Nga, Ai Cập bác bỏ nhận định máy bay Nga bị đặt bom
Nga và Ai Cập vừa lên tiếng bác bỏ hoài nghi của Mỹ, Anh rằng khủng bố có thể đã đặt bom gây ra thảm kịch máy bay ngày 31.10 khiến 224 người thiệt mạng.
Bộ trưởng Bộ Dân phòng, Khẩn cấp và Thảm họa thiên tai Nga Puchkov Vladimir Andreevich (giữa) có mặt tại hiện trường vụ rơi máy bay A321 ở sa mạc Sinai, Ai Cập.
Thủ tướng Anh David Cameron, người từng điện đàm với cả lãnh đạo Nga và Ai Cập về thảm kịch máy bay A321 tuyên bố: “Chúng tôi không biết thể chắc chắn rằng, khủng bố đã đặt bom… nhưng đó là một khả năng lớn”.
Tổng thống Barack Obama cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ đang xem xét khả năng “rất lớn” rằng, máy bay Nga bị đánh bom. Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định, Mỹ không loại trừ khả năng khủng bố.
Các quan chức Anh, Mỹ ngày 5.11 giấu tin dẫn nguồn tin tình báo và hình ảnh vệ tinh lên tiếng quan ngại rằng, có khả năng các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) và chi nhánh của tổ chức này tại bán đảo Sinai đã lén cài bom trên phi cơ Nga.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Nga và Ai Cập lên tiếng bác bỏ giả thiết có bom trên máy bay. Theo AP, giới chức trách Nga và Ai Cập nhấn mạnh rằng, cuộc điều tra thảm kịch máy bay vẫn đang diễn ra và bất cứ kết luận nào được đưa ra vào thời điểm này đều là không có căn cứ và vô trách nhiệm.
Video đang HOT
Phía Moscow chỉ trích rằng, thông tin tình báo mà London và Washington thu thập được về máy bay Nga là không có giá trị. Trong cuộc họp báo tại Moscow ngày 5.11, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng, nếu thật sự Anh có thông tin về việc một quả bom đã bị cài lén trên máy bay Airbus A321 mà không chịu chia sẻ với Nga thì điều đó “thực sự gây sốc”.
Trong khi đó, Tổng thống Ai Cập, Abdel-Fattah el-Sissi, người đang có chuyến thăm tới London cũng bác bỏ giả thiết khủng bố đặt bom máy bay Nga và nhấn mạnh rằng, sân bay Sharm el Sheikh hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn an ninh.
Theo ông el-Sissi, 10 tháng trước, giới chức Anh cũng đã cử một nhóm an ninh tới kiểm tra sân bay này và kết quả hoàn toàn khiến họ hài lòng.
“Họ đã kiểm tra các hoạt động an ninh và hoàn toàn hài lòng”, Tổng thống Ai Cập tuyên bố trong cuộc phọp báo tại London.
Trước đó, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu KGL9268 của hãng hàng không Nga Kogalymavia khởi hành từ thành phố Sharm el Sheikh (Ai Cập) và đang hướng tới thánh phố St. Petersburg (Nga) thì biến mất khỏi màn hình radar vào lúc 6h14 ngày thứ Bảy 31.10 (theo giờ địa phương).
Chiếc máy bay sau đó bị phát hiện rơi trên sa mạc gần thị trấn Hasna ở phía bắc của bán đảo Sinai. Toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn, trong độ tuổi từ 10 tháng tuổi đến 77 tuổi đều thiệt mạng.
Theo Danviet
Phần đuôi bị gãy rời có thể hé lộ nguyên nhân tai nạn máy bay Nga
Theo các chuyên gia hàng không, việc phần đuôi của máy bay Nga bị gãy rời trong vụ tai nạn tại Ai Cập là manh mối quan trọng cho công tác điều tra. Trong khi đó, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ khẳng định không có bằng chứng của hành động khủng bố.
Nhiều giả thuyết đang được đặt ra liên quan đến vụ tai nạn máy bay Nga (Ảnh: EPA)
Tờ Telegraph của Anh dẫn lời chuyên gia hàng không David Gleave cho biết, ít có khả năng máy bay Nga bị tấn công bằng tên lửa trên bầu trời bán đảo Sinai, Ai Cập hôm thứ Bảy vừa qua. Tuy nhiên, chuyên gia này tin rằng chìa khóa giải mã vụ tai nạn nằm ở phần đuôi bị gãy rời.
"Rõ ràng rằng để vươn lên tới độ cao đó, bạn cần có một tên lửa rất lớn trên mặt đất và phải sử dụng một hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Không có nhiều quốc gia sản xuất loại tên lửa có thể lên đến độ cao đó, trừ khi chúng bị đánh cắp trong các cuộc bố ráp...Không có thông tin đáng tin cậy cho thấy họ đã chiếm giữ được loại vũ khí này", ông Gleave bình luận về tuyên bố bắn hạ máy bay của nhóm Hồi giáo cực đoan IS.
"Tại thời điểm này, phân bố của các mảnh vỡ không phù hợp với một vụ bắn hạ máy bay thường thấy".
Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng: "Những hình ảnh ban đầu dường như cho thấy đuôi máy bay đã bị rời hẳn ra khỏi phần còn lại". Theo chuyên gia này, nguyên nhân có thể do hiện tượng mỏi kim loại, đuôi máy bay va đập với đường băng hoặc công tác bảo trì khiến cấu trúc phần đuôi máy bay bị suy yếu".
Ông Gleave không loại trừ khả năng xảy ra nổ bom trên máy bay, và nếu bộ ghi âm buồng lái đột ngột bị dừng lại cũng có thể là dấu hiệu của một sự việc như vậy.
Trong khi đó, tờ Kommersant của Nga dẫn lời các chuyên gia hàng không giấu tên nhận định, hư hại đối với phần thân chiếc Airbus A321 cho thấy, có khả năng đã xảy ra "hiện tượng giảm áp do nổ phần thân" máy bay.
Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng giảm áp có thể xuất phát từ những vết nứt do áp lực trên thân máy bay, tác động từ ngoại lực bên ngoài do các vật thể bay -bao gồm cả khả năng mảnh vỡ của động cơ bị hỏng văng vào - hoặc một vụ nổ trên khoang, tương tự như một vụ đánh bom như trong vụ đánh bom trên bầu trời Lockerbie, Scotland.
Trong khi đó, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper ngày 2/11 cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy các phần tử khủng bố đã bắn hạ máy bay Nga, dù kết luận chắc chắn vẫn phải đợi cơ quan điều tra.
"Chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào về sự liên quan của khủng bố", ông Clapper phát biểu trong một buổi hội thảo tại Washington.
Ông Clapper cũng cho biết "không loại trừ" khi được hỏi liệu IS có đủ khả năng bắn hạ máy bay hay không, nhưng tin rằng điều này "ít khả năng" xảy ra.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Danviet
Vệ tinh Mỹ ghi nhận chớp lửa lóe lên gần máy bay Nga trước khi rơi Một vệ tinh do thám của Mỹ đã ghi nhận chớp lửa lóe lên trên bán đảo Sinai, cùng thời điểm chiếc máy bay Nga gặp nạn, khiến 224 người thiệt mạng, báo giới Mỹ đưa tin. (Ảnh minh họa vệ tinh) Thông tin được kênh NBC News của Mỹ đăng tải tối 2/11, và không hậu thuẫn cho giả thuyết rằng chiếc...