Nga bán khí đốt giá rẻ cho Trung Quốc
Bloomberg dẫn một dự báo vĩ mô do Bộ Phát triển Kinh tế Nga soạn thảo cho thấy giá khí đốt nước này bán cho Trung Quốc sẽ thấp hơn 28% so với giá bán cho người tiêu dùng châu Âu, ít nhất cho đến năm 2027.
Mỏ khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal ở Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kịch bản cơ sở của Bộ trên, trong năm 2024, giá xuất khẩu khí đốt Nga sang Trung Quốc sẽ là 257 USD/1.000 m3 so với mức 320,30 USD/1.000 m3 bán cho thị trường châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ (chênh lệch 19,76%). Dự báo vĩ mô cũng cho biết, năm 2023 giá khí đốt bán cho Trung Quốc là 286,9 USD/1.000 m3 và các nước châu Âu là 461,3 USD/1.000 m3 (chênh lệch 37,81%).
Năm 2025, giá khí đốt bán cho Trung Quốc và châu Âu được dự báo lần lượt là 243,7 USD/1.000 m3 và 320,1 USD/1.000 m3. Các mức giá của năm 2026 là 233 USD/1.000 m3 và 320 USD/1.000 m3 và năm 2027 là 227,8 USD/1.000 m3 và 315,4 USD/1.000 m3. Trong mọi trường hợp, chênh lệch phần trăm không vượt quá 28%. Xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU qua tuyến đường ống “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” vẫn ở mức cao kỷ lục.
Hiện Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia”, công suất thiết kế tối đa là 38 tỷ m3/năm. Trong năm 2023, khối lượng khí đốt xuất khẩu qua tuyến đường ống này đạt 22,7 tỷ m3. Tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom kỳ vọng “Sức mạnh Siberia” sẽ đạt công suất xuất khẩu tối đa vào năm 2025.
Hồi tháng 3/2023, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đã công bố một thỏa thuận với Trung Quốc về việc xây dựng tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia 2″ (công suất thiết kế lên tới 50 tỷ m3 khí đốt/năm). Ông Putin lưu ý rằng “hầu như tất cả các số liệu trong thỏa thuận đã được thống nhất”. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak sau đó nói rằng Moskva và Bắc Kinh “có sự hiểu biết chung rằng dự án sẽ được hỗ trợ”.
Qatar sẽ bán cho Đức 2 triệu tấn LNG/năm khi châu Âu ráo riết tìm nguồn cung khí đốt thay thế Nga
Các nước châu Âu ráo riết tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra cuối tháng 2 năm nay và niềm vui đã đến với Đức.
Ras Laffan, địa điểm sản xuất LNG chính của Qatar. Ảnh: AFP
Ngày 29/11, Bộ trưởng Năng lượng Qatar kiêm Giám đốc điều hành QatarEnergy, ông Saad Sherida al-Kaabi thông báo nước này đã đạt thoả thuận cung ứng 2 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)/năm cho Đức.
Theo thỏa thuận, Qatar sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt tối đa 2 triệu tấn/năm cho Đức từ năm 2026 và thương vụ kéo dài trong 15 năm. Tuy nhiên, Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức. Công ty năng lượng Mỹ ConocoPhillips, đối tác của QatarEnergy, sẽ là đơn vị trung gian cung cấp khí đốt từ các dự án phía Nam và Đông North Field của Qatar cho cảng nhập khẩu LNG Brunsbuttel, miền Bắc nước Đức.
Các nước châu Âu đang ráo riết tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra cuối tháng 2 năm nay. Các cuộc đàm phán với các nước châu Âu gặp khó khăn do Đức và nhiều nước khác không muốn ký với các quốc gia châu Á thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn.
Thỏa thuận trên đạt được một tuần sau khi Tập đoàn QatarEnergy ký thỏa thuận cung ứng 4 triệu tấn LNG/năm trong 27 năm cho Tập đoàn Dầu khí và Hóa dầu Nhà nước Trung Quốc, Sinopec. Đây là thỏa thuận cung cấp LNG có thời hạn dài nhất trong lĩnh vực này.
Qatar là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và dự án North Field được cho là sẽ giúp củng cố vị thế này của Qatar trong khi đảm bảo nguồn cung dài hạn cho châu Âu. North Field nằm trong mỏ khí đốt lớn nhất thế giới mà Qatar cùng chia sẻ với Iran, phần mỏ bên phía Iran khai thác gọi là South Pars.
Đầu năm nay, QatarEnergy đã ký 5 thỏa thuận trong khuôn khổ dự án khai thác North Field ở phía Đông, trong đó có việc sử dụng 6 tàu máy nén giúp nâng công suất hóa lỏng LNG của Qatar từ mức 77 triệu tấn/năm hiện nay lên 126 triệu tấn/năm vào năm 2027.
Nga thảo luận dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ Tổng thống Vladimir Putin ngày 7/9 xác nhận Nga đang thảo luận một dự án mới về cơ sở hạ tầng quy mô lớn để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc qua Mông Cổ. Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN Thông tin trên được Tổng thống Putin đưa...