New Zealand: Vì sao không dự đoán được núi lửa phun khiến nhiều người chết?
Ngọn núi phun trào hơi nước bị đốt nóng trong lòng núi thay vì nham thạch, còn gọi là phun thủy nhiệt, và việc theo dõi hơi nước này rất khó.
Núi lửa trên Đảo Trắng phun trào ngày 9/12
Các nhà địa chất theo dõi núi lửa tại Đảo Trắng đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động của nó trong những tháng trước khi nó phun trào ồ ạt vào ngày 9/12/2019.
Nhưng không có bất cứ thông tin cảnh báo nào nên vụ phun trào đã khiến ít nhất 6 người chết và làm bị thương 30 người. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng, bản chất rất khó đoán của núi lửa có nghĩa là nó không bao giờ an toàn cho du khách.
Đây là sự kiện tồi tệ nhất trong tất cả các kịch bản có thể xảy ra, Raymond Cas, một nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Monash ở Melbourne (Australia) cho biết.
Những tảng đá dài 1 mét trở lên sẽ bị đẩy ra như những vụ nổ đạn đạo, ông giải thích: “Các mảnh vỡ nhỏ hơn sẽ tạo ra một đám mây tro làm giảm tầm nhìn xuống mức zero, khiến mọi người không thể biết chỗ nào an toàn để chạy đến, và phần lớn nước rất nóng ở miệng núi lửa đã bị phun ra, gây bỏng và thương tích rất nặng”.
Các nhà nghiên cứu núi lửa và cơ quan nghiên cứu và giám sát khoa học trái đất của New Zealand cho biết, chấn động núi lửa đã tăng lên kể từ khi phun trào xảy ra, điều này cho thấy áp lực khí vẫn còn cao và có thể có thêm nhiều vụ nổ nữa. Nguy cơ này khiến cho các dịch vụ cấp cứu không thực sự an toàn khi quay trở lại để tìm kiếm những người vẫn còn mất tích.
Người dân tụ tập tại cảng ở thị trấn Whakatane bày tỏ niềm tiếc thương với các nạn nhân
Video đang HOT
Du khách không được cảnh báo
Đảo Trắng còn được biết đến với cái tên Maori “Whakaari”, nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Đảo Bắc của New Zealand, và là nơi gần nhất trong chuỗi núi lửa biển ở Thái Bình Dương. Nó là một núi lửa dạng tầng hình nón, được hình thành từ tro trên 150.000 năm; là núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất. New Zealand nằm trải dài trong “Vành Đai Lửa” của Thái Bình Dương.
Các nhà nghiên cứu núi lửa cho biết, vụ nổ hôm 9/12 là một vụ phun trào thủy nhiệt hoặc phun trào khí độc, cả hai sự phun trào này là do sự tích tụ áp suất của hơi nước và khí siêu nóng. “Thông thường, hơi nước và khí này tích tụ sau một cái nút bằng đá và khoáng sản, khi áp suất khí lớn hơn sức mạnh của cái nút đá, một vụ nổ có thể xảy ra”, nhà nghiên cứu núi lửa Brad Scott của GNS Science cho biết.
Đảo Trắng đã ở trong tình trạng gần như phun trào liên tục, với nhiều vụ nổ nhỏ, kể từ năm 2011. Vụ phun trào lớn cuối cùng là vào năm 2016 và xảy ra vào ban đêm, vì vậy không có khách du lịch nào trên đảo. GNS Science liên tục theo dõi các dấu hiệu của một vụ phun trào sắp xảy ra, bao gồm chấn động, hoạt động địa chấn và lượng khí núi lửa thoát ra.
Vào giữa tháng 11, cơ quan này đã nâng mức cảnh báo núi lửa lên “cấp độ 2″, nghĩa là có tình trạng bất ổn vừa phải và một vụ phun trào là có thể nhưng không nhất thiết sẽ xảy ra. Cơ quan báo cáo về các mối nguy hiểm có thể liên quan đến từng cấp độ cảnh báo, nhưng không đưa ra lời khuyên cho các công ty lữ hành tham quan đảo.
Lượng nham thạch thấp trong núi và nhiệt độ cao, khí tác động lên nước ngầm và nước trên bề mặt núi tạo thành hệ thống thủy nhiệt nén bên dưới lớp đá. Bất cứ tác động nào như động đất, tăng lượng khí bên trong hay thậm chí thay đổi mực nước hồ phía trên cũng có thể gây mất cân bằng và giải phóng lượng thủy nhiệt bên trong.
Tuy nhiên, hiện tượng phun thủy nhiệt thường diễn biến bất ngờ và rất khó dự đoán. Trong khi đó, tác động của nó lại rất lớn khi hơi nước có thể bùng nổ rất mạnh với tốc độ rất cao, chưa kể nguồn năng lượng khổng lồ có thể phá vỡ lớp đất đá và bắn chúng đi rất xa.
Núi lửa tại Đảo Trắng ngoài khơi Đảo Bắc của New Zealand
Miệng núi lửa ngang mực nước biển
Điều khác thường của núi lửa này – cũng khiến nó trở nên hấp dẫn, nhưng nguy hiểm, đối với khách du lịch là sàn miệng núi lửa rất gần mực nước biển. Nước biển xâm nhập vào các vết nứt và khe nứt của núi lửa, và nước trở nên quá nóng. Khi những thứ này bị tắc với các mảnh đá vụn và khoáng chất kết tủa, cách duy nhất để giải phóng áp lực là một vụ nổ – nhưng khi nào điều này xảy ra thì rất khó dự đoán.
Nhưng chuyên gia về núi lửa nói rằng, bản chất không thể đoán trước của núi lửa có nghĩa là du khách lẽ ra không nên được phép đi bộ trên miệng núi lửa và việc du lịch trên đảo nên được xem xét lại, đặc biệt là sự xa xôi và dịch vụ cấp cứu không thể tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp.
Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe của New Zealand đã mở cuộc điều tra về thảm họa, cảnh sát đã sẽ thực hiện việc điều tra cho cơ quan này. Quan chức phụ trách Du lịch New Zealand đã không trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc liệu du lịch đến đảo có nên được xem xét lại hay không.
Mỗi năm Đảo Trắng thu hút tới hơn 10.000 khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, có rất ít cảnh báo rủi ro được phát đi, kể cả trên trang web của cơ quan du lịch New Zealand, bất chấp việc giới chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại núi lửa White Island đang gia tăng hoạt động trong thời gian gần đây.
Đảo Trắng có rất nhiều núi lửa, chúng tạo ra một “vành đai lửa” bao phủ hòn đảo và phun trào thường xuyên. Hoạt động của những ngọn núi lửa này diễn ra âm ỉ và bất ngờ, không đi kèm các dấu hiệu cảnh báo có thể cảm nhận trước như động đất, phản ứng rung, lắc bề mặt đảo…
New Zealand thu thập thi thể nạn nhân giữa nguy cơ núi lửa tiếp tục phun trào
Ngày 10/12/2019, New Zealand cho biết vụ núi lửa phun trào bất ngờ bên ngoài bờ biển Đảo Bắc (North Island) – một trong 2 đảo chính của New Zealand – đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, 8 người mất tích và khoảng 30 người bị thương. Vụ phun trào trên Đảo Trắng diễn ra chỉ sau 14h chiều 9/12/2019, tạo ra một cột khói bụi trắng khổng lồ cao tới 3,6km trên bầu trời.
Đảo Trắng nằm cách bờ biển phía đông Đảo Bắc khoảng 50km. Những người trong đất liền có thể nhìn thấy cột khói bốc lên từ xa. Tuy nhiên, đã có rất ít cảnh báo được đưa ra trước đợt phun trào dù hòn đảo là một địa điểm du lịch và tại thời điểm phun trào vẫn có hàng chục người đang ở trên đảo.
Thanh Tùng
Theo giaoducthoidai.vn
'Cục vàng lớn nhất nước Anh' được tìm thấy ở dòng sông Scotland
Một thợ săn vàng tuyên bố đã tìm thấy cục vàng lớn nhất của Vương quốc Anh, nặng 121,3 gram trong một dòng sông ở Scotland.
Khối kim loại, được tìm thấy trong hai mảnh và được đặt tên là "Cục vàng Hợp nhất", được phát hiện bởi một thợ săn kho báu vào tháng 5.
Nếu được chứng minh là từ Scotland, khối kim loại quý sẽ vượt qua "Cục vàng Douglas", nặng 85,7 gram và được tìm thấy vào năm 2016, để trở thành cục vàng lớn nhất được tìm thấy ở Anh.
Cục vàng được tạo thành từ hai mảnh nặng 89,6 gram và 31,7 gram. Ảnh: Lee Palmer.
Lee Palmer, người từng viết một cuốn sách về nguồn gốc của vàng ở Anh, nói với CNN rằng anh đã được tiếp cận bởi thợ săn vàng ẩn danh, người muốn phát hiện của mình được ghi nhận.
Palmer, tác giả của "Sự xuất hiện vàng ở Anh: Hướng dẫn của nhà tiên tri vàng", nói với CNN rằng các mảnh dường như đến từ cùng một cục vàng. Hai mảnh nặng 89,6 gram và 31,7 gram, "hoàn toàn vừa vặn như khối ghép hình" và có thể đã bị phá vỡ bởi đòn đá hoặc phá băng, Palmer nói.
Tuy nhiên, chuyên gia vàng Neil Clark nói với CNN rằng trong khi có hơn 300 địa điểm có thể tìm thấy vàng ở Scotland, việc chứng minh nguồn gốc của kim loại sẽ khó khăn.
"Cách duy nhất để kiểm tra xem một miếng vàng đến từ đâu là xác định vị trí của tạp chất trong đó, và thậm chí sau đó, điều này rất khó khăn", ông nói thêm.
Ông Clark cho biết luật sở hữu vàng của Scotland cũng có thể làm phức tạp tình hình - phần lớn vàng thuộc quyền sở hữu của hoàng gia hoặc một số lãnh chúa ở Scotland.
Theo news.zing.vn
Video: Thứ gì tồn tại bên trong hố đen? Tại điểm kỳ dị của hố đen, mọi định luật vật lý đều bị phá vỡ. Theo 1 số giả thuyết, trung tâm của hố đen giống như 1 lỗ sâu có thể dẫn sang vũ trụ khác. Video: Thứ gì tồn tại bên trong hố đen? Theo Vov.vn