Nga bảo vệ cho căn cứ tại Syria như thế nào?
Hệ thống phòng thủ tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria bao gồm nhiều loại vũ khí khác nhau.
Để bảo vệ không phận xung quanh căn cứ, ở tầm cao nhất, Nga triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph và C-200VE Vega, có tầm đánh chặn từ 200 đến 400km. Tầm giữa được bảo vệ bởi hệ thống Moskva và tàu tuần dương Varyag, trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa S-300 Fort.
Những hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp như Osa-AKM và C-125 Pechora-2M cũng được huy động để bảo vệ căn cứ. Cuối cùng, các hệ thòng phòng không tầm gần Pantsir-S1 sẽ bảo vệ tầm thấp nhất, đặc biệt là ngăn không cho máy bay hoặc tên lửa tấn công các thiết bị phòng thủ khác.
Căn cứ của Nga được bảo vệ bởi nhiều lớp phòng thủ khác nhau
Video đang HOT
Nga chỉ thực sự đề cao việc phòng không sau khi Thổ Nhĩ Kì bắn rơi một chiếc Su-24 của nước này khi đi không kích tại Syria vào hồi tháng 11-2015.
Ngoài các loại tên lửa đánh chặn, Nga còn bảo vệ căn cứ khỏi các loại thiết bị trinh sát trên không bằng hệ thống Krasuha-4. Những tính năng của nó vẫn là bí mật, tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin tiết lộ, nó có thể vô hiệu hoá được radar hoặc thậm chí là can thiệp vào khả năng kiểm soát các máy bay không người lái. Nó có tầm hoạt động lên tới 300km.
Đối với các mối nguy hiểm trên bộ, lính thuỷ đánh bộ Nga được giao nhiệm vụ trực chiến cả đêm lẫn ngày, cùng với đó, là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 cũng sẵn sàng triển khai. Theo các chuyên gia, T-90 chính là phương tiện lí tưởng để bảo vệ cho các cơ sở cố định ở địa hình sa mạc.
Xe tăng T-90 đã được cải thiện nhiều so với xe tăng T-72 ở các thiết bị phòng thủ, công nghệ tích hợp và hệ thống lên đạn trực tiếp. Với việc được trang bị hệ thống kiểm soát hoả lực hiện đại nhất trên thế giới, T-90 có thể huỷ diệt một mục tiêu di chuyển trong bất kì điều kiện nào.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ biến cơ sở thử nghiệm Hawaii thành căn cứ phòng thủ tên lửa
Ngày 23-1-2016, hãng thông tấn Sputnik của Nga đưa tin, Mỹ đang cân nhắc chuyển cơ sở thử nghiệm phòng thủ tên lửa Aegis ở Hawaii thành một căn cứ sẵn sàng chiến đấu thường trực để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi đầu tháng này.
Sputnik trích dẫn một báo cáo mới cho hay, những thay đổi này đã và đang được thảo luận trong nhiều năm qua, nhưng vấn đề này đang được xem xét một cách nghiêm túc hơn, khi Triều Tiên liên tục có những nỗ lực cải thiện khả năng vũ khí hạt nhân của mình.
Một số hệ thống phòng thủ tên lửa, radar, phần mềm, bệ phóng và tên lửa hiện đại nhất của Mỹ hiện đang được thử nghiệm tại cơ sở Hawaii, nhưng nếu được công bố chính thức, đề xuất này sẽ bổ sung một căn cứ phòng thủ tên lửa thường trực tới khu vực này.
Mỹ sẽ có thêm một căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Hawaii?
Liên quan đến vấn đề này, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Zhu Haiquan cho rằng: "Mọi biện pháp nhằm tăng cường khả năng quân sự sẽ chỉ làm gia tăng sự phản kháng và sẽ không giúp giải quyết vấn đề".
Các hệ thống phòng thủ dưới mặt đất hiện đang được triển khai tại California và Alaska để đối phó với các mối đe dọa ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Các nỗ lực mở rộng cơ sở quân sự ở Hawaii trước đây đã vấp phải sự phản đối quyết liện từ cư dân trên hòn đảo này.
"Đô đốc Harry B. Harris Jr. (Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ) luôn luôn nghiên cứu những lựa trọn triển khai tiền phương và ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Thái Bình Dương, nơi chúng tôi đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tinh vi", phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, Đại tá hải quân Mỹ Darryn James, cho biết.
Theo_An ninh thủ đô
Nga phát triển vũ khí phòng không thế hệ mới Nga đang phát triển các trang thiết bị và khí tài quân sự thế hệ mới cho hoạt động phòng không và phòng thủ không gian vũ trụ. Thông tin vừa được Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đưa ra tại buổi lễ khai trương Doanh nghiệp Cơ khí-Xây dựng Kirov - một chi nhánh của Công ty sản xuất tên lửa Almaiz-Antey...