New Zealand muốn tạo ra thế hệ sinh sau năm 2004 ‘không khói thuốc’
Chính phủ New Zealand đang xem xét một loạt đề xuất mới nhằm loại bỏ hoàn toàn khói thuốc lá tại quốc gia này vào năm 2025.
New Zealand hy vọng quốc gia ’sạch bóng’ khói thuốc vào năm 2025. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, với Kế hoạch Hành động Không khói thuốc Aotearoa 2025, New Zealand hy vọng sẽ tăng dần độ tuổi hút thuốc hợp pháp và cuối cùng là cấm bán thuốc lá cho bất kỳ ai sinh sau năm 2004. Kế hoạch này cũng kêu gọi giảm đáng kể mức nicotine được cho phép trong thuốc lá và đưa ra các hạn chế đối với nơi có thể bán thuốc lá. Chính phủ cũng sẽ đặt một mức giá tối thiểu cho tất cả các sản phẩm thuốc lá.
Mục tiêu của kế hoạch này là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc lá trên toàn bộ quốc gia trong một vài năm tới, nhằm xây dựng một New Zealand “không khói thuốc” vào năm 2025.
Bộ Y tế New Zealand giải thích trong khi tỷ lệ hút thuốc lá tại quốc gia này đã giảm trong 10 năm qua song “vẫn còn nhiều việc cần phải làm”.
“Chúng ta cần một cách tiếp cận mới. Nếu không có một chương trình kiểm soát thuốc lá, chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu”, Bộ trưởng Y tế Ayesha Verrall khẳng định.
Video đang HOT
Người dân New Zealand sẽ được phép chia sẻ quan điểm của mình về đề xuất mới trước khi chính phủ tiến hành tiến tới giai đoạn tiếp theo để thông qua luật.
Mặc dù sáng kiến trên được một số nhóm vận động hết lòng ủng hộ song vẫn có những người chỉ trích. Một số người cảnh báo việc hạn chế bán thuốc lá sẽ khiến các chủ cửa hàng phá sản. Luật hạn chế cũng có thể thúc đẩy một thị trường chợ đen không được kiểm soát đối với các sản phẩm thuốc lá. Chính phủ thậm chí còn thừa nhận rằng số lượng các sản phẩm thuốc lá nhập lậu vào nước này đã “tăng lên đáng kể” trong những năm gần đây.
Theo thống kê của chính phủ, mỗi năm New Zealand ghi nhận khoảng 4.500 trường hợp tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Tàu sân bay Mỹ diễn tập với tiêm kích Malaysia trên Biển Đông
Tiêm kích trên tàu sân bay Theodore Roosevelt diễn tập phối hợp tác chiến với chiến đấu cơ Malaysia trong hai ngày ở Biển Đông.
Không quân Malaysia hôm 7/4 ra thông cáo cho biết các tiêm kích Su-30 do Nga sản xuất của nước này tham gia diễn tập cùng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và không đoàn trên hạm số 11 của Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông. Cuộc diễn tập song phương được tổ chức ngày 6-7/4, song không rõ vị trí cụ thể.
"Tiêm kích Su-30MKM, tiêm kích F/A-18D của không quân Malaysia cùng tiêm kích F/A-18EF và máy bay tác chiến điện tử EA-18G của nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt đã tham gia diễn tập", thông cáo của không quân Malaysia cho biết.
Đội hình tiêm kích Mỹ và Malaysia bay qua tàu sân bay Theodore Roosevelt tại Biển Đông ngày 7/4. Ảnh: US Navy .
Hải quân Mỹ cho biết nhóm tác chiến Theodore Roosevelt và không quân Malaysia tham gia diễn tập khoa mục không chiến giữa các loại tiêm kích do Nga và Mỹ sản xuất. Chiến đấu cơ hai nước còn diễn tập hiệp đồng tác chiến trên không.
Malaysia là thành viên Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường ký với các nước Anh, Australia, New Zealand và Singapore, do đó nước này được coi là đồng minh quân sự với Mỹ, quốc gia có liên minh quân sự với Australia và New Zealand.
Cuộc diễn tập song phương giữa Mỹ và Malaysia diễn ra trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu vỏ sắt cỡ lớn này thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Philippines khẳng định những tàu này do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển, song Trung Quốc phủ nhận, cho rằng đây chỉ là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu. Sau nhiều ngày neo đậu, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các đá ngầm và đảo khác trong khu vực, 44 tàu vẫn ở bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông.
Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines hôm 31/3 cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết "tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông".
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Eo biển Malacca và khu vực phía nam Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt hôm 4/4 vượt eo biển Malacca, tiến vào Biển Đông và đang ở khu vực ngoài khơi Malaysia, sau khi tham gia diễn tập cùng hải quân Ấn Độ hồi tuần trước. Đây là lần thứ hai nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông trong đợt làm nhiệm vụ năm 2021.
New Zealand và Australia nối lại hoạt động đi lại Ngày 6/4, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết New Zealand và Australia bắt đầu nối lại hoạt động đi lại miễn cách ly giữa hai nước vào ngày 19/4 tới. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Canberra, Australia. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Ardern nêu rõ các điều kiện để bắt đầu...