố trong dân chúng và tuyển mộ người Hồi giáo vào hàng ngũ của họ.
Hizb ut-Tahrir al-Islami được thành lập năm 1953. Tổ chức này đã tuyên bố chiến đấu để tạo ra một “vương quốc Hồi giáo thế giới” dựa trên luật Hồi giáo.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/UAwire
Điều gì sẽ xảy ra sau khi Thủ tướng đương nhiệm Israel bị buộc tội?
Ngày 21-11, chính trường Israel đã dậy sóng khi lần đầu tiên Thủ tướng đương nhiệm bị cáo buộc một loạt tội danh hình sự như hối lộ, nhận hối lộ, gian lận và vi phạm tín nhiệm.
Phản ứng về việc này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đó là "âm mưu đảo chính" và tuyên bố sẽ không từ chức. Nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Phát biểu trên truyền hình, Tổng Chưởng lý Avichai Mandelblit cho biết: "Tôi đã thông báo với luật sư của Thủ tướng về quyết định buộc tội ông ấy với 3 tội danh. Đây là một ngày đáng buồn và khó khăn cho cá nhân tôi cũng như công chúng Israel". Trong khi đó Bộ trưởng Tư pháp Mandelblit, người do chính ông Netanyahu bổ nhiệm, nói: "Với trách nhiệm của mình, tôi sẽ đảm bảo để không ai ở Israel có thể đứng trên luật pháp".
Cáo buộc hình sự từ 3 vụ án điểm
Cảnh sát Israel hồi tháng 2-2019 đề nghị Bộ trưởng Tư pháp Mandelblit truy tố hình sự Thủ tướng trong các cuộc điều tra kéo dài có tên là Vụ án 1000, 2000 và 4000. Vụ án đầu tiên xoay quanh nghi án Thủ tướng Netanyahu đề nghị báo Yediot Aharonot, có số lượng phát hành lớn nhất tại Israel, viết loạt bài tích cực về ông, đổi lại các tờ báo đối thủ sẽ bị chèn ép. Cáo buộc thứ hai cho rằng Thủ tướng Netanyahu đã nhận số quà tặng trị giá 283.000 USD từ ông trùm Hollywood Arnon Milchan và những người ủng hộ. Những món quà trên bao gồm cả rượu và xì gà được Milchan tặng để đổi lấy visa Mỹ. Trong cáo buộc thứ ba, các nhà điều tra cho rằng ông Netanyahu bị tình nghi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm trong một vụ án liên quan tới tỷ phú Australia James Packer.
Như vậy, Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Israel có thể phải đối mặt với án tù 10 năm nếu bị kết tội tham nhũng và mức án tối đa 3 năm vì tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm. Cùng ngày 21-11, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bác bỏ các cáo buộc nhằm vào ông và cho rằng đây là "âm mưu đảo chính" chống lại Thủ tướng. "Họ không theo sự thật mà họ chỉ nhắm vào tôi. Những gì tôi trải qua không hề dễ dàng. Tôi cũng là một con người. Những gì gia đình tôi đang trải qua thật quá sức chịu đựng" - ông Netanyahu phát biểu trong buổi truyền hình trực tiếp tại dinh thự của mình.
Cơ hội duy trì quyền lực bị thu hẹp
Ông Benjamin Netanyahu đã giữ cương vị Thủ tướng Israel liên tục từ năm 2009 đến nay. Trước đó, trong thập niên 1990, ông cũng là người có vai trò nổi bật trong chính trường nước này. Là người nắm quyền lãnh đạo Israel trong hơn 1 thập kỷ, nhưng cả ông Netanyahu và đối thủ chính của mình - Benny Gantz - đã không thành lập được Chính phủ sau 2 cuộc bầu cử vào tháng 4 và tháng 9-2019, khiến đất nước rơi vào bế tắc chính trị và kinh tế. Nếu không có đột phá chính trị trong 3 tuần tới, Israel sẽ phải đối mặt với một cuộc bầu cử khác, điều mà ít ai muốn.
Nếu vẫn còn giữ chức Thủ tướng sau đó, ông Netanyahu sẽ không có nghĩa vụ phải từ chức bởi theo luật pháp Israel, một Thủ tướng phải từ chức nếu bị kết án, nhưng có thể tại nhiệm trong suốt quá trình tố tụng, bao gồm cả kháng cáo. Và nếu còn làm Thủ tướng, ông Netanyahu có thể tìm cách giành được quyền miễn trừ truy tố của Quốc hội. Nhưng khi bị kết tội, ông Netanyahu sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn. Tuy nhiên, việc mở một phiên tòa xét xử có thể bị trì hoãn nhiều tháng do tiến trình pháp lý kéo dài bởi khủng hoảng chính trị.
Israel hiện đang trong giai đoạn 21 ngày khi bất cứ thành viên nào của Quốc hội cũng có thể trở thành Thủ tướng nếu nhận được sự ủng hộ của đa số các nhà lập pháp. Về lý thuyết, ông Netanyahu vẫn có cơ hội. Tuy nhiên những tin tức liên quan đến quyết định của Bộ trưởng Tư pháp Avichai Mandelblit sẽ khiến cơ hội của ông Netanyahu ngày càng bị thu hẹp. "Một Thủ tướng đang bị điều tra không có tư cách hay sự tín nhiệm của công chúng để đưa ra các quyết định về sinh mệnh của đất nước Israel" - ông Benny Gantz, Chủ tịch đảng Xanh-Trắng đăng tải trên Twitter cá nhân sau quyết định sẽ truy tố Thủ tướng Netanyahu.
Bởi vậy, các cáo buộc hình sự vừa được tuyên bố sẽ là rào cản để ông Netanyahu có thể tiếp tục cầm quyền tại Israel, nhưng khả năng ông sẽ bị kết án và tống giam còn xa vời.
Ngày 21-11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng, ông là nạn nhân trong một âm mưu đảo chính. Khẳng định đã "hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước", ông Netanyahu chỉ trích Tổng chưởng lý Avichai Mandelblit đưa ra cáo buộc trên vào đúng "thời điểm chính trị nhạy cảm nhất kể từ khi thành lập nước Israel đến nay".
Theo anninhthudo.vn
An ninh Nga bắt nhiều thành viên của tổ chức cực đoan Hizb ut-Tahrir Những đối tượng bị bắt giữ đang âm mưu thiết lập một mạng lưới khủng bố ở Nga, tìm cách gây quỹ cho các hoạt động phi pháp, truyền bá tư tưởng khủng bố và tuyển dụng những người Hồi giáo bản địa. Cảnh sát Nga khám xét một đối tượng tình nghi trong chiến dịch tăng cường an ninh tại Moskva, Nga,...