New Zealand ngưng hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Tiếp sau Anh, Australia và Canada, Chính phủ New Zealand vừa quyết định chấm dứt hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia mới chính thức có hiệu lực ở đặc khu.
Theo Sputnik, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters thông báo quyết định trên trong một tuyên bố phát đi ngày 27/7. Ông Peters nói, Chính phủ New Zealand có thể cân nhắc lại quyết định tùy theo đánh giá về lập trường của nhà chức trách Trung Quốc.
Tuyên bố của lãnh đạo Bộ Ngoại giao New Zealand cũng đề cập tới những thay đổi khác trong mối quan hệ giữa nước này với Hong Kong.
Video đang HOT
“Trước hết, chúng tôi sẽ thay đổi cách quản lý các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Hong Kong. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ coi việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ phục vụ quân đội hoặc cả mục đích dùng trong dân sự và quân sự sang Hong Kong như đang áp dụng với Trung Quốc. Thứ hai, chúng tôi cập nhật các khuyến nghị về đi lại nhằm c ảnh báo người New Zealand về các rủi ro vì luật an ninh mới (ở Hong Kong)”, trích tuyên bố của ông Peters.
Như vậy, kể từ khi luật an ninh quốc gia mới bắt đầu có hiệu lực ở Hong Kong vào ngày 1/7 vừa qua, đã có 4 nước gồm Anh, Canada, Australia và New Zealand đình chỉ các hiệp ước dẫn độ với đặc khu này. Mỹ cũng đang cân nhắc các động thái tương tự sau khi Tổng thống Donald Trump ngày 14/7 ký một dự luật và một sắc lệnh hành pháp chấm dứt các ưu đãi, kể cả thương mại dành cho Hong Kong suốt nhiều năm qua
Ngoại trưởng 'Ngũ Nhãn' họp về Hong Kong
Các ngoại trưởng thuộc 5 nước liên minh tình báo Ngũ Nhãn họp trực tuyến về tình hình Hong Kong hôm 8/7.
Thông tin được một quan chức chính phủ Canada tiết lộ ở Ottawa hôm 8/7, song không nói thêm chi tiết. Ngũ Nhãn (Five Eyes) là liên minh tình báo 5 nước gồm Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada.
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cùng ngày đăng Twitter, cho hay ông đã thảo luận với các đối tác từ các quốc gia khác về nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Người Hong Kong biểu tình phản đối luật an ninh ở đặc khu ngày 12/6. Ảnh: AFP.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Canada đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong và tuyên bố có thể hỗ trợ nhập cư đối với người dân hòn đảo này.
Liên minh tình báo Ngũ Nhãn hồi tháng 5 từng cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về Covid-19 bằng cách bác bỏ khả năng nCoV lây từ người sang người, "bịt miệng" các bác sĩ cảnh báo sớm, xóa bằng chứng trong phòng thí nghiệm và không chịu cung cấp mẫu sinh phẩm cho các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu vaccine.
Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc "giấu dịch", khẳng định đã cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ về dịch bệnh cho WHO cũng như các nước khác.
Hong Kong công bố quyền mới theo luật an ninh Luật an ninh mới cho phép cảnh sát Hong Kong đột kích để tìm bằng chứng và có thể ngăn người bị điều tra rời khỏi đặc khu. Các chi tiết của luật an ninh Hong Kong mới được công bố hôm 6/7 cho thấy giới chức sẽ có quyền đột kích và lục soát các cơ sở để tìm bằng chứng, đồng...