Nga bắn hạ 3 máy bay Su-25, phá hủy kho vũ khí phương Tây ở Ukraine
Nga đã bắn hạ 3 máy bay chiến đấu Su-25 của Kiev và phóng tên lửa hành trình phá hủy kho chứa vũ khí của Mỹ và phương Tây ở phía Tây Ukraine.
Tổ hợp tên lửa Iskander của Nga khai hỏa (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).
Hãng tin Interfax dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 12/6 cho biết, lực lượng Nga đã phóng tên lửa hành trình Kalibr để phá hủy một kho lớn chứa vũ khí của Mỹ và châu Âu ở vùng Ternopil của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã bắn hạ 3 máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine gần Donetsk và Kharkov ở miền Đông Ukraine.
Lực lượng phòng không Nga cũng bắn hạ 8 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, phá hủy hệ thống phòng không Buk-M1, một radar kiểm soát không phận, radar S-300 và hai khẩu đội pháo của quân đội Ukraine bằng tên lửa chính xác cao.
Trong một ngày qua, tên lửa đất đối không có độ chính xác cao của Nga đã bắn trúng 2 sở chỉ huy và 15 khu vực tập trung binh lực, trang thiết bị quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine. Ngoài ra, lực lượng Nga đã bắn hạ 2 tên lửa Tochka-U của Ukraine.
Video đang HOT
Khi xung đột Nga – Ukraine bước vào giai đoạn có ý nghĩa quyết định, nguồn tiếp tế vũ khí từ phương Tây cho Ukraine đang trở thành mối quan tâm chính của cả Kiev và Moscow. Nga đang tăng cường không kích vào các tuyến đường tiếp tế quan trọng vận chuyển hàng tỷ USD vũ khí của phương Tây vào Ukraine như mạng lưới đường sắt, các nhà kho.
Mikhail Podolyak, một cố vấn thuộc văn phòng Tổng thống Ukraine, ngày 12/6 cho biết nước này đã đề nghị các đồng minh phương Tây viện trợ thêm 300 hệ thống pháo phản lực phóng loạt. Theo ông Podolyak, tính đến thời điểm hiện tại của cuộc chiến, khoảng 90% thiệt hại của quân đội Ukraine là do lực lượng pháo binh Nga gây ra.
Nga đã nhiều lần cảnh báo các nước phương Tây về việc chuyển vũ khí cho Ukraine, cho rằng động thái này sẽ kéo dài cuộc chiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố các hệ thống phòng không của Nga đang nghiền nát vũ khí của Mỹ ở Ukraine.
Nga cũng cảnh báo rằng, Ukraine có thể sẽ không đảm bảo được các lô vũ khí này không bị rơi vào tay các phần tử cực đoan hay khủng bố và an ninh châu Âu có thể sẽ bị đe dọa trong tương lai.
Tổng Thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Jurgen Stock bày tỏ quan ngại về số lượng vũ khí khổng lồ được phương Tây chuyển đến Ukraine. Ông cảnh báo kịch bản chúng có thể rơi vào tay các tổ chức tội phạm sau khi xung đột kết thúc.
Mỹ và phương Tây liên tục công bố các gói viện trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine có xu hướng leo thang nghiêm trọng ở vùng Donbass ở miền Đông. Ukraine nhiều lần hối thúc Mỹ và các đồng minh cung cấp vũ khí hạng nặng để đối phó với đà tiến công của Nga.
Bất chấp cảnh báo của Nga, Mỹ và các đồng minh phương Tây tuyên bố tiếp tục trang bị vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết, các cuộc tấn công của Nga không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiếp tế của phương Tây.
Ukraine lo ngại phương Tây giảm sự ủng hộ khi xung đột kéo dài
Cuộc xung đột Nga và Ukraine càng kéo dài, các nước phương Tây sẽ càng cảm thấy "mệt mỏi" vì các khoản viện trợ cho Kiev trong bối cảnh áp lực kinh tế nội bộ ngày càng tăng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến tại hội nghị Davos. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP ngày 10/6, khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang tháng thứ 4, các quan chức ở Kiev đã bày tỏ lo ngại rằng sự "mệt mỏi vì xung đột" có thể làm xói mòn quyết tâm của phương Tây trong việc giúp nước này đẩy lùi hành động của Moskva.
Mỹ và các đồng minh đã viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine. Châu Âu đã nhận hàng triệu người phải sơ tán vì xung đột và đã có sự thống nhất chưa từng có ở châu Âu sau Thế chiến II trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Nhưng khi sức nóng của chiến dịch quân sự của Nga lắng xuống, các nhà phân tích cho rằng khi mối quan tâm của các cường quốc phương Tây về cuộc xung đột giảm đi, có thể dẫn đến việc gây sức ép buộc Ukraine phải thỏa hiệp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản đối những đề xuất của phương Tây rằng ông nên chấp nhận một số nhượng bộ, nói rằng Kiev sẽ tự quyết định các điều khoản cho hòa bình.
"Sự mệt mỏi ngày càng gia tăng, mọi người muốn một kết quả nào đó (có lợi) cho chính họ, nhưng chúng tôi muốn một kết quả (khác) cho chính mình", ông Zelensky nói.
Một đề xuất hòa bình của Italy đã bị bác bỏ và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội sau khi ông được trích dẫn nói rằng mặc dù chiến dịch quân sự Nga là một "sai lầm lịch sử", nhưng các cường quốc thế giới không nên "làm bẽ mặt Nga", để khi giao tranh lắng xuống, các bên có thể tìm ra một giải pháp thông qua con đường ngoại giao".
Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị thuộc Trung tâm Penta cho biết, mỗi tháng cuộc chiến gây thiệt hại cho Ukraine 5 tỷ USD và điều đó "khiến Kiev phụ thuộc vào quan điểm của các nước phương Tây".
"Rõ ràng là Nga đang tìm cách làm giảm quyết tâm của phương Tây, với giả định rằng các nước phương Tây sẽ cảm thấy mệt mỏi và dần dần bắt đầu thay đổi quan điểm", chuyên gia Fesenko nói trong một cuộc phỏng vấn với AP.
Bên cạnh đó, những lo ngại trong nước của châu Âu đang lấn át mọi vấn đề, đặc biệt là khi giá năng lượng và tình trạng thiếu nguyên liệu thô bắt đầu gây thiệt hại về kinh tế đối với những người bình thường đang phải đối mặt với hóa đơn tiền điện, chi phí nhiên liệu và giá hàng hóa cao hơn.
Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu ca ngợi quyết định chặn 90% lượng dầu xuất khẩu của Nga vào cuối năm nay là "một thành công", thì họ đã phải mất bốn tuần đàm phán và một nhượng bộ cho phép Hungary, tiếp tục nhập khẩu.
Matteo Villa, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Italy (ISPI) ở Milan, nêu rõ: "Điều đó cho thấy sự thống nhất ở châu Âu đang suy giảm một chút sau chiến dịch quân sự của Nga. Có sự mệt mỏi như vậy giữa các quốc gia thành viên về việc tìm ra những cách thức mới để trừng phạt Nga, và rõ ràng là trong EU, có một số quốc gia ngày càng giảm sự sẵn sàng để tiếp tục các biện pháp trừng phạt".
Trước tác động kinh tế của các biện pháp trừng phạt năng lượng, Ủy ban châu Âu đã ra tín hiệu rằng họ sẽ không vội vàng đề xuất các biện pháp hạn chế mới nhắm vào khí đốt của Nga. Các nhà lập pháp EU cũng đang kêu gọi hỗ trợ tài chính cho các công dân bị ảnh hưởng bởi giảm khí đốt và giá nhiên liệu tăng nhằm đảm bảo rằng sự ủng hộ của công chúng đối với Ukraine không suy giảm.
Như nhà lãnh đạo cánh hữu Matteo Salvini của Iltaly tuyên bố, nước này "sẵn sàng hy sinh" và ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga, nhưng cảnh báo rằng sự ủng hộ không phải là không có giới hạn, trong bối cảnh cán cân thương mại chịu các lệnh trừng phạt đã có dấu hiệu chuyển dịch theo hướng có lợi cho Moskva, gây tổn hại cho các chủ doanh nghiệp nhỏ ở miền bắc Italy, những người là một phần cử tri ủng hộ ông.
Điểm tên các quốc gia đã gửi vũ khí quân sự cho Ukraine trong xung đột với Nga Từ cuối tháng 2, Mỹ và phương Tây đã liên tục "bơm" các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine để hỗ trợ nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga, song Kiev vẫn chưa hài lòng và mong muốn nhận được nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Phương Tây đang tăng cường vận chuyển vũ khí sát thương tới...