Nga – Ấn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng
Bất chấp việc bàn giao tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (INS Vikramaditya) của Nga cho Ấn Độ bị kéo dài, hai nước thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa các dự án quốc phòng song phương có trị giá lên đến hàng chục tỷ USD.
Máy bay thế hệ thứ năm T-50 trong hành trình thử nghiệm. Ấn Độ dự kiến mua loại chiến đấu cơ tối tân này trước 2020. Ảnh: Sukhoi
Quyết định này đã được hai bên nhất trí trong cuộc họp lần thứ 12 của Ủy ban liên chính phủ Nga-Ấn về hợp tác công nghiệp quốc phòng (IRIGC-MTC) vừa kết thúc tại New Delhi do bộ trưởng quốc phòng hai nước đồng chủ trì.
Những dự án hợp tác quốc phòng lớn, trong đó có một số sẽ được ký kết trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng thống Putin dự kiến vào ngày 1/11 tới, sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của Nga với tư cách là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ cho đến nay, bất chấp các nước khác như Mỹ, Israel và Pháp cũng đang chen lấn vào thị trường béo bở ở Ấn Độ. Dự kiến trong hai thập kỷ tới Ấn Độ sẽ chi gần 50 tỷ USD cho quốc phòng.
Những hợp đồng mới bao gồm việc Ấn Độ đặt mua thêm 42 máy bay Sukhoi-30MKI để bổ sung vào 230 chiếc đã ký mua trước đây, với tổng trị giá lên đến 12 tỷ USD, và mua thêm 71 máy bay trực thăng Mi-17 V5 sau khi đã biên chế lần đầu tiên 80 chiếc trực thăng chiến đấu trị giá 1,34 tỷ USD.
Tiếp theo là ngoài dự án phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos “thế hệ mới” sau khi tên lửa siêu thanh này được bàn giao cho quân đội Ấn Độ. Nga và Ấn Độ sẽ ký một bản hợp đồng đầy đủ về nghiên cứu/phát triển giai đoạn cuối để chế tạo loại máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm, theo Times of India.
Về nghiên cứu và phát triển (R&D), hai bên sẽ ký một hợp đồng trị giá 11 tỷ USD với mỗi bên đóng góp một nửa (5,5 tỷ USD). Mỗi máy bay thế hệ năm trị giá tối thiểu là 100 triệu USD, trong đó Ấn Độ hy vọng sẽ đặt mua từ 200 đến 250 chiếc kể từ năm 2020.
Video đang HOT
Về ngắn hạn, hai bên quyết tâm sớm bàn giao tàu sân bay Vikramaditya có trọng tải 44,570 tấn và trị giá 2,33 tỷ USD cho Ấn Độ. Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, Antony tái khẳng định “Nga là người bạn đã được thời gian thử thách và đáng tin cậy” và ông kêu gọi Nga “nỗ lực thời chiến” để đảm bảo sớm bàn giao tàu sân bay này cho Ấn Độ. Ông Antony đã né tránh vấn đề đòi phạt phía Nga với giá trị lên đến 5% của con tàu.
Về phía Nga, Bộ trưởng Serdyukov nói: “tàu sân bay Vikramaditya đã gặp phải một trục trặc lớn ở máy phát điện chủ và nồi hơi …Tôi hy vọng các chuyến chạy thử trên biển tới sẽ được tiếp tục vào tháng 4…và việc bàn giao tàu sẽ diễn ra vào quý bốn năm 2013.”
Ngoài ra Ấn Độ đang chi thêm 2 tỷ USD để mua 45 máy bay tiêm kích hải quân MiG-29K của Nga để trang bị cho các tàu sân bay Vikramaditya và một tàu sân bay nội địa, hiện cũng bị chậm bàn giao từ cảng đóng tàu ở Cochin cho đến năm 2018.
Giới phân tích cho rằng có nhiều lý do để Ấn Độ không yêu cầu phạt Nga chậm trễ bàn giao tàu sân bay, chủ yếu là do quan hệ lâu dài giữa hai nước và vì những dự án đang và sẽ được triển khai, trong đó có việc Nga cho Ấn Độ thuê chiệc tàu ngầm hạt nhân INS Chakra cũng như dịch vụ tham vấn về việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân nội địa INS Arihant.
Theo VNE
Iran cáo buộc phương Tây đẩy mạnh chiến tranh tâm lý
Iran cáo buộc phương Tây cố tình đẩy mạnh chiến tranh tâm lý để buộc nước này phải tử bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhà nước Hồi giáo cũng cho rằng việc phương Tây xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là một sai lầm chiến lược.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Saeed Jalili cáo buộc phương Tây mở rộng chiến tranh tâm lý chống Nhà nước Hồi giáo.
Trong phát biểu trên kênh truyền hình Press TV của Iran ngày hôm qua, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân nước này Saeed Jalili cáo buộc phương Tây đang chơi trò "chiến tranh tâm lý" khi tung tin nói rằng Tehran đưa ra "kế hoạch 9 điểm" về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi, trong đó có mục yêu cầu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế và dầu mỏ để đối lấy việc Iran sẽ ngừng chương trình làm giàu urani.
"Không một đề xuất nào đã được đưa ra, ngoài việc đề nghị tiến hành các cuộc đàm phán với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc", Press TV dẫn lời ông Jalili khẳng định.
Cũng theo ông Jalili, những thông tin do giới truyền thông Mỹ đưa ra là hoàn toàn "không có cơ sở" và chỉ nhằm mục đích đẩy mạnh "cuộc chiến tâm lý nhằm vào Iran".
Ông Jalili đưa ra tuyên bố trên hai ngày sau khi tờ New York Times của Mỹ nói rằng giới chức Iran đã đưa ra "kế hoạch 9 điểm" khi tới New York hồi tháng trước. Tờ báo trên còn cho biết các nhà lãnh đạo Iran đã rất nỗ lực vận động để nhận được sự ủng hộ đối với đề xuất này.
Một số nguồn tin Mỹ ngày 6/10 thậm chí còn nói chính phủ Mỹ đã chính thức bác bỏ đề xuất của Iran, đồng thời đề nghị Nhà nước Hồi giáo phải ngừng mọi hoạt động làm giàu urani, đóng cửa các cơ sở làm giàu hạt nhân và đưa các nguyên liệu hạt nhân đã được làm giàu ra nước ngoài.
"Mỹ và phương Tây phạm sai lầm chiến lược"
Không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra, giới chức Iran còn khẳng định Mỹ và phương Tây "đang phạm sai lầm chiến lược" khi muốn dùng các biện pháp kinh tế để gây sức ép đối với nước này.
Trong tuyên bố mới nhất, Mỹ và phương Tây cảnh báo đang xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào ngành xuất khẩu khí đốt của Iran.
"Tehran cần phải đáp ứng những quan ngại của quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh cãi, hoặc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt bổ sung khốc liệt hơn", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu tại thủ đô Lima trong chuyến thăm Peru ngày 6/10.
Ông Penetta cũng khẳng định Mỹ và các đồng minh đã nhất trí sẽ cùng nỗ lực ngăn chặn các hoạt động làm giàu urani của Tehran.
Tuy nhiên, bộ Dầu mỏ Iran khẳng định cảnh báo mới của phương Tây chẳng qua chỉ là một "chiến dịch tuyên truyền" vì bản thân các nước này cũng không muốn bị phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ các nước khác.
"Hiện tại không một nước thành viên nào của EU nhập khí đốt của Iran. Việc họ đưa ra những cảnh báo trừng phạt mới chẳng qua chỉ là thủ đoạn tuyên truyền nhằm đẩy mạnh hơn một bước cuộc chiến tranh tâm lý nhằm vào Iran", người phát ngôn bộ Dầu mỏ Nikzad- Rahbar nói.
"EU sẽ sớm nhận thấy rằng họ đang phạm phải sai lầm chiến lược khi tìm cách gây sức ép lên Iran. Nhà nước Hồi giáo sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và trong tương lai, chính các thành viên EU sẽ phải cầu viện Iran cấp lại các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt để đảm bảo nhu cầu năng lượng đang thiếu hụt trầm trọng của họ", nghị sĩ smaeil Kowsari khẳng định.
Hiện tại, Iran đang xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Azerbaijan. Trong thỏa thuận mới nhất đạt được ngày 5/10 giữa Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Qasemi và các quan chức dầu mỏ Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên nhất trí sẽ tăng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Iran sang Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nâng cao hơn vài trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc trung chuyển khí đốt từ Uzbekistan tới Iran và từ Iran tới châu Âu.
Hiện tại, Iran phải gánh chịu 4 nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng nhiều lệnh trừng phạt riêng của Mỹ và EU. Phương Tây cho rằng bằng cách siết chặt trừng phạt sẽ buộc được Tehran phải ngừng chương trình làm giàu urani vốn bị nghi ngờ là vỏ bọc cho tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, Iran cho rằng các lệnh trừng phạt này trên thực tế không mang lại tác dụng như phương Tây mong đợi, mà chỉ là hành động vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của người dân Iran vì đối tượng chịu tác động lớn nhất của các lệnh trừng phạt này là tầng lớp người nghèo và trung lưu ở Iran.
Theo số liệu kinh tế, hiện đồng rial của Iran đã bị mất giá tới 60% do các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ bị đình trệ, động thái đã gây ra làn sóng biểu tình chống chính phủ hôm 3/10 và tâm lý bất an trong xã hội Iran hiện nay
Theo Dantri
Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên thành nơi nguy hiểm Chính sách của Mỹ với Triều Tiên đã khiến Bán đảo Triều Tiên trở thành nơi nguy hiểm nhất hành tinh vì chỉ một "tia lửa" lóe lên ở đây cũng có thể bùng phát thành chiến tranh hạt nhân, một quan chức cấp cao của Triều Tiên hôm 1/10 nói tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Hình ảnh trong lễ diễu...