Nga bán tàu hộ vệ tên lửa cho Ấn Độ
Truyền thông Nga vừa đăng tải thông tin cho biết, hợp đồng bán lại 2 tàu hộ vệ tên lửa Dự án 11356M cho Hải quân Ấn Độ đã được ký kết.
Hiện nay Hải quân Nga đang có 3 tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn thuộc Dự án 11356M – lớp Đô đốc Grigorovich đang đóng dở, đây chính là biến thể nâng cấp dựa trên nguyên mẫu khinh hạm Dự án 11356 – lớp Talwar chế tạo theo đơn đặt hàng của Hải quân Ấn Độ.
Các chiến hạm Dự án 11356 của Nga được trang bị dàn vũ khí rất mạnh và toàn diện, bao gồm 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr-NK (có thể triển khai cả tên lửa đối đất lẫn tên lửa chống ngầm) và 2 cụm 12 ống phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1.
Ngoài ra trên con tàu 4.000 tấn này còn có 1 pháo hạm A-190 cỡ 100 mm, 2 hệ thống tên lửa – pháo phòng không Kashtan phòng thủ tầm cực gần, 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm và 2 dàn rocket săn ngầm RBU-6000.
Sàn đáp cùng nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho phép mang theo 1 trực thăng Ka-27PL (hoặc Ka-31 mini AWACS) trong các chuyến hải trình dài.
Video đang HOT
Khinh hạm Đô đốc Makarov Dự án 11356M của Hải quân Nga
Theo kế hoạch thì Hải quân Nga sẽ đóng tất cả 6 chiến hạm Đô đốc Grigorovich, tuy nhiên khi xảy ra căng thẳng với Ukraine vào năm 2014 thì Kiev đã đình chỉ việc cấp động cơ cho tàu chiến Nga. Bên cạnh đó nguồn hàng thay thế từ Đức cũng bị đình chỉ do hiệu lực của lệnh cấm vận.
Tàu hộ vệ tên lửa Dự án 11356M của Hải quân Nga trong tình trạng thi công dở dang
Sau nhiều lần đàm phán về giá thành, truyền thông Nga ngày hôm qua đã chính thức đưa tin nước này đã ký kết hợp đồng nhượng lại hai tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án 11356M cho Hải quân Ấn Độ, đó là chiếc Đô đốc Butakov (số hiệu 360) và Đô đốc Istomin (số hiệu 361).
New Delhi sẽ trả tiền để Nga hoàn thiện nốt con tàu có động cơ phù hợp cho chúng, đơn giá mà Ấn Độ phải bỏ ra là 1,2 tỷ USD cho cặp chiến hạm này.
Nga sẽ tiến hành một số sửa đổi để tàu mang bệ phóng thẳng đứng của tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos do Ấn Độ sản xuất thay cho Kalibr.
Chí Linh
Theo Zing
Lộ chiến thuật của Mỹ, Israel để hạ gục rồng lửa S-300 Nga
Truyền thông Nga, Syria đưa tin, Mỹ và Israel đã bí mật cử các đội tới Ukraine để nghiên cứu về "rồng lừa" S-300 và đã nhận được sự hướng dẫn chi tiết của đối tác Ukraine liên quan khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân mà Moscow vừa chuyển giao cho Syria.
Hệ thống S-300 Nga.
Israel và Mỹ đã cử một phái đoàn quân sự bí mật tới Ukraine để nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 do Nga sản xuất, mà gần đây Moscow chuyển giao cho Syria,kênh truyền hình Hadashot trích dẫn các nguồn tin Syria và Nga cho biết.
Nguồn tin Nga còn cho biết các máy bay F-15 đã được huấn luyện tại Ukraine để chống lại S-300 trong khuôn khổ một cuộc huấn luyện quốc tế bao gồm sự tham dự của các phi công Israel. Không rõ liệu các phi công Israel trực tiếp lái máy bay hay chỉ quan sát từ mặt đất.Theo báo cáo, các sĩ quan Ukraine đã chỉ dẫn cho các đối tác Mỹ và Israel về khả năng của "rồng lửa" S-300, cũng như giới thiệu qua các kịch bản khác nhau.
Hiện phía Mỹ và Israel chưa đưa ra lời bình luận về những thông tin trên.
Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết, việc Nga cung cấp S-300 cho Syria chỉ hoàn toàn phục vụ mục đích phòng vệ và không có ý định đe dọa các nước láng giềng. Kể từ khi Nga đưa S-300 tới Syria, Israel chưa tiến hành bất cứ cuộc không kích hay ném bom vào lãnh thổ Syria.Hồi đầu tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và hàng trăm tên lửa đi kèm cho quân đội Syria sau vụ lực lượng phòng không nước này bắn nhầm máy bay trinh sát Il-20 của Nga ngày 17.9, làm 15 người thiệt mạng.
Theo Danviet
Tuyên bố sốc: Ukraine sẽ không tồn tại nếu chiến tranh với Nga Ukraine sẽ không tồn tại nữa nếu xảy ra chiến tranh với Nga, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine Igor Smeshko tuyên bố trên kênh truyền hình "112 Ukraine". Binh sĩ Ukraine. "Chúng ta không thể cho thấy bất kỳ thành công nào, cả trong kinh tế lẫn về phát triển lực lượng vũ trang. Đúng, giờ đây chúng ta có...