Nga bãi bỏ lệnh cấm bán ngoại tệ cho người dân
Tối 8/4, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo sẽ bãi bỏ lệnh cấm bán tiền mặt ngoại tệ cho người dân từ ngày 18/4 nhưng các ngân hàng sẽ chỉ được bán ngoại tệ mua từ ngày 9/4.
Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga cũng cho phép người dân được rút tiền mặt euro trong tài khoản tiền gửi từ ngày 9/4 với mức giới hạn giá trị không quá 10.000 USD (áp dụng đến ngày 9/9). Số tiền rút vượt quá ngưỡng trên sẽ phải chuyển sang đồng ruble.
Bên cạnh đó, từ ngày 11/4, Ngân hàng Trung ương Nga cũng sẽ hủy bỏ mức chiết khấu 12% cho các giao dịch bằng USD và euro trên sàn hối đoái sau hơn một tháng áp dụng.
Các động thái này của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy thị trường tiền tệ ở nước này đã dần đi vào ổn định sau khi ngành ngân hàng phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt khắt khe của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại quốc gia láng giềng Ukraine.
Những chiến thuật của Tổng thống Putin nhằm tăng giá trị đồng rúp
Đồng nội tệ Nga đã có cú bật tăng trở lại ấn tượng sau khi chịu những đòn nặng nề do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Video đang HOT
Nhưng Mỹ cho rằng sự phục hồi của đồng rúp đang được thúc đẩy bởi "nhiều sự thao túng".
Đồng rúp hiện đang được giao dịch xung quanh mức trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2. Ảnh: TASS
Trong những ngày sau khi triển khai chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, Nga đã hứng chịu một loạt tổn thất kinh tế, trong đó đáng chú ý nhất là đồng rúp (ruble) lao dốc.
Đồng rúp tiếp tục chìm xuống mức thấp kỷ lục mới so với đô-la Mỹ khi các lệnh trừng phạt của phương Tây liên tiếp nhắm tới Nga, khiến phần lớn dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng trung ương Nga nắm giữ bị đóng băng và các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế đã hạ sâu mức tín nhiệm của Nga. Có thời điểm vào đầu tháng 3, đồng rúp đã giảm hơn 1/3 giá trị.
Tuy nhiên, kể từ đó đồng nội tệ Nga đã phục hồi đáng kinh ngạc và đang được giao dịch quanh mức trước ngày 24/2, trong một dấu hiệu cho thấy tác động ban đầu của các lệnh trừng phạt, bao gồm một số biện pháp khắc nghiệt nhất trong lịch sử, có thể đang được Nga "hóa giải" hiệu quả.
Có thể lý giải một phần sự hồi phục này là nhờ vị thế tài chính vững chắc hơn mà Nga có được nhờ doanh thu từ xuất khẩu dầu khí vẫn tăng đều và sự sụt giảm mạnh kim ngạch nhập khẩu.
Bloomberg Economic dự đoán Nga sẽ thu gần 321 tỉ USD từ xuất khẩu năng lượng trong năm nay, tăng hơn 1/3 so với năm ngoái nếu như các khách hàng chính của họ, trong đó có các thành viên Liên minh châu Âu, tiếp tục mua dầu khí Nga.
Các chuyên gia cho rằng những yếu tố còn lại góp phần vào kết quả đồng rúp bật tăng lại là nhờ sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Nga thông qua các biện pháp kiểm soát vốn.
Chuyên gia cấp cao về phân tích thị trường Craig Erlam nói với tờ DW: "Không cách nào bạn có thể nói nền kinh tế Nga hiện có triển vọng giống như hồi giữa tháng 2 (trước chiến dịch tại Ukraine) ngay cả khi tiền tệ cho thấy điều đó".
Hồi tháng 1, IMF dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm nay, nhưng hiện tại dự báo của IMF là kinh tế Nga sẽ giảm 10-15%.
Biểu đồ cho thấy đồng rúp Nga phục hồi trở lại. Nguồn: DW/Finanzen.net
Sau khi chiến dịch của Nga tại Ukraine bắt đầu, kéo theo loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, Ngân hàng trung ương Nga đã "bật" chế độ "chữa cháy" để cứu đồng rúp đang lao dốc.
Ngân hàng này đã tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản của lên 20%, hạn chế khả năng tiếp cận ngoại tệ của các công ty trong nước và đặt giới hạn rút tiền bằng ngoại tệ. Họ cũng thực hiện các biện pháp để giữ cho đô-la Mỹ không chảy ra nước ngoài, bao gồm lệnh cấm các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá cổ phiếu và trái phiếu của Nga.
Đồng rúp có thêm một cú hích lớn nữa khi Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu các nước "không thân thiện" phải thanh toán tiền nhập khẩu khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
Sau đó, nhà lãnh đạo Nga nới lỏng một nấc, cho phép khách mua nước ngoài tiếp tục thanh toán bằng ngoại tệ nhưng chỉ sau khi mở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng Gazprombank của Nga, ngân hàng này sẽ chuyển các khoản thanh toán đó thành đồng rúp.
Chuyên gia Erlam cho biết: "Ngân hàng [trung ương Nga] đang hỗ trợ nhân tạo cho đồng rúp, trong khi có vẻ như đang buộc người mua ở các nước thù địch sử dụng đồng rúp".
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cũng cho rằng đồng rúp Nga đã được thúc đẩy bởi "nhiều sự thao túng". Ông Blinkin phát biểu với NBC hôm3/4: "Đó là nâng giá trị một cách giả tạo. Nó không bền vững".
Khối lượng giao dịch bằng đồng rúp đã xuống rất thấp do các lệnh trừng phạt và nhiều nhà môi giới, nhà đầu cơ vẫn cảnh giác khi giao dịch bằng đồng tiền này. Điều đó có nghĩa là giá thị trường hiện tại của đồng rúp đang được xác định bởi số lượng giao dịch ít hơn nhiều so với bình thường.
Giới chuyên gia cho rằng bất chấp sự tăng giá gần đây, triển vọng của đồng rúp có vẻ kém khả quan hơn trong dài hạn.
Đồng tiền của Nga, vốn đã suy yếu đáng kể so với USD trong hai thập kỷ qua, dự kiến sẽ gặp khó khăn hơn nữa khi phương Tây thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu khí Nga.
Lệnh trừng phạt ngân hàng của phương Tây không gây thiệt hại lớn cho Nga Giới phân tích tài chính cho rằng các biện pháp trừng mới mà Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh công bố ngày 22/2 sẽ không gây tổn thất lớn đối với Moskva. Đồng ruble của Nga (phía trên) và đồng USD. Ảnh: Reuters/TTXVN Theo hãng tin Reuters, các ngoại trưởng châu Âu đã nhất trí trừng phạt 27 cá nhân và...