New Zealand ngừng miễn cách ly với du khách đến từ Úc do lo ngại biến thể Delta
New Zealand thông báo ngừng miễn cách ly trong ba ngày với người đến từ Úc theo chương trình bong bóng du lịch, bắt đầu từ ngày 26-6 do lo ngại các ca nhiễm COVID-19 bởi biến thể Delta từ nước láng giềng.
Nghệ sĩ hóa trang chào đón du khách từ New Zealand tại sân bay Sydney khi hai nước thống nhất không cách ly du khách của nhau – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, số ca mắc biến thể Delta liên quan đến một ổ dịch COVID-19 tại Sydney đã tăng lên 110 người. Ngoài ra, vùng lãnh thổ phía bắc, bang Victoria và Queensland trong những ngày gần đây cũng có nhiễm biến thể Delta.
Bộ trưởng Chris Hipkins phụ trách phản ứng với COVID-19 của New Zealand cho biết quyết định tạm ngừng miễn cách ly là điều đúng đắn cần làm nhằm giữ COVID-19 bên ngoài biên giới New Zealand, do nhiều ổ dịch COVID-19 ở Úc xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây. Hơn nữa, các ca nhiễm do biến thể Delta có khả năng lây lan cao đáng quan ngại.
Video đang HOT
Ông Hipkins cho biết ông hiểu quyết định này sẽ gây ra một số bất tiện, nhưng New Zealand vẫn cam kết miễn cách ly với người đến từ Úc.
Thời gian ba ngày sẽ cho phép cơ quan chức năng cân nhắc các biện pháp an toàn cho du khách, như bổ sung yêu cầu xét nghiệm COVID-19 trước khi bay với mọi chuyến bay giữa hai nước.
New Zealand đã 5 lần ngừng thỏa thuận kết nối du lịch an toàn với các bang riêng lẻ ở Úc, nhưng đây là lần đầu tiên nước này ngừng miễn cách ly với tất cả mọi người đến từ xứ chuột túi.
Cả Úc và New Zealand đều là những quốc gia thành công tiêu biểu trong chống dịch COVID-19. New Zealand có tổng cộng 26 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 5 triệu dân. Úc có 30.450 ca nhiễm và 910 ca tử vong do COVID-19 trên tổng số 25 triệu dân.
“Bong bóng du lịch” giữa Úc và New Zealand hoạt động từ giữa tháng 4-2021, hơn một năm sau khi cả hai nước đóng cửa biên giới quốc tế do đại dịch.
Bong bóng du lịch giữa hai nước đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc khởi động lại ngành công nghiệp du lịch toàn cầu.
Từ hôm nay, 27-6, thành phố Sydney, Úc bước vào 2 tuần phong tỏa do số ca nhiễm biến thể Delta liên quan đến một ổ dịch tại đây đã tăng lên 110 người. Hiện người dân ở Sydney chỉ được ra ngoài khi cần thiết như đi chợ, đi làm, đi học, khám chữa bệnh và tập thể dục.
Trung Quốc thử nghiệm vaccine COVID-19 thế hệ thứ hai tại New Zealand
Một nhóm thanh niên New Zealand đã trở thành những người đầu tiên thử nghiệm thế hệ vaccine COVID-19 thứ hai của công ty Trung Quốc Jiangsu Rec-Biotechnology.
Vaccine ReCov do Jiangsu Rec-Biotechnology phát triển và điều chế. Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin khoảng 25 thanh niên New Zealand đã được tiêm thử nghiệm vaccine của Jiangsu Rec-Biotechnology có tên ReCov.
Chương trình thử nghiệm này đặt mục tiêu đến tháng 9 có 100 người tiêm ReCov. Sau đó là thử nghiệm lớn hơn với hàng nghìn người New Zealand tham gia nếu giai đoạn đầu thành công. Vaccine ReCov sẽ được thử nghiệm trên cả thanh niên và những người trên 55 tuổi. Những người tham gia thử nghiệm vaccine ReCov sẽ được nhận khoản tiền 2.110 USD.
Tiến sĩ Chris Wynne tại công ty Nghiên cứu Lâm sàng New Zealand, đơn vị phối hợp tổ chức chương trình này, cho biết những tình nguyện viên trẻ tuổi sẽ được tiêm liều vaccine thấp.
Ông Chris Wynne chia sẻ New Zealand được coi là nơi lý tưởng để thử nghiệm lâm sàng vaccine bởi có hệ thống y tế tốt, người dân sẵn sàng phối hợp giúp đưa ra dữ liệu nghiên cứu chất lượng cao. Ngoài ra, New Zealand cũng được coi là nơi ít có rủi ro bởi không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Ông Chris Wynne đánh giá ReCov có tiềm năng hơn cả Pfizer-BioNTech hiện được chính phủ New Zealand ủng hộ.
Một người phát ngôn Bộ Y tế New Zealand cho biết thử nghiệm tiêm vaccine này đã được thông qua.
Vấn đề "đau đầu" ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới Liên tục được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh với mức sống cao nhất thế giới, nhưng Phần Lan cũng đang phải đối mặt một vấn đề "đau đầu" về dân số. Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Phần Lan đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số, thiếu hụt lao động (Ảnh: Getty). "Phải...