Nga bàn giao hai chiến hạm hiện đại cho Việt Nam vào năm 2016
Nga đang đóng cho Việt Nam hai tàu khu trục hiện đại được trang bị vũ khí chống ngầm và dự kiến bàn giao vào năm 2016.
Tàu khu trục lớp Gepard của Nga. Ảnh minh họa: Itar-TASS
Hai tàu khu trục lớp Gepard 3.9 sẽ được Nga giao cho phía Việt Nam đúng như dự kiến vào cuối năm 2016, đại diện của công ty đóng tàu Nga cho hay trên hãng thông tin Itar-TASS hôm nay, tại triển lãm quốc tế về quốc phòng ở Indonesia.
“Một cặp tàu khu trục như trên đã được đóng cho Việt Nam vào trước đó, hiện cặp thứ hai đang được đóng với sự khác biệt về vũ khí và các thiết bị quân sự”, ông Yevgeny Matveyev, kỹ sư trưởng bộ phận thiết kế công ty Zelenodolsk, nói. “Cho tới nay, chúng tôi không gặp bất cứ trở ngại nào và việc đóng tàu đang diễn ra đúng tiến độ”.
Theo ông Matveyev, các tàu khu trục mới khác với các tàu trước đó ở vũ khí chống ngầm và hệ thống lực đẩy tiên tiến. Hợp đồng đóng hai chiến hạm trước đó thuộc dự án 11661 đã hoàn thành năm 2005.
Anh Ngọc
Theo VNE
Hải quân Nga có sức mạnh mới: tên lửa Bulava đã có năng lực tác chiến
Hải quân Nga đã có năng lực tấn công hạt nhân lần hai tin cậy, đồng thời sẽ có máy bay chiến đấu T-50 dành cho siêu tàu sân bay trong tương lai.
Năm 2016 tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân Kazan Type 885M
Đến năm 2016, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen Type 885M. Tàu ngầm mới đặt tên theo thành phố Kazan, đã kết hợp rất nhiều cải tiến của tàu ngầm hạt nhân K-329 Severodvinsk Type 855 trước đây, đầu năm 2014 đưa vào chế tạo.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen, Hải quân Nga
Phó giám đốc Cục thiết kế Malakhit, ông Nicola Novoselov tiết lộ: "Tàu ngầm Type 885M phiên bản cải tiến đầu tiên mang tên Kazan sẽ bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2016.
So với tàu ngầm Severodvinsk, tàu ngầm Kazan sẽ có hệ thống vũ khí và bộ cảm biến cải iến, hơn nữa tiếng ồn được biết là sẽ nhỏ hơn.
Nga đang cải thiện thiết kế của tàu ngầm hạt nhân Type 855, trước đây việc khởi công chế tạo tàu ngầm Severodvinsk đã bị kéo dài. Do sự bất ổn sau khi Liên Xô giải thể, Nga buộc phải kéo dài chế tạo tàu chiến, tàu ngầm Severodvinsk măc du là tàu ngầm hạt nhân tấn công gây ấn tượng sâu sắc, nhưng rất nhiều hệ thống đều đã lỗi thời.
Hải quân Nga hy vọng mua sắm ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen, hiện nay đã đặt mua 4 chiếc, chiếc thứ 3 mang tên Novosibirsk đã khởi công chế tạo từ tháng 7 năm 2013.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Borey và tên lửa Bulava đã có năng lực tác chiến thực sự
Theo trang mạng USNI News Mỹ, Nga cũng đồng thời chế tạo 10 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borey để thay thế cho tàu ngầm lớp Typhoon va lớp Delta IV thời đại Liên Xô. Được biết, 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Borey gồm Yuri Dolgoruky va Alexander Nevsky (mỗi tàu trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo Bulava) đã được đưa vào hoạt động, trong khi đó, tàu ngầm Vladimir Monomakh đang chạy thử.
Nga bắn thành công tên lửa đạn đạo Bulava
Chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ tư mang tên Knyaz Vladimir thuộc chương trình 955A, khởi công chế tạo vào năm 2012, được cải tiến rất nhiều. Một số báo cáo cho biết, tàu Borey cải tiến có thể mang theo 20 quả tên lửa đạn đạo, hơn hẳn so với trước đây.
Theo mạng Phát thanh Trung Quốc, ngày 29 tháng 10 ở khu vực chỉ định từ biển Barents đến bãi bắn Kula, bán đảo Kamchatka, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey Type 955 Nga đã bắn 1 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava. Đây là lần đầu tiên tàu ngầm lớp Borey bắn đạn thật khi được trang bị đầy đủ.
Theo cơ quan thông tin Bộ Quốc phòng Nga, tàu ngầm lớp Borey khi đó đã mang theo tổng cộng 16 quả tên lửa Bulava. Tất cả chỉ tiêu đường đạn bắn từ dưới nước lần này bình thường, đầu đạn đã bắn trúng mục tiêu ở bãi bắn Kula.
Theo chuyên gia Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey va tên lửa Bulava có tính năng tiên tiến, đạt trình độ hàng đầu thế giới. Bât kê là tàu ngầm hạt nhân Borey hay tên lửa Bulava hiện đều là bộ phận tiên tiến nhất của lực lượng hạt nhân trên biển Nga.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey là tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ thứ năm của Nga, có tiến bộ rất lớn so với các tàu ngầm hạt nhân trước đây của Nga, trong đó có khả năng chạy êm, độ sâu lặn, lượng giãn nước.
Tên lửa Bulava tuy còn có một số khoảng cách so với tên lửa Trident 2 về độ tin cậy, trọng lượng, độ chính xác, nhưng về cơ bản có thể đạt trình độ cùng một thời đại. Như vậy, lực lượng hạt nhân trên biển của Nga đã đạt trình độ hàng đầu thế giới, ít nhất cùng một cấp với Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey, Hải quân Nga
Theo bài báo, đầu năm 2013, chiếc tàu ngầm lớp Borey đầu tiên đã chính thức bàn giao cho Hải quân Nga. Tàu ngầm lớp Borey trang bị đầy đủ đạn được bắn thử thành công tên lửa Bulava lần này đánh dấu lực lượng hạt nhân trên biển của Nga đã có năng lực chiến đấu thực tế, lần bắn này thành công có ý nghĩa to lớn.
Được biết, trước đây có rất nhiều thông tin xấu về hoạt động bắn tên lửa Bulava, loại tên lửa này đã bắn tổng cộng 21 lần, trong đó có tới 10 lần thất bại, tỷ lệ thất bại này rất cao. Lần này thành công không phải là thành công đơn giản, nó cho thấy tên lửa bay bình thường, bắn trúng mục tiêu, đồng thời nó được thử nghiệm với trạng thái chiến đấu thực tế - tức là nó mang theo đầy đủ đạn dược và bắn tên lửa thành công. Đây là một tiêu chí cho thấy tên lửa Bulava đã có khả năng tác chiến thực sự.
Theo bài báo, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey sẽ trở thành lực lượng xương sống răn đe hạt nhân trên biển của Nga trong mấy chục năm tới, chủ yếu dùng để duy trì cân bằng chiến lược trên biển với Mỹ, được cho là kình địch/đối thủ mạnh của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ.
Theo chuyên gia Trung Quốc, sự kết hợp tốt đẹp giữa loại tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo này sẽ hỗ trợ cho Nga trong "đánh cờ" chiến lược với Mỹ. Tên lửa Bulava lần này bắn thành công thực sự "rất kịp thời" đối với lực lượng hạt nhân trên biển của Nga.
Bài báo cho rằng, bản thân Nga là nước lớn về sức mạnh hạt nhân mặt đất, còn trên biển không làm tốt lắm, hầu như ngày càng xấu đi. Đối Nga, không có lựa chọn nào khác là bắn tên lửa Bulava phải thành công, tàu ngầm hạt nhân Borey phải đưa vào hoạt động đúng lúc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky lớp Borey, Hải quân Nga
Hiện nay, ngoài lực lượng hạt nhân mặt đất có thể tiến hành đối đầu với Mỹ, Nga đã có thêm sự hỗ trợ của lực lượng hạt nhân trên biển, hơn nữa nó là trụ cột chính của năng lực tấn công lần thứ hai, bảo đảm cho Nga tiến hành răn đe hạt nhân tin cậy.
Mấy năm trước, người Mỹ từng nói, Mỹ có thể tiêu diệt toàn bộ lực lượng hạt nhân Nga khi tấn công lần đầu tiên, ý là lực lượng hạt nhân trên biển của Nga không tốt, không thể gánh nổi nhiệm vụ nặng nề tấn công lần hai, điều này hiện đã được khắc phục, trong tương lai chắc chắn sẽ được tăng cường.
Vì vậy, lần bắn thành công này đã đóng góp rất lớn cho ổn định chiến lược giữa Mỹ-Nga, ít nhất là trong cuộc chiến về sức mạnh hạt nhân.
Thông tin mới về tàu ngầm thông thường Nga
Liên quan đến lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nga, mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 31 tháng 10 còn cho biết, ngày 30 tháng 10 năm 2014, tàu ngầm phiên bản cải tiến lớp 636.3/Kilo số 5 và số 6 lần lượt tên là Novgorod và Kolpino (sẽ trang bị cho Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga trong tương lai) đã chính thức tổ chức lễ khởi công ở nhà máy đóng tàu. Trước đó, đã có 4 tàu ngầm cùng loại đã hạ thủy, chạy thử.
Theo hãng tin ITAR-TASS Nga ngày 30 tháng 10, tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Admiralty tiết lộ, nhà máy đóng tàu Admiralty hy vọng nhận được hợp đồng chế tạo phiên bản cải tiến tàu ngầm lớp Lada Type 677 từ Hải quân Nga.
Nga khởi công chế tạo tàu ngầm Novgorot và Kolpino lớp Kilo Type 636.3 cho Hạm đội Biển Đen
Ông cho biêt, nhà máy này trông đợi nhận được đơn đặt hàng tàu ngầm mới từ Hải quân Nga, tàu ngầm mới sẽ là phiên bản cải tiến của lớp Lada. Hiện nay, nhà máy đóng tàu Admiralty đang chế tạo 6 tàu ngầm Type 636.3 cho Hạm đội Biển Đen, căn cứ vào hợp đồng chế tạo, dự tính công tác chế tạo sẽ hoàn thành vào ngày 25 tháng 11 năm 2016.
Ông nhấn mạnh, đảm đương nhiệm vụ chế tạo loại tàu ngầm này có lợi cho nâng cao năng lực tự thân của nhà máy đóng tày, thúc đẩy phát triển nhanh chóng nhà máy, hoàn thiện hệ thống hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
Tiếp nhận tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Buyan-M thứ ba
Theo báo Nga ngày 27 tháng 10, cơ quan thông tin của Quân khu miền Nam Nga cho biết, tàu tên lửa cỡ nhỏ Velikiy Ustyug lớp Buyan thứ ba đã hoàn thành kiểm tra quốc gia, sẽ biên chế cho Hải quân Nga vào nửa đầu tháng 11 tới.
Theo bài báo, tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Buyan-M (Type 21631) mới nhất thứ ba mang tên Velikiy Ustyug đã hoàn thành kiểm tra quốc gia ở Hạm đội biển Caspian. Sau khi ký kết văn kiện bàn giao tàu chiến, văn kiện sẽ trình lên Tư lệnh Hải quân Nga phê chuẩn, biên chế tàu cho hải quân.
Quân khu miền Nam cho biết: "Hải quân có kế hoạch tổ chức lễ thượng cờ vào nửa đầu tháng 11, biên chế tàu chiến cho binh đoàn tàu chiến mặt nước Hạm đội biển Caspian".
Tàu tên lửa Velikiy Ustyug lớp Buyan-M, Hải quân Nga
Tàu chiến Buyan-M là phiên bản cải tiến hiện đại hóa lớp Buyan (Type 21631), được thiết kế chế tạo riêng cho Hạm đội biển Caspian, đã tính đến nhân tố độ sâu tương đối nông của sông Volga va biển Caspian.
Sắp nhận bàn giao chiến hạm lớp Mistral của Pháp
China News ngày 30 tháng 10 đưa tin, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin vừa cho biêt, Pháp sẽ bàn giao tàu đổ bộ trực thăng đầu tiên cho Nga vào ngày 14 tháng 11, Moscow đã tiếp nhận thư mời của nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire, Pháp.
Ông Dmitry Rogozin cho biết: "Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) đã nhận được lời mời của phía Pháp, đối phương mời nhân viên Nga ngày 14 tháng 11 đến Saint-Nazaire, Pháp, trong khi đó 360 thủy thủ và 60 giáo viên đào tạo chuyên nghiệp Nga đã đến địa phương". Khi đó, tàu tấn công đổ bộ Vladivostok lớp Mistral đầu tiên sẽ chính thức chuyển giao cho phía Nga, còn chiếc tàu lớp này thứ hai mang tên Sevastopol cũng se ha thuy.
Ông Dmitry Rogozin cho biết, nhìn vào thực hiện hợp đồng liên quan, hiện nay tât ca tiến hành theo kế hoạch. Nhìn ở cấp độ chính trị, phía Nga cho rằng, Pháp nên bảo vệ uy tín là một đối tác tin cậy, bao gồm lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
Năm 2011, hai nước Nga-Pháp ký kết hợp đồng Pháp chế tạo 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga, tổng trị giá hợp đồng là 1,2 tỷ Euro. Căn cứ vào hợp đồng, Pháp sẽ lần lượt bàn giao các tàu tấn công đổ bộ này cho Hải quân Nga vào năm 2014 va năm 2015.
Tàu tấn công đổ bộ Vladivostok lớp Mistral tại nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire, Pháp
Do cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, Ngoai trương Pháp Laurent Fabius tháng 3 năm 2014 từng đe dọa hủy bỏ hợp đồng bán tàu tấn công đổ bộ với Nga, nhưng Tổng thống Pháp Francois Hollande tháng 5 cho biêt, Pháp sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng này.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là tàu chiến đổ bộ thế hệ thứ tư do Pháp nghiên cứu chế tạo, dài 199 m, rộng 32 m, lượng giãn nước lơn nhât là 21.000 tấn, đông thơi có chức năng điều động binh lực tầm xa và chỉ huy tác chiến đổ bộ, có thể mang theo các trang bị hạng nặng như máy bay trực thăng, xe bọc thép đổ bộ, xe tăng cùng với 900 binh sĩ.
Sẽ phát triển máy bay chiến đấu T-50 phiên bản hải quân
Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 27 tháng 10 đưa tin, nói về vũ khí trang bị, Phó tư lệnh Hải quân Nga, Thiếu tướng Viktor công khai tuyên bố, Hải quân Nga có kế hoạch sử dụng may bay chiên đâu thế hệ thứ năm T-50 phiên bản hải quân trong tương lai. Ông đông thơi tiết lộ, tàu sân bay mới sẽ bàn giao cho hải quân sau năm 2030.
T-50 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm của Nga. Vật liệu composite, công nghệ sáng tạo, thiết kế khí động lực học và tính năng động cơ đều bảo đảm cho loại may bay chiên đâu này có tính năng tàng hình tốt chưa từng có.
Việc bàn giao may bay chiên đâu hàng loạt T-50 se bắt đầu vào năm 2016, Không quân Nga se nhận được chiếc máy bay T-50 đầu tiên vào năm 2016 và đưa vào thử nghiệm. Hiện nay, trên thế giới chỉ có Mỹ đã trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm gồm máy bay F-22 và F-35.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga
Theo Giáo Dục
Philippines: Tòa quốc tế có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016 Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa Trọng tài tại Hà Lan có thể đưa phán quyết về đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông vào đầu năm 2016. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Vụ việc của Manila, vốn được gửi lên Tòa án Trọng tài...