“Nga bán cho Trung Quốc sợi dây thừng để treo Hải quân Mỹ”
Việc mua vũ khí của Nga đã giúp cho Trung Quốc gia tăng năng lực để cạnh tranh với Hải quân Mỹ.
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo mang tựa đề “Sự đóng góp của Nga vào cuộc đấu tranh của Trung Quốc với mục tiêu: Nuôi Rồng” của tác giả Paul Schwartz tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington.
Hải quân Trung Quốc. Hình minh họa.
Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 2/9 dẫn báo cáo trên cho biết, sự cải thiện sức mạnh đáng chú ý nhất mà quân đội Trung Quốc đã đạt được là sự gia tăng sức mạnh của lực lượng tàu chiến lên mức có thể cạnh tranh với Hải quân Mỹ, mở rộng các căn cứ cho tàu chiến (kể cả thủ đoạn bất hợp pháp bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông – PV) đã giúp Hải quân Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ ở xa bờ biển.
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu trên chủ yếu là nhờ việc mua lại tại các tàu và công nghệ của Nga sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, báo cáo nhấn mạnh.
Công nghệ quân sự trong lĩnh vực hải quân của Trung Quốc đã đạt được một bước nhảy vọt. Ngoài ra, việc Nga bán thêm vũ khí và công nghệ cho Trung Quốc “sẽ làm phức tạp nhiệm vụ của phi công Mỹ” và sẽ dẫn đến những khó khăn như người Mỹ đã phải đối mặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ nói rằng mặc dù Trung Quốc đã đổ rất nhiều nỗ lực để trang bị cho lực lượng hải quân, họ vẫn sẽ cần 10 đến 20 năm nữa mới đạt được tầm có thể đối đầu với lực lượng Mỹ.
Một thành viên cao cấp tại Trung tâm Thomas Karako gần đây cũng đưa ra ý kiến cho rằng: “Nga đã bán cho Trung Quốc dây thừng để treo Hải quân Mỹ” khi mô tả về quan hệ hợp tác quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh.
Theo USNI News, từ năm 1999-2014, doanh thu từ việc bán vũ khí của Nga sang Trung Quốc lên tới 32,1 tỷ USD. Trong số này, theo các chuyên gia Mỹ, có thể bao gồm các hệ thống S-400 “Triumph”, chiến đấu cơ Su-35 và tàu ngầm của dự án 677 “Lada”.
Báo cáo kết luận rằng: “Triển vọng tăng doanh số vũ khí của Nga sang Trung Quốc hiện lớn hơn so với nhiều năm trước và không dừng lại trong lĩnh vực hàng hải”.
Tuy nhiên, tờ Tầm nhìn cũng dẫn lời Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Nga và Á-Âu, Jeffrey Mankoff cho biết, Nga cũng tham gia vào việc cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại cho Việt Nam và Ấn Độ để cân bằng với Trung Quốc./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Nga không cho phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-35 ở Trung Quốc
Các máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện cùng lắm chỉ thuộc cùng thế hệ với máy bay của Không quân Việt Nam, Nhật Bản, kém Ấn Độ...
Nga lắp buồng lái mới cho Tu-160M2, thử vũ khí của T-50, chưa rõ bán Su-35Nga có thể công bố hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc trong tuầnMáy bay Su-35 Nga tiên tiến hơn mọi máy bay chiến đấu Trung Quốc đang có
Nga không cho phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-35 ở Trung Quốc
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 27 tháng 8 dẫn hãng tin TASS Nga ngày 25 tháng 8 đưa tin, một nguồn tin ngoại giao quân sự Nga cùng ngày tiết lộ, Nga sẽ cung cấp thành phẩm máy bay chiến đấu Su-35S đã lắp ráp hoàn chỉnh cho Trung Quốc.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Moscow năm 2015
Trước đó từng có tin cho biết, hợp tác Su-35S có thể cho phép Trung Quốc lắp ráp một phần ở nước họ. Hiện nay, vấn đề này đã trở nên hết sức cụ thể, toàn bộ máy bay sẽ giao cho khách hàng theo hình thức thành phẩm hoàn toàn.
Lô máy bay này sẽ do Nga trực tiếp cung ứng, sẽ không cấp giấy phép tiến hành sản xuất tại Trung Quốc.
Trước đó, theo trang mạng tuần san "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga, vấn đề ký kết hợp đồng Su-35S giữa Nga va Trung Quốc trở thành mối quan tâm chính tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow năm nay.
Vấn đề cung ứng 24 máy bay chiến đấu Su-35S cho Trung Quốc đã sớm được hai bên đàm phán, về điều kiện khách quan thì đã đến lúc ký kết hợp đồng. Nhưng, cũng có thể có vấn đề.
Su-35 có thể chiến thắng phần lớn may bay chiên đâu Mỹ
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn trang mạng nguyệt san "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 27 tháng 8 đăng bài viết "Trung Quốc sắp đạt được thỏa thuận: nhận được máy bay chiến đấu Su-35 tiên tiến nhất của Nga" của Harry Kaziyanis - nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách quốc phòng của Trung tâm lợi ích quốc gia Mỹ.
Theo bài viết, rất nhiều quan chức Bộ Quốc phòng cho rằng, Su-35 là một trong những may bay chiên đâu tốt nhất thế giới, bán may bay chiên đâu Su-35 cho Trung Quốc có ý nghĩa to lớn.
Trước hết, may bay chiên đâu này rât tiên tiến, se tăng cường đáng kể sức mạnh của Không quân Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, một sĩ quan cao cấp Mỹ nói với tờ "Lơi ich quôc gia" rằng:
"Đó là một loại may bay chiên đâu rất tuyệt, rất nguy hiểm (đối với chúng ta), đặc biệt là nếu như phải đối mặt với rất nhiều Su-35. Tôi cho rằng, cho dù máy bay chiến đấu F-15C Hawk và máy bay chiến đấu A-18E/F Super Hornet đã trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động thì cũng đều sẽ ứng phó khó khăn".
Một phi công máy bay Super Hornet tốt nghiệp ở Trường vũ khí máy bay chiến đấu của Hai quân My đã tiến hành phân tích đối với loại may bay chiên đâu này.
Phi công này nói: "Nếu chỉ so sánh về trang bị tác chiến độc lập, tôi cho rằng, cơ hội chiến thắng của Su-35 vượt phần lớn các loại máy bay của nước tôi, có thể chỉ có F-22 và F-15C là ngoại lệ".
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Moscow năm 2015
Ngoài nhận được máy bay chiến đấu tiên tiến nhất toàn cầu, Bắc Kinh cũng se có được công nghệ nguyên bộ tiên tiến của loại may bay chiên đâu này, trong đó môt sô là công nghệ tốt nhất của Nga. Đồng thời, Trung Quốc đang cố gắng phát triển nghành hàng không của mình và cố gắng tự cung tự cấp.
Trung Quốc yêu cầu rất nhiều cải tiến làm Nga khó xử
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada đưa tin, Không quân Trung Quốc cơ bản đã xác định muốn mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 Nga, nhưng đàm phán giữa hai bên vẫn rất gian nan do thiếu lòng tin.
Kanwa cho rằng, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2015, Trung Quốc và Nga đã tiến hành nhiều vòng đàm phán nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35, nhưng trên thực tế trung tâm chú ý của đàm phán hai bên chỉ xoay quanh Nga làm thế nào để đáp ứng yêu cầu cải tiến Su-35 do Trung Quốc đưa ra.
Theo bài viết, Trung quốc tổng cộng đã liệt kê danh sách cải tiến mây chuc trang đối với hợp đồng máy bay chiến đấu Su-35.
Trong đó bao gồm đổi lắp hệ thống liên kết dữ liệu, hệ thống thông tin vô tuyến điện, hệ thống báo động radar, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống nhận dạng địch-ta (IFF) của Trung Quốc, có thể sử dụng tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất của Trung Quốc.
Trong khi đó, tất cả những cải tiến công nghệ đối với máy bay chiến đấu Su-35 thưc ra đều liên quan đên một vấn đề, đó chính là mật mã nguồn của máy bay.
Tuy nhiên, cung cấp mật mã nguồn của máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc khiến cho Nga cảm thấy hết sức khó xử, bởi vì điều này liên quan đên bí mật chủ yếu của máy bay chiến đấu Su-35.
Nhưng, Andrei Chang cho rằng, đối với một loạt yêu cầu tiến hành cải tiến máy bay chiến đấu Su-35 nêu trên, phía Nga chưa từng từ chối. Nhưng, hạng mục cải tiến càng nhiều, cần càng nhiều vốn và thời gian.
Vì vậy, ý kiến căn bản của hai bên ở chỗ những cải tiến này hoàn thành sau khi bàn giao hay hoàn thành trước khi bàn giao máy bay.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Moscow năm 2015
Đề án của Nga là: trước khi bàn giao, cơ bản dựa vào tiêu chuẩn của Su-35S Không quân Nga hiện nay, chỉ tiến hành một số thay đổi cần thiết, chẳng hạn văn tự buồng lái dịch thành tiếng Trung; hệ thống nhận dạng địch-ta đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc v.v...
Nhiều thay đổi khác, đợi đến sau khi bàn giao máy bay, từng bước cải tiến ở Trung Quốc.
Andrei Chang cho rằng, nhưng năm gân đây môi trương quôc tê đa có rất nhiều thay đổi, Nga bị phương Tây cô lập do sáp nhập Crimea, cuộc chiến ở miền đông Ukraine. Vì vậy, Nga cần Trung Quốc về mặt chính trị.
Đây là nguyên nhân nhà cầm quyền tối cao Nga về cơ bản sẵn sàng bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc.
Cho dù như vậy, đàm phán vẫn rất gian nan, có thể thấy, bên sản xuất máy bay chiến đấu Nga hoàn toàn không tuân thủ đầy đủ quyết định chính trị của điện Kremlin, quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình.
Theo Andrei Chang, cho đến nay, Không quân Trung Quốc cùng lắm chỉ có thể nói là cùng thế hệ với máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, tức là trình độ tác chiến thế hệ thứ tư.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ thậm chí vượt tính năng cơ bản của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Không quân Trung Quốc.
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng có tất cả vũ khí trang bị, chủng loại máy bay chiến đấu như của Không quân Trung Quốc, hơn nữa những công nghệ này vẫn dẫn trước Trung Quốc.
24 máy bay chiến đấu Su-35 gia nhập Không quân Trung Quốc se lam cho trình độ tác chiến của Không quân Trung Quốc ít nhất dẫn trước nửa thế hệ trở lên so với Không quân Nhật Bản, Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Su-35S bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Moscow năm 2015
Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được thế giới công nhận, đã trang bị động cơ công suất lớn với lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội là 14.500 kg, thúc đẩy Su-35 có năng lực tiến hành tuần tra siêu âm trong nháy mắt, hơn nữa Nhật Bản, Việt Nam đều chưa có công nghệ đẩy véc-tơ TVC, chỉ có Su-30MKI của Không quân Ấn Độ sử dụng.
Tuy nhiên, hai bên đến nay chưa đat đươc thoa thuân chủ yếu là do hai bên thiếu lòng tin. Kanwa cho rằng, mục đích mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Trung Quốc là để có được công nghệ tốt hơn của Nga, do Trung Quốc hoàn toàn chưa giải được mã nguồn của Su-30MK2, vì vậy cần tìm hiểu bí mật chủ yếu của máy bay chiến đấu Su-35 tiên tiến hơn so với Su-30MK2.
Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu Su-35 hoàn thành bàn giao sau khi cải tiến, như vậy có thể ngăn chặn Nga tùy ý chào giá. Trong khi đó, Nga lại lo ngại Trung Quốc lập tức sao chép công nghệ sao khi bán cho họ, không tiếp tục mua sản phẩm của Nga.
Nga có thể đổi ý không bán Su-35 cho Trung Quốc
Theo bài viết của nhà nghiên cứu cấp cao Harry Kaziyanis trên trang mạng nguyệt san "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 27 tháng 8, Bắc Kinh sẽ còn có thể "đến gần" nghiên cứu động cơ tiên tiến cung cấp động lực cho Su-35. Trung Quốc cơ bản có thể học được rất nhiều kiến thức từ thiết kế động cơ máy bay mới nhất của Nga, động cơ vẫn là điểm yếu của chương trình phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Mấy năm qua thỏa thuận này đa trơ thanh mục tiêu của các loại đồn đại va suy đoán. Lịch sử chứng minh, cho dù trong thời điểm có dấu hiệu cho thấy thỏa thuận sắp đạt được, vẫn rất có khả năng thất bại.
Nguyên nhân chủ yếu nhất là Nga có thể trở nên lo ngại. Nga có rất nhiều lý do không bán trang bị phần cứng quân sự mạnh nhất của mình cho Trung Quốc.
Một hợp đồng tiêu thụ máy bay lơn nhât cho Trung Quốc của Moscow là may bay chiên đâu Su-27, lần tiêu thụ đó làm cho Moscow có lý do tạm dừng hoặc hoàn toàn hủy bỏ thỏa thuận Su-35 lần này.
Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1992 Trung Quốc đã mua sắm máy bay chiến đấu tiên tiến Su-27 của Nga tổng giá trị 1 tỷ USD. Khi đó, triển vọng tiêu thụ giữa Trung-Nga hầu như sáng sủa: Hai nước có kế hoạch mở rộng thỏa thuận tiêu thụ, bán nhiều tới 200 máy bay, trong đó phần lớn sẽ lắp ráp ở Trung Quốc.
Có điều, thỏa thuận bị hủy bỏ sau khi bàn giao khoảng 100 chiếc may bay chiên đâu, bởi vì Moscow chỉ trích Bắc Kinh đã sao chép loại may bay chiên đâu này và chuẩn bị bán nó với tên gọi J-11 và J-11B.
Máy bay chiến đấu Su-35S trưng bày ở Triển lãm hàng không Moscow năm 2015
Tuy nhiên, do giá dầu trượt dốc và trong tình hình Ukraine căng thẳng, Moscow hy vọng tăng cường quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, Nga có khả năng cho rằng bán may bay chiên đâu tiên tiến là trả một cái giá nhỏ để đạt được hợp tác lâu dài. Cần theo dõi chặt chẽ, việc này có thể rất thú vị.
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Nga lắp buồng lái mới cho Tu-160M2, thử vũ khí của T-50, chưa rõ bán Su-35 Tu-160M2 sẽ lắp buồng lái thủy tinh, T-50 đã hoàn thành thử nghiệm lắp đạn và bắt đầu biên chế vào năm tới, trong khi đó, tướng Trung Quốc trải nghiệm về Su-35 Nga có thể công bố hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc trong tuầnNga tiết lộ tình hình nghiên cứu chế tạo nhiều loại máy bay quân sự mới5 máy...