Nga bàn giao kỹ thuật tàu ngầm thứ 3 cho Việt Nam
Theo Đài tiếng nói nước Nga, chiếc tàu ngầm thứ ba trong tổng số 6 tàu ngầm Nga đóng cho Việt Nam theo đề án 636 đã được bàn giao cho phía Việt Nam.
Thông tin về việc hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu ngầm thứ ba đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg, Nga, được đưa ra khi chiếc tàu ngầm diesel-điện được mệnh danh là “lỗ đen” thứ hai, HQ-183 TP Hồ Chí Minh, vừa cập cảng Cam Ranh của Việt Nam. Trước đó, vào 15/1, lễ tiếp nhận chính thức tàu ngầm đầu tiên HQ-182 Hà Nội cũng đã diễn ra ở Cam Ranh.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, phần thử nghiệm trên biển của chiếc tàu ngầm thứ ba đã được thực hiện tại Kaliningrad và vào ngày 2/3 vừa qua tàu đã trở về xưởng Admiralty.
Trong thời gian thử nghiệm trên biển, tàu đã thực hiện hơn 20 cuộc lặn và đã có hơn 60 giờ dưới nước.
Cũng theo nguồn tin này, quy trình thực hành ven biển dành cho các thủy thủ Việt Nam sẽ bắt đầu trong nửa cuối tháng 5 tới.
Trước đó, Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga dẫn nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết tàu ngầm thứ 4 của Hải quân Việt Nam sẽ được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg vào ngày 28/3 tới.
Video đang HOT
Được biết, chiếc tàu ngầm chạy thứ 5 cũng đã được triển khai xây dựng trong khi chiếc thứ 6 sẽ khởi công đóng trong năm nay.
Cuối năm 2009, Nga ký với Việt Nam hợp đồng bán 6 tàu ngầm lớp Kilo với tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD. Các tàu ngầm này sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Club-S. Và do có đặc điểm số đo tiếng ồn cực thấp, phương Tây mệnh danh những tàu ngầm loại này là “lỗ đen”.
Ngoài việc chế tạo các tàu ngầm, hợp đồng còn bao gồm qui trình đào tạo thủy thủ đoàn và cung cấp các trang bị kỹ thuật liên quan cần thiết cho Việt Nam.
Theo Dân Trí
Thái Lan mở chiến dịch giành lại các tòa nhà chính phủ
Thái Lan đã triển khai hàng ngàn cảnh sát chống bạo động ở Bangkok vào ngày hôm nay 14/2 nhằm tái chiếm các trụ sở chính phủ và các khu vực khác bị những người biểu tình phản đối chính phủ chiếm giữ từ lâu.
Cảnh sát chống bạo động gác một sân vận động ở Bangkok ngày 14/2.
Giới chức trách Thái Lan dự kiến tái chiếm nhiều địa điểm, trong đó có tòa nhà chính phủ, bộ nội vụ. Theo người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia Paradorn Pattanatabut, giới chức trách cũng sẽ cố gắng đàm phán với người biểu tình trước.
"Chúng tôi sẽ tái chiếm bất kỳ nơi nào chúng tôi có thể và bắt giữ những lãnh đạo biểu tình", ông cho hay. "Đây không phải là một cuộc đàn áp mà là thi hành luật ở các địa điểm biểu tình."
Hoạt động tái chiếm có vẻ như đã tập trung ở quận chính phủ, chứ không phải các giao lộ chính ở khu trung tâm thương mại, khu vực đã trở thành "sào huyệt" chính của người biểu tình trong những tuần gần đây, khi họ phát động cuộc "đóng cửa Bangkok".
Các lãnh đạo của hoạt động phản đối chính phủ đã kêu gọi 2 ngày biểu tình lớn bắt đầu vào ngày hôm nay 14/2.
Theo AFP, giới chức an ninh đã dẹp khu biểu tình gần văn phòng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, mà bà không thể sử dụng được khoảng 2 tháng nay.
Cảnh sát chống bạo đã dỡ bỏ lều bạt của người biểu tình và cảnh báo họ không được kháng cự qua loa phóng thanh. Họ cũng thu giữ vũ khí trái phép tại đây. Không có thông tin về đụng độ.
Chính phủ đang "giành lợi thế"
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck đã tổ chức tổng tuyển cử vào đầu tháng này nhằm làm lắng dịu các cuộc biểu tình trên đường phố của phe đối lập kéo dài suốt hơn 3 tháng, nhằm đòi bà từ chức.
Những người biểu tình muốn thành lập một "Hội đồng Nhân dân" không cần bầu cử để thực hiện những cải cách nhằm đối phó với nạn tham nhũng và nạn "mua phiếu bầu" trước khi tổ chức bầu cử. Đảng đối lập chính, Đảng Dân chủ, đã tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2/2 và tuyên bố sẽ không chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị vốn bắt đầu từ năm 2006, khi anh trai của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.
Những người biểu tình cũng đã ngăn được 10.000 điểm bỏ phiếu không thể mở cửa vào ngày 2/2, làm ảnh hưởng đến nhiều triệu cử tri mà hầu hết là ở các "sào huyệt" của phe đối lập tại Bangkok và miền nam.
Người biểu tình đã chiếm các giao lộ chính ở thủ đô từ 13/1, mặc dù cuộc sống thường nhật của người dân không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Số lượng người biểu tình cũng giảm mạnh, với gần như toàn bộ các địa điểm biểu tình đã bị bỏ trống trong ngày. Buổi tối họ mới tham gia biểu tình.
Ủy ban bầu cử Thái Lan hôm thứ ba vừa qua đã định ngày 27/4 để bầu lại ở các địa điểm bị người biểu tình cản trở trong ngày tổng tuyển cử 2/2.
Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định đối với "số phận" của 28 khu vực bầu cử không có ứng cử viên, do người biểu tình ngăn chặn tiến trình đăng ký bầu cử.
Hôm thứ tư vừa qua, chính phủ của bà Yingluck đã được khích lệ khi phe đối lập đã bị thua trước nỗ lực pháp lý nhằm hủy bỏ cuộc bầu cử hồi tháng 2. Song bà Yingluck vẫn đang đối mặt với cuộc điều tra của một ủy ban chống tham nhũng, trước khả năng bà đã lơ là trách nhiệm trong chính sách trợ giá gạo. Điều này có thể khiến bà phải ra điều trần.
Theo Dantri
1 người sống sót kỳ diệu trong vụ rơi máy bay tại Algeria Thông tin mới nhất từ chính phủ Algeria cho biết, con số thương vong chính thức trong vụ rơi máy bay quân sự C-130 Hercules là 77 người, thấp hơn thông tin trước đó. Đáng chú ý là có một quân nhân đã thoát chết kỳ diệu và đang được điều trị tại bệnh viện. Thông tin từ Bộ quốc phòng Algeria khẳng...